Ý nghĩa cuộc sống là gì khi không có tự do và dân chủ ?

"Cái chết của Hồng Kông là định mệnh khi những người có địa vị xã hội, quyền lực chính trị và giàu có không phản ứng. Thay vào đó, họ chỉ tay vào các thế hệ trẻ và đổ lỗi vì đã gây ra vấn đề. Tôi thất vọng vì nhiều người trong số họ đã không đứng lên vì công lý và nhân phẩm và thay vào đó họ sẵn sàng cho phép điều này xảy ra. Họ là lý do Hồng Kông không bao giờ có được những gì nó xứng đáng, bởi vì họ quỳ gối xuống trước bất cứ ai mang lại cho họ nhiều lợi ích nhất". - Ý kiến của một bạn trẻ. 

Tuổi trẻ của Hồng Kong thật đáng ngưỡng mộ cũng như là ý thức công dân về quyền tự do của họ mặc dù Hồng Kong có một lịch sử tương đối ngắn. Những cuộc biểu tình của giới trẻ Hồng Kong không làm chúng ta quên rằng các kế hoạch, tính tổ chức và nhân sự chính trị của họ đã được gầy dựng và chuẩn bị một cách tỉ mỉ từ lâu. Càng ngày thế hệ trẻ của Hồng Kong càng chia sẻ một dự án tương lai chung, trong đó Hồng Kong trong tương lai được hiểu như là một quốc gia dân chủ, tự do thực sự.






Luật mới trình bày một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Hồng Kông

Tự do và dân chủ về cơ bản là hai điều ở một đất nước văn minh

Hồng Kông từng nổi tiếng với những con phố đèn màu rực rỡ, những khu chợ nhộn nhịp và sự hợp nhất độc đáo của các giá trị phương Tây với văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, đi trên đường phố Hồng Kông ngày nay, nổi bật nhất là cảm giác sợ hãi và tuyệt vọng bao trùm nhiều cư dân của Hồng Kông.

ynghia1
Cảnh sát chống bạo động tuần tra phố Pedder ở quận trung tâm của Hồng Kông trong một cuộc biểu tình chống lại luật an ninh quốc gia vào ngày 27 tháng 5 năm 2020

Các khẩu ngữ tràn trên khắp các tòa nhà chung cư và các tòa nhà văn phòng cao chót vót, kêu gọi thế giới hỗ trợ họ chống lại chế độ độc tài Bắc Kinh. Nhiều người khác gọi đó là một "cuộc cách mạng trong thời đại chúng ta" và trích lời nhà văn người Anh Alan Moore, trong cuốn truyện nổi tiếng "V for Vendetta" của ông xoay quanh một chiến binh tự do chiến đấu chống lại một chính phủ toàn trị ở London trong tương lai.

Một câu nói được trích dẫn : "Người dân không nên sợ chính phủ của họ. Chính phủ nên sợ người dân".

Tuy nhiên, sau gần một năm biểu tình, nhiều đường phố của Hồng Kông đã thấm máu của người biểu tình và không khí chứa đầy hơi cay. Nhiều người tin rằng thời gian kháng chiến đã kết thúc khi luật an ninh quốc gia mới hiện diện tại thành phố, bởi các nhà lập pháp ở Bắc Kinh đã mất hết kiên nhẫn.

Đạo luật sẽ cấm chủ nghĩa ly khai và "các hoạt động lật đổ", cũng như sự can thiệp của yếu tố bên ngoài và "chủ nghĩa khủng bố", một thuật ngữ mà nhiều quan chức sử dụng để mô tả các cuộc biểu tình. Nó cũng sẽ cho phép các cơ quan tình báo đại lục lập cơ sở tại Hồng Kông và ngăn các thẩm phán nước ngoài tiến hành các phiên tòa an ninh quốc gia, mặc dù cũng có 15 tòa án phúc thẩm trong Tòa án Tối cao của thành phố với 23 người.
Các nhà lập pháp trong thành phố cũng đang tranh luận về một dự luật riêng nhằm hình sự hóa xúc phạm quốc ca Trung Quốc.

James, ở độ tuổi 20, sống ở thành phố này, nói : "Có người nói với chúng tôi rằng bất kỳ cuộc biểu tình nào chống lại Luật An ninh Quốc gia đều cần có Luật An ninh Quốc gia". "Sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc can thiệp, tất cả các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và niềm hy vọng (rằng) chính quyền Hồng Kông sẽ lắng nghe yêu cầu của người dân đã giảm đi rất nhiều. Chính quyền Hồng Kông vừa không có cột sống, vừa không có bộ não để hoạt động độc lập.

