Muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự, thì phải trao quyền lực cho người dân (empowering people), tức là phải dân chủ hóa đất nước. Vụ Hồ Duy Hải là một minh họa rõ nét cho sự phi pháp, thiếu vắng công lý và đạo đức, bao trùm lên chính quyền và chế độ độc tài đảng trị CSVN.
Bản quyền hình ảnhThang The Le Image caption
Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải
Có thể nói quan điểm đường lối kết tội vụ Hồ Duy Hải
là một lề lối giải quyết án có tính chất khung, có thể áp dụng trong
nhiều vụ án khác.
Cho nên nếu nói Hồ Duy Hải bị oan thì chính cái lề lối nhận thức và lối làm án là cái gây oan cho Hồ Duy Hải.
Nhận thức cũ mòn
Ở
đây cần thừa nhận một điều là Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao gồm những người có chuyên môn kinh nghiệm xét xử có thể đã thực sự
tin rằng việc kết án Hồ Duy Hải có tội là đúng đắn công lý.
Các
Thẩm phán đó đã hằn sâu nhận thức về một đường lối làm án, một lề lối
nhận thức cũ mòn đã thành thói quen, họ không thấy có vấn đề gì với cung
cách đánh giá chứng cứ và kết án như vậy.
Hồ sơ vụ án khi chuyển
đến sẽ được thẩm phán nghiên cứu trong vài tháng, khi thấy rằng có nhiều
lời khai nhận tội và mọi thứ phù hợp với nhau, thì khi đó đã tạo thành
niềm tin nội tâm ở thẩm phán rằng bị cáo có tội.
Vậy giờ đây những người muốn cứu Hồ Duy Hải thì phải cứu bằng cách nào? Làm sao để vượt qua được nhận thức đã thành nếp của các thẩm phán? Chỉ có một cách, đó là nâng cao tiêu chuẩn xét xử.
Tức
là đòi hỏi phải nâng cao điều kiện cơ sở kết tội, nhất là án tử hình,
yêu cầu phải xác lập được những cơ sở vững chắc cho việc kết tội.
Bằng
cách đó một mặt sẽ giữ được thể diện cho ngành Tòa án, động viên họ
rằng việc kết tội như đã làm là không sai với những gì đã là truyền
thống lâu nay, từ đó tạo khả năng chấp thuận về việc thảo luận và xây
dựng một tiêu chuẩn cao hơn cho việc xét xử. Khi không bị quy trách nhiệm người ta mới có lý do cho sự hợp tác thay đổi.
Rõ
ràng là những tiêu chuẩn, quy chuẩn xét xử, lề lối làm án lâu nay,
tương thích với một giai đoạn chính quyền chuyên chính, xã hội tương đối
lạc hậu, thì cái quy trình tiêu chuẩn đó có môi trường không gian đề
tồn tại.
Nhưng khi đời sống kinh tế xã hội đã phát triển, trình độ
nhận thức của người dân đã tiến bộ, người dân có ý thức về an ninh an
toàn cá nhân và nhu cầu về công lý xã hội, thì sẽ đặt ra đòi hỏi cao hơn
ở phía quản lý nhà nước nói chung và công tác xét xử nói riêng. Không nhận thức ra điều đó ngành Tòa án sẽ lưu giữ những lạc hậu và hành xử lạc điệu với tiến bộ xã hội. Bản quyền hình ảnhNguyen Thi LoanImage caption
Hồ Duy Hải trong một phiên tòa
Kết tội do khai nhận
Trong vụ Hồ Duy Hải
đúng ra cần phải có chứng cứ vật chất, hay nói như ông Lê Minh Trí Viện
trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao là phải có chứng cứ trực tiếp mới
đảm bảo cơ sở để kết tội.
Ví như đúng ra phải có chứng cứ về vết
máu của nạn nhân tìm thấy trên người Hồ Duy Hải, tài sản bị cướp của nạn
nhân tìm thấy ở nhà Hải, dấu vân tay của Hải có trên công cụ phương
tiện gây án.
Hay như phát hiện mẫu máu của thủ Hồ Duy Hải ở hiện
trường, hoặc có nhân chứng nhận ra Hồ Duy Hải hay các dữ liệu camera thu
được cho thấy Hồ Duy Hải ở hiện trường hay rời khỏi hiện trường .v.v..
Nếu không có các chứng cứ đó thì không thể kết tội. Thực tế trong vụ án này chỉ có các chứng cứ lời khai, gián tiếp. Tòa án dựa vào những cơ sở căn cứ yếu đó để kết tội đã khiến dư luận hồ nghi. Việc nâng cao chuẩn mực xét xử sẽ đòi hỏi nâng cao tri thức xét xử, và tri thức xét xử là một vấn đề của ngành tòa án lâu nay.
