Chỉ vì khác quốc tịch (FB Nguyễn Anh Tuấn)
Ngay cả khi công dân này là thủ phạm
thực sự, cô ấy vẫn có những quyền chính đáng hợp pháp cần được nhà nước
của cô ấy bảo vệ, chứ chưa nói đến trong trường hợp này chỉ mới là nghi
phạm mà đã bị ruồng rẫy thế kia thì thật là không thể chấp nhận được.
Trong hình là hai nghi phạm chính của vụ ám sát Kim Jong Nam.
Người bên trái mang quốc tịch Indonesia.
Ngay khi cô này bị cảnh sát Malaysia bắt giữ, giới chức Indonesia ngay
lập tức đã lên tiếng xác nhận sự việc. Phó Tổng thống Indonesia liền sau
đó đã trả lời báo giới theo hướng bênh vực một cách thận trọng đối với
cô này và cho biết họ đang cố gắng liên lạc với giới chức Malaysia để
đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của công dân nước họ.
Người bên phải mang quốc tịch Việt Nam.
Nhiều ngày sau khi cô này bị bắt giữ, giới chức Việt Nam vẫn chưa có bất
kỳ động thái nào xác nhận hay phủ nhận sự việc. Ngay cả người phát ngôn
Bộ Ngoại giao Việt Nam, khi được hỏi về vụ ám sát, cũng chỉ lên tiếng
về hành vi giết người, song lại hoàn toàn lờ đi chi tiết một trong hai
nghi phạm chính “mang hộ chiếu Việt Nam”, như muốn tỏ ra không liên
quan. Tệ hơn nữa, hàng trăm tờ báo trong nước cũng theo hướng chỉ đạo đó
mà cắt bỏ hoàn toàn chi tiết này, tạo ra cảm giác rằng “quốc tịch Việt
Nam” sẽ gánh chịu thân phận vô thừa nhận mỗi khi người mang nó có dính
líu đến một việc không tốt đẹp ở nước ngoài.
Quả thực, cách hành xử của chính quyền
Indonesia trung thực, đường hoàng, minh bạch bao nhiêu thì của nhà nước
Việt Nam lại lấp liếm, quanh co, tù mù bấy nhiêu.
Hơn thế nữa, vấn đề không phải đúng/sai
hay bản chất vụ án thế nào, mà là: một chính phủ luôn cần bảo vệ công
dân của nó khi người này đối mặt với một nhà nước khác hoặc một hệ thống
pháp luật khác, vì đây là lý do mà chúng ta đóng thuế nuôi nó.
Ngay cả khi công dân này là thủ phạm
thực sự, cô ấy vẫn có những quyền chính đáng hợp pháp cần được nhà nước
của cô ấy bảo vệ, chứ chưa nói đến trong trường hợp này chỉ mới là nghi
phạm mà đã bị ruồng rẫy thế kia thì thật là không thể chấp nhận được.
Tóm lại, nếu coi quốc tịch là một bản
hợp đồng giữa công dân với nhà nước thì người Việt đang có một bản hợp
đồng tồi, cần đàm phán lại.