"Người Hồng Kông chưa bao giờ có quyền tự quyết. Chúng tôi đã bị Anh và Trung Quốc thao túng trong suốt chiều dài lịch sử. Tôi thất vọng vì mặc dù chúng tôi đã chứng minh rằng chúng tôi có khả năng mang lại tương lai và hy vọng cho thành phố này, chúng tôi chưa bao giờ thoát khỏi số phận bi thảm.

"Cái chết của Hồng Kông là định mệnh khi những người có địa vị xã hội, quyền lực chính trị và giàu có không phản ứng. Thay vào đó, họ chỉ tay vào các thế hệ trẻ và đổ lỗi vì đã gây ra vấn đề. Tôi thất vọng vì nhiều người trong số họ đã không đứng lên vì công lý và nhân phẩm và thay vào đó họ sẵn sàng cho phép điều này xảy ra. Họ là lý do Hồng Kông không bao giờ có được những gì nó xứng đáng, bởi vì họ quỳ gối xuống trước bất cứ ai mang lại cho họ nhiều lợi ích nhất".

Vi phạm thoả thuận "một quốc gia, hai hệ thống"

Mặc dù Trung Quốc rõ ràng đã vi phạm thỏa thuận "một quốc gia, hai hệ thống" có hiệu lực khi trở về với Trung Quốc vào năm 1997, Trung Quốc vẫn cố áp đặt Luật An ninh Quốc gia đối với Hồng Kông vào tháng 9.

Theo thỏa thuận (sẽ hết hạn vào năm 2047), Vương quốc Anh giúp đảm bảo rằng Hồng Kông sẽ giữ được một mức độ tự chủ nhất định, bao gồm một hệ thống lập pháp và tư pháp riêng biệt và một số quyền tự do dân sự. Hiến pháp cơ bản của Hồng Kông được tạo ra vào thời điểm đó (được gọi là Luật cơ bản) cũng quy định rằng Hồng Kông phải thực thi Luật An ninh quốc gia, nhưng phải tự mình thực hiện nó. Bắc Kinh không có quyền đơn phương làm như vậy.

Maria, một sinh viên báo chí trong thành phố, nói : "Điều này thực sự vô lý khi có liên quan đến luật pháp mà chúng tôi không có tiếng nói nào. Hồng Kông và Trung Quốc đại lục có hệ thống tư pháp và lập pháp khác nhau. Đó là lý do tại sao chúng tôi đặc biệt. Quốc Hội Trung Quốc không thể đưa ra quyết định này cho chúng tôi. Đặc khu hành chính Hồng Kông và chính phủ Trung Quốc đã cố gắng thực thi luật lệ tồi tệ ở Hồng Kông.

Đầu tiên là Đạo luật dẫn độ, sau đó là Đạo luật an ninh quốc gia. Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã thể hiện sự phản đối mạnh mẽ đối với luật an ninh quốc gia, nhưng rõ ràng chính phủ đã không học được gì từ điều đó. Những quan chức dân cử phi dân chủ này đơn giản là không lắng nghe người dân của họ".

Nhưng Bắc Kinh đã không tôn trọng "một quốc gia, hai chế độ" trong nhiều năm và Đảng cộng sản Trung Quốc đã vi phạm mong muốn của họ. Điều này là do chính phủ Anh đã không hỗ trợ đúng đắn trong nhiều năm, thường là vì ưu tiên của họ luôn là quan hệ thương mại. Đặc biệt là sau Brexit.

Ví dụ vào năm 2017, Lu Kang, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng tuyên bố Trung-Anh là một "tài liệu lịch sử và không còn có ý nghĩa thực tế nào nữa". Ông tiếp tục nói : "Nước Anh không có chủ quyền đối với Hồng Kông, không có quyền lực cai trị và không có quyền giám sát".

Gần như cùng lúc, ông Vladimir Johnson, khi đó là Bộ trưởng Ngoại giao Anh, nói rằng nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" vẫn "hoạt động tốt".

Ben Rogers, chủ tịch và người sáng lập của Hong Kong Watch, nói với Byline Times rằng đã đến lúc Vương quốc Anh cần có lập trường mạnh mẽ hơn : "Vương quốc Anh nên lên tiếng rất mạnh mẽ và rõ ràng và thiết lập một liên minh quốc tế có cùng chí hướng để làm như vậy, và để tìm ra các biện pháp pháp lý xử lý vi phạm các điều ước quốc tế thông qua Tòa án Công lý Quốc tế".

Ông nói thêm rằng ông tin mối đe dọa của luật an ninh quốc gia là "sự vi phạm nghiêm trọng" đối với "một quốc gia, hai chế độ", làm suy yếu quyền tự trị được cấp cho thành phố.
Đồng thời, truyền thông chính thức Trung Quốc bảo vệ động thái này, cho rằng đây là "cách duy nhất để đảm bảo rằng nguyên tắc" một quốc gia, hai chế độ "có thể hoạt động chính xác và Hồng Kông được hưởng quyền tự chủ cao".

