Quan hệ Nga-Trung xưa và nay (Hoàng Quốc Dũng)

Kế hoạch Hòa bình mà Bắc Kinh đưa ra hôm 24/02 vừa qua chỉ nhằm đánh bóng hình ảnh của Trung Quốc. Nội dung kế hoạch này không chỉ rõ ai là kẻ xâm lược Ukraine, không yêu cầu Nga rút quân, lại còn nêu khái niệm "chiến tranh lạnh" để đổ trách nhiệm cho Phương Tây.


Ngay từ đầu cuộc chiến Nga-Ukraine, Trung Quôc vẫn tỏ ra ủng hộ Nga. Sau một năm chiến tranh thái độ của Trung Quốc vẫn có vẻ không thay đổi. Phương Tây đang rất lo ngại về khả năng Trung Quốc sẽ cung cấp vũ khí cho Nga trong thời gian tới. 

putin0

Putin và Tập Cận Bình - Ảnh minh họa 

Vậy Trung Quốc có thực sự muốn cho Nga thắng trong cuộc chiến này không ?

Nhắc lại quá khứ một tý để các bạn trẻ biết qua về mối quan hệ vô cùng rắc rối giữa Nga và Trung Quốc. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, khối cộng sản đứng đầu là Liên Xô cố gắng tạo khối đoàn kết để chống Mỹ. Trung Quốc bấy giờ là một nước nghèo nàn, lạc hậu. Nga là đàn anh. Quan hệ hai nước tương đối tốt cho đến khoảng 1960. Những kẻ bá quyền không thể chung sống vì anh nào cũng muốn gây ảnh hưởng riêng của mình đến  các nước cộng sản khác.

Bắt đầu từ năm 1960, Trung Quốc kết tội Liên Xô theo đuổi chính sách xét lại, xa rời chủ nghĩa Marx để chung sống với các nước tư bản. Năm 1969, mâu thuẫn đạt đỉnh điểm bằng một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngày. Chắc các bạn lứa tuổi của tôi cũng chưa quên là ngay trên đường phố Hà Nội của chúng ta thời đó đã từng xẩy ra nhiều vụ ẩu đả, thậm chí đổ máu giữa các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc. Trong những năm 1970 quan hệ giữa hai nước lại còn tồi tệ hơn. Từ chỗ chửi Liên Xô là xét lại, Trung Quốc chơi luôn thẳng với Mỹ và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ năm 1979 (gọi là ngoại giao bóng bàn : Trung Quốc mời đội bóng bàn Mỹ sang Trung Quốc thi đấu. Các cầu thủ bóng bàn Mỹ là những người Mỹ đầu tiên được đến Trung Quốc kể từ khi Mao lên cầm quyền từ 1949. Sau đó Mỹ lại mời các cầu thủ Trung Quốc sang thi đấu ở Mỹ). 

Quan hệ Nga - Trung là một một mối quan hệ phức tạp rắc rối bởi vì về cơ bản họ cùng ý thức hệ nên buộc phải ôm nhau để chống Mỹ và phương tây nhưng cũng lại muốn làm suy yếu nhau để được làm bá chủ và giết nhau khi cần.

Vậy, hôm nay đây, Trung Quốc có thực sự muốn xông vào cứu Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Ukraine ? Mỹ và phương tây rất lo sợ Trung Quốc cung cấp vũ khí và các phương tiện chiến tranh khác cho Nga. Nếu Trung Quốc thực sự tham gia vào cuộc chiến này thì bản chất và quy mô của cuộc chiến sẽ thay đổi. Nghịch lý thay, Trung Quốc hiện nay lại là quan thầy của Nga (đau thật). Trên thế giới hiện nay, chỉ có Tập mới có thể có một ảnh hưởng nào đó đối với Putin. Mặc dù các yêu cầu của phương Tây mong Tập hãm các tham vọng của Putin. Tập cho đến nay vẫn thể hiện khá rõ thái độ ủng hộ Putin : bỏ phiếu chống các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, cản trở Liên Hiệp Quốc mở điều tra về tội ác của Nga ở Ukraine, tăng cường thương mại với Nga để Nga có tiền nuôi chiến tranh (mua bán dầu khí : ngoại thương Nga Trung tăng 30% năm 2022). 

