Huyện Bình Chánh "bó tay" với Chí Phèo độc chiếm hẻm và đe dọa cư dân (NLĐ)
Nhiều bạn đọc tỏ ra bức xúc trước việc chính quyền xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP HCM để một người dân khủng bố cả xóm suốt 2 năm qua.
Liên quan đến câu chuyện "Độc chiếm hẻm và đe dọa cư dân" báo Người Lao Động phản ánh, vừa qua, Công an huyện Bình Chánh đã triệu tập ông Nguyễn Văn Hiền và 3 người liên quan để làm rõ hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép hung khí.
Chiều 7-7, công an đã cho phép ông Hiền được tại ngoại và không thu hồi mã tấu, dao, côn. Sau khi trở về, người này cùng với gia đình mở nhạc hết công suất và liên tục đứng ra chửi bới. Các hộ dân tiếp tục gọi điện thoại cầu cứu Công an xã An Phú Tây, tuy nhiên hơn 1 giờ sau lực lượng công an mới có mặt để giải quyết.
Trước đó, công an tiếp nhận đơn cầu cứu của hàng loạt hộ dân ngụ hẻm 164B Tân Nhiễu, ấp 2, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh về việc liên tục bị ông Hiền (ngụ đầu hẻm) tự tuyên bố chủ quyền con hẻm và dùng chậu cây chắn lối đi. Từ một con hẻm rộng hơn 1,5 m nay chỉ còn chưa đến 0,4 m.
Vừa qua, ông Nguyễn Văn Nam (một hộ dân trong hẻm) bị tai nạn giao thông nên phải bán chiếc ô tô cho ông Phạm Văn Vĩ (ngụ quận 6, TP HCM) với giá 350 triệu đồng để lấy chi phí điều trị.
Khuya 4-7, ông Vĩ lén dời chậu hoa lấy xe ra ngoài thì lập tức ông Hiền và 3 người thân cầm côn nhị khúc, gậy, mã tấu... ra đe dọa đòi chém. Vụ việc đã náo động cả xóm, buộc công an phải mời các đối tượng lên trụ sở làm việc.
Nhiều lần trả lời với phóng viên về việc vì sao con hẻm bị chiếm dụng mà chính quyền không can thiệp, ông Trương Ngọc Thanh Nhân, Chủ tịch UBND xã An Phú Tây, hứa sẽ xử lý trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, sau đó cho rằng vụ việc đã được người dân khởi kiện nên phải giữ nguyên hiện trạng chờ Tòa án xử lý.
Trong khi đó, Công an huyện Bình Chánh sau khi tiếp nhận những tư liệu hình ảnh người dân ghi lại cảnh ông Hiền dùng mã tấu hù dọa, đánh người cũng cho biết phải chờ tòa án xử lý.
Qua câu chuyện nói trên, nhiều bạn đọc đã tỏ ra sự bức xúc trước cách xử lý của chính quyền huyện Bình Chánh. Bạn đọc Anh Tuấn bày tỏ: "Thời buổi này lại có chuyện buồn cười đến thế. Câu chuyện này vừa gàn dở, vừa xem thường pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thế nhưng, suốt bao nhiêu năm qua, chính quyền không thể xử lý được. Riết rồi được đằng chân lân đằng đầu".
Trong khi đó, ông Ngọc Trần hóm hỉnh so sánh: "Ở huyện Bình Chánh này lạ ghê. Có Cà phê xin chào, nay lại có hẻm cũng xin chào nhưng mà là "chào thua". Thua ở đây là chào thua cách xử lý của chính quyền".
LÊ PHONG - YÊN PHÚ
30/12/2016 (NLĐ) Độc chiếm hẻm và đe dọa cư dân
Người đàn ông ấy thường xuyên chặn lối đi, hành hung, thậm chí tụt quần gây lo sợ cho cả xóm. Nhiều năm qua, hẻm 164B Tân Nhiễu, ấp 2 xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP HCM là lối đi duy nhất của 6 hộ dân với gần 30 nhân khẩu. Bỗng dưng năm 2015, hai hộ đầu hẻm tuyên bố… làm chủ con hẻm!
