Giới Trẻ Slovakia Tạo Ra Một Phong Trào: Biểu Tình Để Cứu Nền Dân Chủ Slovakia

Jan Budaj, 66 tuổi, một trong những lãnh đạo quan trọng của Cuộc Cách mạng Nhung, hoan nghênh những nỗ lực của người biểu tình, nhưng nhấn mạnh rằng việc sự thiếu vắng các tchức, liên minh chính trị sẽ khó buộc một sự thay đổi lâu dài.



Marc Santora, "Young Slovaks Buck a Trend, Protesting to Save Their Democracy", New York Times, 17/3/2018

Biên dịch : Mai V. Phạm

BRATISLAVA, Slovakia - Sinh năm 1990, Zuzana Hlavkova không bao giờ biết đến những cuộc đấu tranh của thế hệ cha mẹ cô, những người sống dưới chế độ cộng sản. Cũng không phải thể hệ chứng kiến ​​một thế giới điên cuồng trong Thế chiến II. Cô ấy sinh ra trong tự do. Thế hệ của cô là một thế giới gắn kết với phương Tây và các giá trị của các xã hội dân chủ.


Hiện tại Zuzana đang lo lắng những quyền tự do đó đang gặp nguy hiểm vì thế đã quyết định xuống đường cùng với hàng chục ngàn người trên khắp đất nước trong các cuộc biểu tình lớn nhất ở Slovaki kể từ cuộc Cách mạng Nhung năm 1989.


Vụ sát hại một nhà báo điều tra và vị hôn thê, cả hai chỉ 27 tuổi và cùng thế hệ với cô Zuzana, khiến người dân Slovaks xuống đường biểu tình yêu cầu chính quyền điều tra nghiêm túc. Kể từ vụ sát hạt đó đã lột trần một chính quyền tham nhũng, mà Hlavkova và những người trẻ khác đã nhìn thấy như là mối đe dọa đối với tương lai của họ.


Tuần trước, các cuộc biểu tình dẫn đến hành động từ chức của Thủ tướng Robert Fico. Các cuộc xuống đường vẫn chưa có dấu hiệu giảm vì những người biểu tình, phần lớn là giới trẻ, dường như quyết tâm bảo vệ những quyền tự do mà họ đã giành được.


 

Cô Hlavkova nói: "Tôi thấy thế hệ của chúng tôi là những đứa trẻ sinh sau năm 1989. Chúng tôi đã lớn lên và đây là cuộc chiến của chúng tôi. Cha mẹ chúng tôi đã chiến đấu vì tự do của chúng tôi, và chúng tôi nợ họ để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng."

Sự hỗn loạn tại Slovakia đã khiến nó nổi bật hơn trong khu vực, nơi mà sự mất lòng tin vào dân chủ đã thúc đẩy các cử tri chuyển sang bầu chọn các nhà lãnh đạo dân túy, sẵn sàng lãnh đạo bằng "đôi tay mạnh mẽ" như một phương thuốc.
 

Ở Hungary và Ba Lan, những nhà lãnh đạo dân túy đã liên kết chặt chẽ mạng lưới nhóm lợi ích, phá hoại các định chế dân chủ và tăng cường quảng bá những giá trị truyền thống và dân tộc hơn là các giá trị phương Tây.

Nhưng ở Slovakia, một quốc gia nhỏ hơn tiểu bang West Virginia với dân số khoảng năm triệu người, người dân đang kêu gọi một điều khác: sự cam kết lại với các giá trị dân chủ phương Tây và pháp quyền.


Trong 3 ngày qua - bất chấp nhiệt độ đóng băng, tuyết và mưa, đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã chứng minh bằng những con số kinh ngạc kể từ khi cuộc chiến đánh bại ách cộng sản của Liên Xô.


Cũng như năm 1989, người dân muốn công lý cho phóng viên Jan Kuciak, người đang điều tra vụ tham nhũng của chính phủ thì bị sát hại cùng với vị hôn thê cô Martina Kusnirova.



Nhưng người dân cũng muốn làm trong sạch chính phủ, loại bỏ lợi ích cá nhân và tự bảo vệ tương lai h.

Ngay cả khi Thủ tướng Fico tuyên bố từ chức vào thứ năm, ông đã thực hiện hành động bằng một nụ cười. Kèm theo một điều kiện, Fico cho biết Phó của công phải được bổ nhiệm, nhằm đảm bảo chính đảng SMER của ông sẽ duy trì quyền kiểm soát chính phủ.


