Tung Tin Giả Để Buộc Tội (Võ Ngọc Ánh)

Những người hỏi gã họ là kỹ sư, cử nhân cả chứ không phải không có trình độ. Gã vẫn còn nhớ tên, khuôn mặt từng vì họ cùng chơi một môn thể thao, cùng ăn uống một mâm. Có người trong số họ giờ ở Nhật, ở Tây người nhưng không tiện nói ra tại đây. Họ bị ảnh hưởng từ những thông tin giả do người nhà nước bịa đặt.



Không cá nhân, tổ chức nào có kinh nghiệm tung tin giả bằng cộng sản. Họ tung tin không có thật để gây hoang mang, gieo rắc sự sợ hãi trên cơ sở đó để buộc tội và duy trì độc tôn cầm quyền.

Chính quyền cộng sản Việt Nam cũng chẳng giấu giếm chi chuyện này. Họ có hàng chục nghìn dư luận viên, có lực lượng chính quy 47 và cả tuyên giáo. Đây là những tổ chức, con người bất chấp lý luận, sự thật để bảo vệ đảng. Họ sẵn sàng cáo buộc, vu khống, miệt thị những cá nhân, tổ chức không cùng tiếng nói.

Ngay khi cuộc biểu tình đang diễn ra, Mai Thanh Hải một nhà báo kỳ cựu của báo Thanh Niên tung tin, “Đã có hai chiến sĩ CSCĐ hy sinh vì bom xăng và đinh”. Ông này thẳng thừng kết luận, “Đây là bạo loạn, lật đổ chính quyền”. Một nhà báo kỳ cựu từng học sỹ quan, làm biên tập viên và đang là phóng viên ở một tờ báo lớn nhất nước bất chấp uy tín cá nhân để tung tin bá láp.

Thông tin ông Hải đưa ra không hề có, tuy nhiên nhiều diễn đàn, nhóm, cá nhân đã đưa lại thông tin này để có cơ sở buộc tội người biểu tình, dọn đường cho đàn áp.

Những con người cuồng đảng, thiếu hiểu biết nhưng đầy động cơ này tiếp tục đưa thông tin, “80% Thanh Long ở Bình Thuận có khả năng hết cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc do biểu tình”, “Hơn 2000 khách du lịch hủy tour qua Việt Nam”, “Ngành du lịch ở Nha Trang chuẩn bị khủng hoảng”...

Họ cũng không ngại ngần tung tin, “4000 công nhân mất việc, công ty Pouchen dự định chuyển nhà máy sang Indo”. Việc này chỉ để gây hoang mang cho giới công nhân đừng có dại đi biểu tình, sẽ mất việc. Trong thực tế không hề có điều này.

Ngay cả những tờ báo chính quy cũng không ngại ngần đưa tin kiểu vu khống. Báo mạng VTC đăng bài, “Lúc này, có một người phụ nữ lạ mặt đến đưa 300 nghìn đồng cho Q., sau đó dặn đi theo nhóm người này, thấy ai làm gì thì làm theo đó”. Thông tin này đã được nhiều báo, trang mạng dẫn lại, coi đó như chứng cứ có sự can thiệp của bên ngoài để dễ bề đàn áp.

Thực tế Q là nhân vật tưởng tượng của chính tác giả bài viết, hoặc tác giả đã được công an, chính quyền mớm cho.

Với 300 ngàn đồng mà sai gì cũng làm, không cần biết lý do. Gã tự hỏi dân Việt sao nghèo, mất nhân cách, quá thiếu hiểu biết vậy.

Cộng sản không chỉ tung tin giả mà còn tạo chứng cứ cho tin giả. “Người phụ nữ lạ mặt” trong vụ dân Phan Rí, Bình Thuận xuống đường vào ngày 10/6 có thể chính là của chính quyền, công an (hàng gài) đưa tiền để có cơ sở tung tin. Việc công an tự làm xe mình ngã, gây ra những hư hỏng để cáo buộc người biểu tình đập phá không phải là ít.

Việc tung tin đi biểu tình được cho tiền gã có kinh nghiệm thực tế. Khi còn ở Sài Gòn sau những lần đi xuống đường, một số người thân quen đã hỏi gã, “đi biểu tình vậy được bao nhiêu tiền anh?”. 

Những người hỏi gã họ là kỹ sư, cử nhân cả chứ không phải không có trình độ. Gã vẫn còn nhớ tên, khuôn mặt từng vì họ cùng chơi một môn thể thao, cùng ăn uống một mâm. Có người trong số họ giờ ở Nhật, ở Tây người nhưng không tiện nói ra tại đây. Họ bị ảnh hưởng từ những thông tin giả do người nhà nước bịa đặt. Và ở mức độ nào đó thông tin giả này đã thành công theo ý người đưa tin.

Nhiều bạn của gã là phóng viên, nhân viên văn phòng, giáo viên, sĩ quan, lãnh đạo đảng đã không ít lần gởi hình ảnh, bài viết, đường link là thông tin giả... với chủ đích thuyết phục, khai thông gã nên có cùng suy nghĩ giống họ.

Tạo ra thông tin giả, đưa thông tin giả để gây hoang mang, lo sợ, buộc tội, đàn áp sẽ còn được nhà nước này còn sử dụng. Người tiếp nhận thông tin cần biết gạn lọc để có thông tin tốt nhất. Qua thông tin chính quyền, đảng cộng sản lên án chúng ta có thể tìm sự thật theo hướng ngược lại.

Việc tạo thông tin giả là điều không thể thiếu ở các chế độ độc tài. Nhiều thông tin giả của chế độ hiện hành đã chuẩn mực để trở thành lịch sử yêu nước qua hình ảnh ngọn đuốc sống Lê Văn Tám, thiếu nữ Võ Thị Sáu...

Thông tin không thật được lặp lại nhiều lần, liên tục, trên nhiều phương tiện có thể được người tiếp nhận mặc nhiên nó là thật. Đây là cách mà các thể chế độc tài luôn dùng.

Võ Ngọc Ánh