Coi trời bằng vung
Hai hộ dân đầu hẻm là ông Nguyễn Văn Hiền và bà Trần Thị Em lấy lý do: “Đây là đất của dòng họ nhà tôi. Ai đi phải xin phép”, để xác nhận “chủ quyền”. Nghe vậy, nhiều hộ dân vác đơn đến UBND xã An Phú Tây cầu cứu thì sau đó ông Hiền vác dao ra đe dọa. Chưa hết, kể từ đó, sáng nào ông Hiền cũng ngồi ngay đầu hẻm mài dao, rồi múa côn khiến những người trong hẻm khiếp vía. Chưa dừng lại, ông Hiền còn cùng người thân mua sơn vẽ lên khắp vách tường và treo băng-rôn với nội dung: “Đường tranh chấp, không cho người lạ vào”.
Thế là gần 2 năm qua, bà con cùng người thân của 6 hộ dân trong hẻm không ai dám bén mảng tới nhà. Người dân ở đây cung cấp cho phóng viên Báo Người Lao Động nhiều đoạn video cho thấy ông Hiền có hành vi quấy nhiễu, không cho mọi người ra vào con hẻm. Cụ thể, ngày 23-6-2016, bà Nguyễn Thị Anh (53 tuổi) thuê xe ba gác chở khung cửa sắt vào hẻm thì bị ông Hiền chạy ra chặn lại. Ngay sau đó, bà Anh ra năn nỉ thì bị ông Hiền đánh mạnh vào đầu.
Tiếp đến, ngày 19-8-2016, ông Hiền lấy chậu kiểng che lối đi và chửi bới để không cho mọi người qua lại con hẻm. Trong đó, có trường hợp anh Phạm Minh Tâm (32 tuổi) đang chạy xe vào hẻm thì bị ông Hiền dùng ghế nhựa ném mạnh vào mặt rồi lấy mã tấu vung lên đòi chém.
Và có lẽ, anh Tâm là người bị ông Hiền “hành hạ” nhiều nhất. Số là, cuối năm 2015, anh Tâm mua lại căn nhà của một người trong hẻm và tiến hành xây dựng lại. Lúc này, ông Hiền và bà Em đưa ra “yêu sách” anh Tâm phải chi 30 triệu đồng gọi là “phí bảo trì” sử dụng lối đi thì mới cho xe chở vật liệu vào hẻm. Không chấp nhận, anh Tâm đã thuê lối đi khác giá 1 triệu đồng/tháng để vận chuyển đá, xi-măng, cát… cho đến khi căn nhà hoàn thành. “Sau khi vào ở cho đến nay, tôi liên tục bị gia đình ông Hiền làm khó khi đi ra vào con hẻm trước nhà” - anh Tâm bức xúc.
Kinh tởm nhất, theo các hộ dân trong hẻm, gần đây ông Hiền chuyển sang khủng bố tinh thần họ bằng cách tụt quần rồi khoe “của quý” cho mọi người sợ không dám qua lại. “Nhiều lần tôi cầu cứu chính quyền với nguyện vọng mong trả lại lối đi công cộng cho các hộ dân chúng tôi nhưng không được. Lạ thay, tháng 4-2016, UBND xã lại có một quyết định cho nhà ông Hiền sửa chữa nhà lấn ra đường khiến lối đi chung ngày càng thu hẹp” - ông Nguyễn Văn Nam (46 tuổi) ngụ trong hẻm tố cáo.
Dân không phục cách công an xử lý
Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của ông Nam về việc UBND xã cấp giấy phép sửa chữa cho căn nhà ông Hiền lấn ra mặt đường, ông Phan Thanh Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Bình Chánh, cho biết đơn vị này kết luận UBND xã An Phú Tây đã cấp giấy phép sai, đồng thời tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với lãnh đạo, cán bộ UBND xã.
UBND huyện Bình Chánh còn yêu cầu ông Hiền trả lại lối đi cho các hộ dân và công nhận hẻm chung là phần đất của nhà nước quản lý. Thế nhưng, hiện nay mọi thứ vẫn giữ nguyên hiện trạng.
