Quốc hội Châu Âu lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam (RFA)
Cho dù thế giới đang xảy ra nhiều sự kiện lộn xộn xung quanh cuộc chiến thương mại My-Trung và cho dù Mỹ có rút khỏi vai trò lãnh đạo thế giới thì những giá trị tinh thần như dân chủ, tự do, hòa bình, liên đới, bao dung, hợp tác vẫn được loài người trân trọng và bảo vệ đến cùng. ĐCSVN không thể nào bơi ngược dòng thời đại.
Hôm 13/11, Quốc Hội Châu Âu đã ra nghị quyết lên án tình trạng vi
phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam, và kêu gọi chính quyền Việt Nam
phải trả tự do cho những người bất đồng chính kiến.
Nghị quyết nói rằng giới chức Việt Nam tiếp tục bỏ tù, sách nhiễu, đe
dọa các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, bloggers và các luật sư nhân
quyền, trong khi những người bảo vệ nhân quyền phải đối mặt với các án
tù nhiều năm.
Những cái tên nổi bật được đưa ra trong nghị quyết bao gồm nhà báo tự
do Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình, Lê Đình
Lượng, Nguyễn Nam Phong, và các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, là
những người đang phải chịu án tù nhiều năm.
Nghị quyết cũng lên án Bộ Luật Hình sự mới, luật An ninh mạng và luật
Tín ngưỡng Tôn giáo vì cho rằng những luật này đang giới hạn các quyền
tự do căn bản của con người.
Quốc hội Châu Âu kêu gọi chính phủ Việt Nam phải cải thiện tình trạng
nhân quyền và EU phải chú trọng đến tình hình nhân quyền Việt Nam khi
xem xét thông qua Hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA).
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 15/11 đã
có thông cáo viết rằng Hà Nội đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng EU sẽ cho qua
vấn đề nhân quyền với Việt Nam khi thảo luận hiệp định tự do thương mại.
Human Rights Watch kêu gọi Ủy ban Châu Âu nên tiếp tục có đường lối
cứng rắn với Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Theo thống kê của Dự án 88, hiện có khoảng 160 nhà hoạt động đang phải thụ án tù tại Việt Nam.