Phía
Tòa án cho rằng Hồ Duy Hải có 25 lời khai nhận tội và những lời khai
này phù hợp với các chứng cứ khác, nếu không phải là thủ phạm thì không
thể biết được. Nhưng thật ra đó chỉ là 25 biên bản ghi chép lời
khai có chữ ký của Hồ Duy Hải mà thôi. Những bản ghi chép đó là những
tài liệu xơ cứng khác hoàn toàn với lời khai báo tai nghe mắt thấy trực
quan sinh động.
Các bản ghi chép lời khai đã qua sự sàng lọc và
tác động bởi ý chí nhận thức của nhân viên điều tra nên thành ra sẽ rất
khác với lời khai báo thực tế của bị cáo. Hiện nay Bộ luật tố tụng
hình sự mới đã quy định phải ghi âm ghi hình khi hỏi cung. Điều đó mới
tạo ra chứng cứ đúng như nguyên nghĩa về lời khai nhận tội, đó là lời
nói có âm thanh và hình ảnh nét mặt cử chỉ dáng điệu.
Cho nên cái
gọi là lời khai nhận tội lâu nay, nếu là người nước ngoài thì họ sẽ
tưởng là lời nói nhận tội, nhưng ở Việt Nam thực ra đó chỉ là các tờ
giấy có chữ ký của bị can mà thôi. Mặt khác, Bộ luật tố tụng hình
sự quy định Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng
cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Và Không được dùng
lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết
tội.
Tức là pháp luật dựa trên kinh nghiệm tư pháp thế giới đã yêu cầu phải nghi ngờ dè chừng với những lời nhận tội của bị cáo.
Vậy
25 lời khai nhận tội kia cứ cho là phù hợp với các chứng cứ khác trong
vụ án thì nó cũng chỉ là một chứng cứ buộc tội duy nhất mà thôi. Và theo
luật thì không được sử dụng lời nhận tội là bằng chứng duy nhất để kết
tội.
Vậy trong vụ án còn có chứng cứ buộc tội nào khác không? Tôi thấy là không. Vì
ngoài chứng cứ lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải thì thấy có một nhân
chứng khi đến giao dịch buổi tối hôm đó có thấy một thanh niên ngồi ở
hàng ghế chờ ngồi nghịch điện thoại, nhưng người đó không quen và không
thể khẳng định đó đúng là Hồ Duy Hải. Hoặc đống tro than đốt ở
vườn nhà dì Hải cũng chỉ giám định ra có dấu vết của nhựa và vải, kết
quả giám định không khẳng định đó đúng là các Card sim thẻ điện thoại bị
lấy mất. Tựu chung lại vụ án chỉ có lời khai nhận tội và nếu đánh
giá chặt chẽ thì không đủ điều kiện để kết tội theo đúng tiêu chuẩn của
Bộ luật hình sự hiện nay.
Cho nên việc nâng chuẩn xét xử giản dị cũng chỉ là đòi hỏi ngành Tòa án phải áp dụng chặt chẽ đúng quy định pháp luật đã có.
Nhiều lạc hậu
Để
ý thì thấy ngành tòa án lâu nay có cung cách làm việc xáo mòn đơn điệu,
các đánh giá phán quyết chỉ xung quanh các yếu tố về chứng cứ và điều
luật. Trong khi lại rất thiếu các lý lẽ biện giải có tính chất
triết lý mà qua đó người dân mong muốn mình bị thuyết phục để rồi đặt để
niềm tin công lý vào tầm cỡ của tòa án. Vụ án Hồ Duy Hải liên
quan tới cái chết của hai cô gái và một bản án tử hình, nỗi đau quá lớn
đụng chạm tới lương tâm xã hội và chứa đựng trong đó các vấn đề triết lý
nhân bản sâu xa.
Từ đó đặt ra đòi hỏi về sự xác quyết nhận thức
chân lý và thiết lập lại hệ thống quy định pháp luật. Nhưng cách xử lý
của Tòa án lại không đáp ứng được kỳ vọng cảm thức công lý của dân
chúng.
Cũng không có gì cho thấy ngành Tòa án nhận ra vấn đề nội
tại của mình và có kế hoạch cải thiện năng lực, khắc phục sự lạc điệu,
đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Tới nay việc xử lý vụ Hồ Duy Hải tiếp theo thế nào sẽ cho thấy các cơ quan nhà nước muốn làm gì với nền tư pháp.
Nếu
họ thấy mọi thứ vẫn ổn thì sẽ không có gì thay đổi đối với bản án của
Hồ Duy Hải. Còn nếu vì xét đến cảm thức công lý của dân chúng, các cơ
quan sẽ phải đánh giá lại vụ Hồ Duy Hải.
Chỉ có một con đường duy
nhất để làm việc đó là đòi hỏi phải có bằng chứng vững chắc hơn trong
việc kết tội. Nói cách khác là nâng cao tiêu chuẩn xét xử và đặt ra
những cải cách sâu rộng đối với ngành tòa án.
Bài viết thể hiện ý kiến và lối hành văn riêng của Luật sư Ngô Ngọc Trai, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.