Về việc ông Hiền có dấu hiệu tấn công những hộ xung quanh gây thương tích, thượng tá Lê Văn Hải, Phó trưởng Công an huyện Bình Chánh, giải thích là xét thấy hành vi của ông Hiền chưa đủ yếu tố để xử lý hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” nên đã xử phạt hành chính đối với ông hơn 3,2 triệu đồng về hành vi “ném ghế nhựa vào người khác”, “Tàng trữ, cất giấu dao tự chế nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng”.
Tuy nhiên, các hộ dân ở đây không đồng ý cách trả lời và hướng xử lý của Công an huyện Bình Chánh. Bà Anh đặt vấn đề: Tại sao công an huyện không yêu cầu ông Hiền giao nộp dao tự chế? Cứ cách vài ngày ông Hiền cầm dao, côn ra đe dọa nếu không ngăn chặn sớm sẽ có ngày chúng tôi gặp chuyện bất trắc thì ai chịu trách nhiệm?
Hiện tại, bà Anh và hàng chục người trong hẻm đang lo lắng, hoảng sợ mỗi khi ông Hiền nhậu say về. Phụ nữ, con nít trước khi ra khỏi nhà đều nhờ những người đàn ông ra canh xem có ông Hiền hay không rồi mới dám đi.
Nỗi khổ này đã kéo dài suốt hơn một năm qua, liệu những nạn nhân nói trên còn chịu đựng đến bao giờ?
Bất chấp UBND huyện Bình Chánh công nhận con hẻm là của chung, ông Nguyễn Văn Hiền vẫn khăng khăng diện tích đất con hẻm là đất ông bà ông để lại. Tuy nhiên, ông Hiền không chứng minh được bằng giấy tờ cụ thể.
Đặc biệt, ông Hiền nói với phóng viên: “Ai mà khiêng những chậu bông để tạo thông thoáng lối đi thì tôi quyết sống còn với họ”. Về việc tụt quần để khủng bố tinh thần cư dân trong hẻm, ông Hiền đổ cho các hộ dân trong hẻm đặt camera an ninh chỉ vào nhà ông khiến ông cảm giác bị theo dõi, dẫn đến ức chế tâm lý nên tụt quần để cảnh báo (!).
LÊ PHONG
Cảnh ông Hiền cùng người thân kéo nhau đánh, ngăn không cho một số người đi qua con hẻm (Ảnh do camera an ninh ghi lại hồi năm 2016). |
Liên quan đến câu chuyện "Độc chiếm hẻm và đe dọa cư dân" báo Người Lao Động phản ánh, vừa qua, Công an huyện Bình Chánh đã triệu tập ông Nguyễn Văn Hiền và 3 người liên quan để làm rõ hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép hung khí.
Chiều 7-7, công an đã cho phép ông Hiền được tại ngoại và không thu hồi mã tấu, dao, côn. Sau khi trở về, người này cùng với gia đình mở nhạc hết công suất và liên tục đứng ra chửi bới. Các hộ dân tiếp tục gọi điện thoại cầu cứu Công an xã An Phú Tây, tuy nhiên hơn 1 giờ sau lực lượng công an mới có mặt để giải quyết.
Trước đó, công an tiếp nhận đơn cầu cứu của hàng loạt hộ dân ngụ hẻm 164B Tân Nhiễu, ấp 2, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh về việc liên tục bị ông Hiền (ngụ đầu hẻm) tự tuyên bố chủ quyền con hẻm và dùng chậu cây chắn lối đi. Từ một con hẻm rộng hơn 1,5 m nay chỉ còn chưa đến 0,4 m.
Vừa qua, ông Nguyễn Văn Nam (một hộ dân trong hẻm) bị tai nạn giao thông nên phải bán chiếc ô tô cho ông Phạm Văn Vĩ (ngụ quận 6, TP HCM) với giá 350 triệu đồng để lấy chi phí điều trị.
Khuya 4-7, ông Vĩ lén dời chậu hoa lấy xe ra ngoài thì lập tức ông Hiền và 3 người thân cầm côn nhị khúc, gậy, mã tấu... ra đe dọa đòi chém. Vụ việc đã náo động cả xóm, buộc công an phải mời các đối tượng lên trụ sở làm việc.
