Ước tính hơn 10,3 triệu lao động Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Thu Hằng)

Dù nằm trong nhóm các nước kiểm soát dịch Covid-19 tốt, nhưng nhìn kỹ hơn thì Việt Nam có thể sẽ là một trong những nước bị thiệt hại nặng nề về kinh tế nhất. Trong bài viết, chưa thống kê một lực lượng lớn lao động "vỉa hè', nhưng con số sơ bộ đã lên tới 10.3 triệu người. Nền kinh tế Việt Nam vốn có tổng ngoại thương khoảng 500 tỷ đô la vào năm 2019, gấp đôi tổng GDP. Theo các chuyên gia, chỉ cần con số ngoại thương bằng 50% so với tổng GDP thôi là nền kinh tế quốc gia đã rất phụ thuộc vào bối cảnh thế giới. Đã vậy, chính quyền CSVN còn sao chép mô hình tăng trưởng của anh cả TQ bằng cách tăng chi tiêu đầu tư vào cơ sở hạ tầng với tình trạng tham nhũng tràn lan, đầu cơ bất động sản và du lịch giá rẻ. Chính vì mô hình bất ổn và dễ bị tổn thương như này, nên cùng một lúc, người dân phải vừa lo sợ chống dịch và còn lo sợ hơn viễn cảnh thất nghiệp, mất sinh kế...
 
 
 
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ước tính đến cuối quý 2, dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến sinh kế của 4,6 - 10,3 triệu lao động Việt Nam, do giảm số giờ làm, giảm lương, mất việc.
ILO ước tính hơn 10,3 triệu lao động Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 /// Ảnh T.Hằng
ILO ước tính hơn 10,3 triệu lao động Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Ảnh T.Hằng

Đây là là dự báo trong Báo cáo nhanh về tác động của Covid-19 tới thị trường lao động Việt Nam, vừa được Văn phòng ILO tại Việt Nam công bố chiều nay, 21.4.

2 kịch bản cho thị trường lao động Việt  

Theo ILO, số liệu thống kê quốc gia trong quý 1 thể hiện khủng hoảng Covid-19 chỉ tạo nên tác động nhỏ đối với thị trường lao động Việt Nam. Phân tích các chỉ số thị trường lao động từ các số liệu mới nhất cho thấy, việc làm, tình trạng thất nghiệp và số giờ làm việc trong quý 1 vẫn chưa bị tác động nhiều.
 
Báo cáo của ILO nhận định: “Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng toàn cầu trước đây cho thấy, thị trường lao động phản ứng với suy thoái kinh tế có độ trễ. Điều này là bởi các doanh nghiệp trước tiên luôn cố duy trì lực lượng lao động của mình lâu nhất có thể bằng cách cắt giảm sản lượng cho đến khi không còn tiếp tục duy trì được nữa. Sự tác động của dịch bệnh đến thị trường lao động có thể sẽ rõ rệt hơn trong quý 2”. 
 
Các chuyên gia của ILO cũng đưa ra 2 kịch bản tác động đến thị trường lao động Việt Nam gồm: kịch bản có mức độ tác động thấp hơn do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh được nới lỏng trong quý 2; và kịch bản còn lại là mức độ tác động lớn hơn khi phần lớn các biện pháp kiểm soát dịch bệnh vẫn được áp dụng.
 
Với 2 kịch bản tác động được xây dựng, ILO ước tính đến cuối quý 2, khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến sinh kế của 4,6 - 10,3 triệu lao động, do giảm số giờ làm, giảm lương, hoặc trong trường hợp xấu nhất là mất việc. 
 
Cụ thể, nếu theo kịch bản có mức tác động lớn, sẽ có 3,8 triệu lao động trong lĩnh vực sản xuất; 2,6 triệu lao động trong lĩnh vực thương mại bán buôn bán lẻ, sửa chữa xe gắn máy, xe máy; và 1,4 triệu lao động làm các dịch vụ lưu trú và ăn uống bị ảnh hưởng...
 
Ở kịch bản có mức tác động thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến 1,8 triệu lao động trong lĩnh vực sản xuất; 0,9 triệu lao động trong lĩnh vực thương mại bán buôn và bán lẻ; và 0,9 triệu lao động làm các dịch vụ lưu trú và ăn uống.
 
Nguồn tin: Thanh Niên