Ý kiến về việc doanh nghiệp 'tặng xe cho lãnh đạo địa phương' (BBC)

 Hôm 12/12, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm, nói: "Có thể hai vụ doanh nghiệp tặng xe sang cho thành ủy Đà Nẵng và UBND Cà Mau chỉ là ngoại lệ do bị báo chí phát hiện, còn những trường hợp khác thì chưa bị phát hiện."


"Có thể hai vụ doanh nghiệp tặng xe sang cho thành ủy Đà Nẵng và UBND Cà Mau là ngoại lệ do bị báo chí phát hiện, còn những trường hợp khác thì chưa bị phát hiện," một luật sư từ TP Hồ Chí Minh bình luận với BBC.

Liên quan đến chiếc xe biển số xanh 43A-299.99 của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, báo Tuổi Trẻ hôm 22/2 dẫn lời ông Đào Tấn Bằng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng nói chiếc xe này được Văn phòng Thành ủy "tiếp nhận từ một doanh nghiệp tặng với đơn giá được ghi rõ trong hóa đơn là 1,182 tỷ đồng".

Trong một diễn biến khác, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau gửi báo cáo khẩn đến Thủ tướng về vụ 'nhận hai xe Lexus và tạm ứng 25 tỷ cho doanh nghiệp tặng xe".

Hôm 12/12, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm, nói: "Có thể hai vụ doanh nghiệp tặng xe sang cho thành ủy Đà Nẵng và UBND Cà Mau chỉ là ngoại lệ do bị báo chí phát hiện, còn những trường hợp khác thì chưa bị phát hiện."

"Báo chí phát hiện tới đâu thì công luận biết đến đấy."

"Do vậy mà không kết luận được vụ doanh nghiệp tặng xe sang cho lãnh đạo địa phương là ngoại lệ hoặc mang tính phổ biến ở nhiều địa phương." 

"Nhưng có thể thấy rõ đây là hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Nước ngoài thì người ta có thể cho đây là chuyện lobby, nhưng ở Việt Nam thì không cho phép điều đó." 

"Nếu doanh nghiệp ở Đà Nẵng và Cà Mau lý giải rằng việc họ tặng xe đắt tiền để muốn đóng góp cho địa phương nhưng dư luận cho rằng doanh nghiệp tặng có mục đích được giải ngân những khoản vượt mức cho phép." 

"Đây là vấn đề lợi ích qua lại. Nói theo dân gian thì 'Bánh ít cho đi, bánh quy cho lại."

"Việc cho quà tặng chất lượng cao thì trên danh nghĩa cả cơ quan nhưng người thụ hưởng nó lại thường là lãnh đạo cao nhất." 

"Nếu người nhận là cá nhân, thì đây là nhận hối lộ." 

"Nhưng do đây là tổ chức nên không thể khởi tố tội nhận hối lộ được."

'Hoài nghi'

"Tuy vậy, khi cho người tặng được hưởng cơ chế vượt quá quyền hạn thì có dấu hiệu một tội danh khác - có thể là Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, hoặc Xâm phạm hoạt động kinh tế…" 

"Cần phải làm rõ những doanh nghiệp tặng xe sang cho địa phương có được hưởng cơ chế ưu đãi của chính quyền hay không."

"Một cơ chế như trong lĩnh vực bất động sản có thể giúp doanh nghiệp thành trọc phú vì mua đất nông nghiệp với giá rẻ bán lại đất ở với giá rất cao." 

Đề cập về việc hôm 23/2, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau được cho là ký báo cáo khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về vụ nhận xe của doanh nghiệp tặng, luật sư Công Út nói: "Việc báo cáo cần làm rõ là báo cáo thật hay láo, trước hay sau khi bị phát hiện."
"Nếu chính phủ muốn lấy lại lòng tin của người dân thì cần chỉ đạo làm rõ những khuất tất phía sau báo cáo của các địa phương." 

"Tôi mong rằng Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần vào cuộc, làm rõ động cơ của cả nơi cho và nơi nhận xe sang." 

"Nếu phát hiện dấu hiệu tiêu cực, phạm tội hình sự thì phải thanh tra toàn diện để giảm thiểu việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp."

"Gần đây, êkip của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có vẻ mạnh mẽ hơn trong việc chống tham nhũng và làm trong sạch bộ máy."

"Hy vọng vụ việc sẽ được xử lý rốt ráo vì đây là vấn đề khiến người ta hoài nghi không chỉ ở phạm vi địa phương xảy ra việc tặng xe mà còn trên phạm vi cả nước."