Nhiều lần trả lời với phóng viên về việc vì sao con hẻm bị chiếm dụng mà chính quyền không can thiệp, ông Trương Ngọc Thanh Nhân, Chủ tịch UBND xã An Phú Tây, hứa sẽ xử lý trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, sau đó cho rằng vụ việc đã được người dân khởi kiện nên phải giữ nguyên hiện trạng chờ Tòa án xử lý.
Trong khi đó, Công an huyện Bình Chánh sau khi tiếp nhận những tư liệu hình ảnh người dân ghi lại cảnh ông Hiền dùng mã tấu hù dọa, đánh người cũng cho biết phải chờ tòa án xử lý.
Cảnh ông Hiền cùng người thân kéo nhau đánh, ngăn không cho một số người đi qua con hẻm (Ảnh do camera an ninh ghi lại hồi năm 2016). |
Trong khi đó, ông Ngọc Trần hóm hỉnh so sánh: "Ở huyện Bình Chánh này lạ ghê. Có Cà phê xin chào, nay lại có hẻm cũng xin chào nhưng mà là "chào thua". Thua ở đây là chào thua cách xử lý của chính quyền".
LÊ PHONG - YÊN PHÚ
----//----
30/12/2016 (NLĐ) Độc chiếm hẻm và đe dọa cư dân
Người đàn ông ấy thường xuyên chặn lối đi, hành hung, thậm chí tụt quần gây lo sợ cho cả xóm. Nhiều năm qua, hẻm 164B Tân Nhiễu, ấp 2 xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP HCM là lối đi duy nhất của 6 hộ dân với gần 30 nhân khẩu. Bỗng dưng năm 2015, hai hộ đầu hẻm tuyên bố… làm chủ con hẻm!
Coi trời bằng vung
Hai hộ dân đầu hẻm là ông Nguyễn Văn Hiền và bà Trần Thị Em lấy lý do: “Đây là đất của dòng họ nhà tôi. Ai đi phải xin phép”, để xác nhận “chủ quyền”. Nghe vậy, nhiều hộ dân vác đơn đến UBND xã An Phú Tây cầu cứu thì sau đó ông Hiền vác dao ra đe dọa. Chưa hết, kể từ đó, sáng nào ông Hiền cũng ngồi ngay đầu hẻm mài dao, rồi múa côn khiến những người trong hẻm khiếp vía. Chưa dừng lại, ông Hiền còn cùng người thân mua sơn vẽ lên khắp vách tường và treo băng-rôn với nội dung: “Đường tranh chấp, không cho người lạ vào”.
Thế là gần 2 năm qua, bà con cùng người thân của 6 hộ dân trong hẻm không ai dám bén mảng tới nhà. Người dân ở đây cung cấp cho phóng viên Báo Người Lao Động nhiều đoạn video cho thấy ông Hiền có hành vi quấy nhiễu, không cho mọi người ra vào con hẻm. Cụ thể, ngày 23-6-2016, bà Nguyễn Thị Anh (53 tuổi) thuê xe ba gác chở khung cửa sắt vào hẻm thì bị ông Hiền chạy ra chặn lại. Ngay sau đó, bà Anh ra năn nỉ thì bị ông Hiền đánh mạnh vào đầu.
Tiếp đến, ngày 19-8-2016, ông Hiền lấy chậu kiểng che lối đi và chửi bới để không cho mọi người qua lại con hẻm. Trong đó, có trường hợp anh Phạm Minh Tâm (32 tuổi) đang chạy xe vào hẻm thì bị ông Hiền dùng ghế nhựa ném mạnh vào mặt rồi lấy mã tấu vung lên đòi chém.
Và có lẽ, anh Tâm là người bị ông Hiền “hành hạ” nhiều nhất. Số là, cuối năm 2015, anh Tâm mua lại căn nhà của một người trong hẻm và tiến hành xây dựng lại. Lúc này, ông Hiền và bà Em đưa ra “yêu sách” anh Tâm phải chi 30 triệu đồng gọi là “phí bảo trì” sử dụng lối đi thì mới cho xe chở vật liệu vào hẻm. Không chấp nhận, anh Tâm đã thuê lối đi khác giá 1 triệu đồng/tháng để vận chuyển đá, xi-măng, cát… cho đến khi căn nhà hoàn thành. “Sau khi vào ở cho đến nay, tôi liên tục bị gia đình ông Hiền làm khó khi đi ra vào con hẻm trước nhà” - anh Tâm bức xúc.