Hoàn cầu thời báo, một tờ báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng sau, tuyên bố rằng Đại hội Nhân dân cần phải chịu trách nhiệm về việc ban hành luật và giúp Hồng Kông là một khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc.

Gia tăng mối quan tâm về sức khỏe tâm thần

Khi tranh chấp chính trị về việc ai sẽ có thể kiểm soát một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới vẫn tiếp diễn, chính cư dân của thành phố này đang bị mắc kẹt bởi vấn đề khác.

Một nghiên cứu của Ủy ban Tổ chức Tháng Sức khỏe Tâm thần Hồng Kông cho thấy tình trạng sức khỏe tâm thần của những người trên 15 tuổi đã giảm xuống mức tồi tệ nhất trong nhiều năm, với 41% số người tham gia khảo sát nói rằng sức khỏe tâm thần của họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tranh chấp xã hội. Nhiều vụ tự tử cũng đã được cho là liên quan đến các cuộc biểu tình.

John, 23 tuổi, đang chiến đấu với bệnh trầm cảm. Anh nói với tờ New York Times rằng sự can thiệp của Bắc Kinh vào thành phố và nỗi sợ sống trong một xã hội toàn trị đã khiến anh thường xuyên có ý nghĩ tự tử.

Ông nói : "Tôi cảm thấy tuyệt vọng vì mọi thứ không thể trở lại như trước đây. Dù chúng tôi có làm gì đi nữa, tôi cảm thấy rằng Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ kiểm soát Hồng Kông".
"Đó chỉ là vấn đề thời gian. Cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8, tôi bắt đầu có ý nghĩ tự tử".
"Tôi, giống như nhiều người Hồng Kông, đã cố gắng tự bảo vệ mình, nhưng chính phủ đã thực hiện các chiến thuật lố bịch như thể họ muốn mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Luật an ninh quốc gia này là một bước ngoặt ở Hồng Kông. Nó có thể được áp dụng rộng rãi mà không bị hạn chế gì cả.

Mọi người có thể bị bắt khi nói chính quyền là xấu, như ở Trung Quốc đại lục. Tôi nghĩ rằng đây là biện pháp mạnh nhất được thực hiện bởi chính quyền. Tôi bị sốc và cảm giác tự tử vì điều đó.

"Tự do và dân chủ về cơ bản là hai điều ở một đất nước văn minh. Tôi không muốn người khác cố gắng kiểm soát nội dung bài phát biểu của tôi, thời gian nói, nơi nói và tôi làm gì. Tôi không muốn bị cô lập khỏi thế giới, trang web của chúng tôi bị chặn, văn hóa và tiếng Quảng Đông của chúng tôi đã bị xoá bỏ. Ý nghĩa của cuộc sống đó là gì ?"

Vương quốc Anh bày tỏ quan ngại

Byline Times yêu cầu Bộ Ngoại giao Anh giải thích các biện pháp cụ thể được thực hiện đối với các vi phạm có thể xảy ra đối với "Tuyên bố chung Trung-Anh" và liệu có cuộc họp nào được triệu tập để thảo luận về tình hình này với Bắc Kinh hay không.
Người phát ngôn đã cung cấp một tuyên bố chung từ Vương quốc Anh, Úc và Canada, họ chỉ công nhận rằng luật an ninh quốc gia đã vi phạm nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" và lưu ý rằng ba quốc gia này "quan ngại sâu sắc".

Người phát ngôn nói thêm rằng Anh Quốc đã bày tỏ quan ngại với chính phủ Trung Quốc tại Bắc Kinh, đại sứ Trung Quốc tại London và lãnh đạo của Hồng Kông. Ông không nói liệu có cuộc họp nào chính phủ Trung Quốc hay chưa.

Kể từ khi bàn giao vào năm 1997, chính phủ Anh đã ban hành một báo cáo sáu tháng về việc thực hiện tuyên bố chung. Cho đến nay, ngoại trừ giai đoạn cao điểm của cuộc biểu tình này từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019, không thiếu một bản báo cáo nào. Byline Times đã hỏi Bộ Ngoại giao tại sao bản báo cáo không được xuất bản, và được cho biết rằng họ sẽ cho xuất bản "vào một thời điểm thích hợp".

Steve Shaw
Nguyên tác : Without Freedom and Democracy What’s the Point in Living ?’, Bylinetimes, 08/05/2020
Khánh An dịch
Nguồn : VNTB, 05/06/2020