Mikuláš Dzurinda, thủ tướng của Slovakia từ năm 1998 đến năm 2006 và nay là chủ tịch của Trung tâm nghiên cứu châu Âu Wilfried Martens, nói rằng sự minh bạch trong hành động của ông Fico dường như vẫn không làm dịu lòng những người biểu tình.


Cựu thủ tướng Mikuláš Dzurinda nói thêm ông không biết người dân sẽ xuống đường trong bao lâu nữa, nhưng lạc quan rằng "dân tộc Slovakia sẽ chứng minh rằng chúng tôi không ngu ngốc."


Martina Cimermanova, 25 tuổi, một nhiếp ảnh gia tự do sống ở Bratislava, quyết định tham gia vào các cuộc biểu tình sau khi nhìn thấy các chính trị gia phản ứng đối với những vụ giết người.


"Họ quá kiêu ngạo," cô nói. Vào thứ Sáu, cô Martina đã bực bội sau khi xem "Thủ tướng cười vào mặt của chúng tôi"


Mặc dù Fico đã từ chức, cô Martha sợ rằng Fico vẫn còn có thể chi phối chính quyền. Nhưng giống như những người khác kêu gọi sự thay đổi, cô Martha không mù quáng trước những nguy hiểm mà cuộc bầu cử mới có thể gây ra.


Cho tất cả sự nóng bỏng dân chủ trong những ngày gần đây, Slovakia đã không được miễn dịch trước sự quyến rũ của các chính trị gia cực đoan. Trong cuộc bầu cử gần đây, một chính đảng cực hữu có liên kết với chủ nghĩa phát xít đã giành được nhiều phiếu bầu nhất trong lịch sử của nó.


Trong thực tế, các nhà tổ chức biểu tình đã đặt mục tiêu phải giữ phe đối lập ở tầm tay và nhắc nhở các người biểu tình giữ thái độ ôn hòa.


Hôm thứ sáu, đám đông biểu tình ở thủ đô Bratislava có lẽ là lớn nhất. Một người đàn ông ôm một đứa trẻ 8 tháng tuổi và trên lưng đứa trẻ là một bảng hiệu: "Chín trong 10 đứa trẻ khuyên không nên sợ hãi và không ăn cắp."


Trên sân khấu, ca sĩ, diễn viên và nhà hoạt động truyền thông đã gửi những thông điệp kêu gọi sự kiên cường, quyết tâm, tử tế và tao nhã. "Họ cần phải sợ chúng tôi," là chủ đề chung.


Một tuần trước nhóm biểu tình kêu gọi chấm dứt chính phủ của Thủ tướng Fico, thì giờ đây họ kêu gọi sự giải thể của toàn bộ chính đảng của ông. Các nhà tổ chức cuộc biểu tình nói họ quan tâm đến các thể chế dân chủ của Slovakia, và đối với họ, điều đó có nghĩa là các nhà chính trị cấp cao phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.


Jan Budaj, 66 tuổi, một trong những lãnh đạo quan trọng của Cuộc Cách mạng Nhung, hoan nghênh những nỗ lực của người biểu tình, nhưng nhấn mạnh rằng việc sự thiếu vắng các tchức, liên minh chính trị sẽ khó buộc một sự thay đổi lâu dài.


Ngồi trong một quán cà phê nhìn ra quảng trường, cùng với các đồng đội khác trong vòng tay chống lại chủ nghĩa cộng sản, ông cho biết thời điểm này là khác nhau nhưng cũng không kém phần quan trọng.


"Đó là một cuộc cách mạng, nhưng đây cũng là một cuộc cách mạng", ông Jan Budaj nói. Thay đổi vào thời điểm đó đến từ cấp cao, với các nhà lãnh đạo như Vaclav Havel. Thời điểm này, nó đến từ cấp thấp.


Vào ngày thứ sáu, khi hàng ngàn người tập trung lại, Jan Budaj nhìn trong tự hào.


"Slovakia đang chứng kiến ​​sự ra đời thực sự của một quốc gia chính trị", ông nói. "Những gì bạn đang nhìn thấy trên đường phố là một quốc gia đang đến gần phương Tây, chứ không phải rời xa khỏi nó."


"Dân chủ không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ có các chính trị gia tham nhũng", Jan Bundaj nói. "Dân chủ là bạn làm gì khi phát hiện thị trưởng đang ăn cắp tiền của người dân."