Kinh tởm nhất, theo các hộ dân trong hẻm, gần đây ông Hiền chuyển sang khủng bố tinh thần họ bằng cách tụt quần rồi khoe “của quý” cho mọi người sợ không dám qua lại. “Nhiều lần tôi cầu cứu chính quyền với nguyện vọng mong trả lại lối đi công cộng cho các hộ dân chúng tôi nhưng không được. Lạ thay, tháng 4-2016, UBND xã lại có một quyết định cho nhà ông Hiền sửa chữa nhà lấn ra đường khiến lối đi chung ngày càng thu hẹp” - ông Nguyễn Văn Nam (46 tuổi) ngụ trong hẻm tố cáo.
Những băng-rôn được ông Hiền và người anh của mình vẽ với nội dung “Đường tranh chấp không cho người lạ vào” (Ảnh do người dân cung cấp) |
Cảnh ông Hiền cùng người thân kéo nhau đánh, ngăn không cho một số người đi qua con hẻm (Ảnh do camera an ninh ghi lại) |
Dân không phục cách công an xử lý
Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của ông Nam về việc UBND xã cấp giấy phép sửa chữa cho căn nhà ông Hiền lấn ra mặt đường, ông Phan Thanh Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Bình Chánh, cho biết đơn vị này kết luận UBND xã An Phú Tây đã cấp giấy phép sai, đồng thời tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với lãnh đạo, cán bộ UBND xã.
UBND huyện Bình Chánh còn yêu cầu ông Hiền trả lại lối đi cho các hộ dân và công nhận hẻm chung là phần đất của nhà nước quản lý. Thế nhưng, hiện nay mọi thứ vẫn giữ nguyên hiện trạng.
Về việc ông Hiền có dấu hiệu tấn công những hộ xung quanh gây thương tích, thượng tá Lê Văn Hải, Phó trưởng Công an huyện Bình Chánh, giải thích là xét thấy hành vi của ông Hiền chưa đủ yếu tố để xử lý hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” nên đã xử phạt hành chính đối với ông hơn 3,2 triệu đồng về hành vi “ném ghế nhựa vào người khác”, “Tàng trữ, cất giấu dao tự chế nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng”.
Tuy nhiên, các hộ dân ở đây không đồng ý cách trả lời và hướng xử lý của Công an huyện Bình Chánh. Bà Anh đặt vấn đề: Tại sao công an huyện không yêu cầu ông Hiền giao nộp dao tự chế? Cứ cách vài ngày ông Hiền cầm dao, côn ra đe dọa nếu không ngăn chặn sớm sẽ có ngày chúng tôi gặp chuyện bất trắc thì ai chịu trách nhiệm?
Hiện tại, bà Anh và hàng chục người trong hẻm đang lo lắng, hoảng sợ mỗi khi ông Hiền nhậu say về. Phụ nữ, con nít trước khi ra khỏi nhà đều nhờ những người đàn ông ra canh xem có ông Hiền hay không rồi mới dám đi.
Nỗi khổ này đã kéo dài suốt hơn một năm qua, liệu những nạn nhân nói trên còn chịu đựng đến bao giờ?
Bị ức chế nên... tụt quần (!)
Bất chấp UBND huyện Bình Chánh công nhận con hẻm là của chung, ông Nguyễn Văn Hiền vẫn khăng khăng diện tích đất con hẻm là đất ông bà ông để lại. Tuy nhiên, ông Hiền không chứng minh được bằng giấy tờ cụ thể.
Đặc biệt, ông Hiền nói với phóng viên: “Ai mà khiêng những chậu bông để tạo thông thoáng lối đi thì tôi quyết sống còn với họ”. Về việc tụt quần để khủng bố tinh thần cư dân trong hẻm, ông Hiền đổ cho các hộ dân trong hẻm đặt camera an ninh chỉ vào nhà ông khiến ông cảm giác bị theo dõi, dẫn đến ức chế tâm lý nên tụt quần để cảnh báo (!).
LÊ PHONG