Tuy nhiên, hiện nay, Tập vẫn chưa muốn chuyển sang giai đoạn cung cấp vũ khí cho Nga vì thời gian qua do Covid, kinh tế Trung Quốc đang khủng hoảng nặng, nếu Trung Quốc làm như vậy thì sẽ bị phương Tây trừng phạt - mất các thị trường ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Có thể trong những ngày sắp tới Trung Quốc thuận bán cho Belarus một số khí tài chiến thuật (drine, đạn pháo…), nhưng hoạt động này không che được mắt ai. Ai cũng biết Belarus là chư hầu của Nga và quân đội Nga đang đồn trú trên lãnh thổ Belarus chuẩn bị tấn công mạn bắc Ukraine. Nếu Trung Quốc bán và chuyển vũ khí cho Belarus, có nghĩa là bán và chuyển vũ khí trực tiếp cho quân đội cho Nga đang đồn trú trên lãnh thổ Belarus. Nhưng bài toán của Trung Quốc cũng không đơn giản vì nếu Nga thua đậm trong cuộc chiến này thì uy tín của Trung Quốc cũng tiêu tan. Thêm vào đó, về lâu về dài nước Nga hậu Putin có thể sẽ trở thành một nước dân chủ khổng lồ ngay sát nách Trung Quốc thì đó mới chính là một cơn ác mộng đối với chế độ độc tài lớn nhất Châu Á. 

Do vậy, chắc chắn Trung Quốc không mong muốn gì cuộc chiến này kết thúc chóng vánh. Chắc quý vị chưa quên câu nói của Đặng Tiểu Bình khi Liên Xô và Mỹ đang ganh đua trong cuộc Chiến tranh lạnh : "tọa sơn quan hổ đấu", hay câu "ngồi yên lặng bên bờ sông, xem xác kẻ thù trôi qua". Chắc chắn là Tầu vẫn áp dụng chính sách này thôi. Cuộc chiến càng kéo dài, càng làm cho Mỹ và Tây Âu mệt mỏi, bận rộn, khả năng chống Trung Quốc giảm cường độ, còn Nga thì càng ngày càng yếu và lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn, để rồi sẽ trở thành chư hầu ngoan ngoãn của Bắc Kinh.

Kế hoạch Hòa bình mà Bắc Kinh đưa ra hôm 24/02 vừa qua chỉ nhằm đánh bóng hình ảnh của Trung Quốc. Nội dung kế hoạch này không chỉ rõ ai là kẻ xâm lược Ukraine, không yêu cầu Nga rút quân, lại còn nêu khái niệm "chiến tranh lạnh" để đổ trách nhiệm cho Phương Tây, đặc biệt là nó còn nêu khái niệm tôn trọng chủ quyền quốc gia để Bắc Kinh dựa vào cớ đó đánh chiếm Đài Loan. Nói chung kế hoạch này mờ mờ ảo ảo có lợi cho Trung Quốc, không hề đưa ra sáng kiến gì cụ thể để chấm dứt chiến tranh Nga Ukraine. Tất cả vẫn chỉ là để tọa sơn xem hổ đấu, chờ xác kẻ thù trôi sông.

Các bạn đừng có quên là cách đây hơn một năm Tập đã tiếp Putin ở Bắc Kinh và khẳng định tình hữu nghị vô bờ bến với Nga, khi Putin dường như đã tỏ ý với Tập là sẽ đánh Ukraine. Nhiều bạn cuồng Putin và chính ngay cả nhiều nhân vật đầu não của Nga cũng lên tiếng là phương Tây đã lừa Putin nhảy vào cuộc chiến này.

Câu hỏi mà tôi đặt ra trong vụ này là thằng nào là thằng lừa đảo chính ? Thằng nào xui "trẻ con 71 tuổi" ăn cứt gà sáp ? 

Còn ai dám hô "Đại dế Putin muôn năm" nữa không ?

Hoàng Quốc Dũng

(04/03/2023)