Việt Nam: Biểu tình ở nhiều nơi phản đối dự luật 3 đặc khu (Trọng Thành)

Có thể nói đây là lần đầu tiên kể từ cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp cả nước năm 2016 phản đối công ty Formosa Đài Loan làm ô nhiễm biển miền Trung, người dân tại Việt Nam lại xuống đường đông đảo.



Hôm nay Chủ nhật 10/06/2018, theo AFP, biểu tình phản đối dự luật về ba đặc khu kinh tế - hành chính đã bùng lên tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác.
Trong những tuần gần đây, dự luật cho thuê đất 99 năm đối với ba đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong bị một bộ phận công luận Việt Nam lên án là nguy hiểm cho chủ quyền quốc gia.

Hôm qua, chính phủ và Quốc Hội Việt Nam đã quyết định hoãn việc thông qua luật này cho đến khóa họp tới.

Tuy nhiên, người dân tại nhiều địa phương lo ngại các nhân nhượng thái quá của chính quyền với các công ty nước ngoài, đặc biệt là với Trung Quốc, vẫn quyết định xuống đường. Có thể nói đây là lần đầu tiên kể từ cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp cả nước năm 2016 phản đối công ty Formosa Đài Loan làm ô nhiễm biển miền Trung, người dân tại Việt Nam lại xuống đường đông đảo.

Theo thông tín viên của AFP tại Hà Nội, khoảng 40 đến 50 người tuần hành xung quanh Hồ Gươm, giương cao các khẩu hiệu phản đối chính quyền cho Trung Quốc thuê đất. Công an thường phục câu lưu khoảng 20 người. Hình ảnh trên các mạng xã hội cho thấy tuần hành cũng diễn ra tại nhiều địa điểm ở thành phố Hồ Chí Minh, hay Nghệ An, Bình Dương, Nha Trang…

Về không khí ở Sài Gòn, dưới đây là mô tả của ông Tuấn Khanh, một người từ nhiều năm nay quan tâm đến các hoạt động biểu tình của xã hội dân sự Việt Nam.

AI ên án dự luật an ninh mạng « tiêu diệt » tự do ngôn luận 

Tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International - AI), hôm qua ra thông báo lên án dự luật mới về an ninh mạng, bị coi là luật tiêu diệt quyền tự do ngôn luận. Quốc Hội Việt Nam có kế hoạch thông qua dự luật nói trên vào ngày 12/06 tới.

Theo bà Clare Algar, một thành viên ban lãnh đạo của Ân Xá Quốc Tế, nếu luật này được thông qua, chính quyền Việt Nam sẽ có được các cơ sở pháp lý cho phép « gia tăng quyền kiểm soát việc người dân bày tỏ quan điểm » trên internet.

Dự luật bị lên án là sẽ giúp chính quyền gây áp lực mạnh hơn « buộc các công ty tin học phải chuyển giao thông tin cá nhân của khách hàng », vô hình chung biến các công ty này thành công cụ của chính quyền trong việc « kiểm soát » công luận.

Amnesty International kêu gọi các tập đoàn tin học có cơ sở tại Việt Nam, như Apple, Facebook, Google, Microsoft và Samsung phản đối dự luật này.

RFI