Hội nghị trung ương 7 làm chuyện gì? (Thiền Lâm)
Kể
cả một chủ tịch nước mới, và thông thường phải là người biết tiếng Anh,
mà có thể là nhân vật được xem là ‘ngoan hiền dễ bảo’ – Nguyễn Thiện
Nhân.
Với
những dấu hiệu và không khí đồn đoán về nhân sự trước Hội nghị trung
ương 7, có thể so sánh mức độ gay cấn và biến động nhân sự của hội nghị
này với Đại hội 12 diễn ra vào đầu năm 2016 – khi xảy ra động thái
‘Trọng loại Dũng’ và tạm kết thúc một triều đại ‘phá chưa từng có’, dù
còn lâu mới kết thúc chế độ ‘ăn của dân không chừa thứ gì’.
Tiêu điểm lớn nhất thu hút dư luận tại Hội nghị trung ương 7 là Trần Đại Quang.
Mặc
dù đang xuất hiện vài nhà bình luận cho rằng Trần Đại Quang sẽ từ bỏ
chức vụ chủ tịch nước tại Hội nghị trung ương 7 do vấn đề sức khỏe,
nhưng lịch sử của triều đại cộng sản qua các kỳ đại hội và hội nghị
trung ương đã cho thấy lý do ‘yếu sức khỏe’ hầu như chỉ mang tính bề
mặt, trong khi thâm sâu hơn nhiều là nguồn cơn ‘phe cánh chính trị’.
Thật
ra, Trần Đại Quang đã có vấn đề sức khỏe từ tháng Bảy năm 2017. Khi đó,
đã có đồn đoán là ông Quang bị ung thư máu và phải đi điều trị ở Nhật.
Một tháng sau khi ‘biến mất’, Trần Đại Quang xuất hiện trở lại, và cứ
nhìn vào gương mặt thiếu hẳn thần sắc của ông, người ta có thể tin là
Quang bị bệnh thật.
Tuy
nhiên, ngay cả lý do bị bệnh thật của Trần Đại Quang vẫn bị phủ quyết
bởi chính những yếu tố chính trị liên quan đến ông : chính tờ Nikkey của
Nhật đã xác nhận rằng không có bất kỳ cơ sở nào cho thấy ông Quang đi
Nhật chữa bệnh. Trong khi đó, cũng chẳng có bất kỳ quan chức có trách
nhiệm nào của Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương – cơ quan
chuyên theo dõi tình hình sức khỏe của các ủy viên bộ chính trị và ủy
viên trung ương – phát ra tin tức chính thức nào về việc cơ quan này có
thể đã theo dõi sức khỏe của Trần Đại Quang.
Do
tình trạng quá thiếu khả tín về ‘đi chữa bệnh’ trên, đến lần ‘đi Nhật
chữa bệnh’ vào tháng Tư năm 2018 của Trần Đại Quang đã càng khiến dư
luận nghi ngờ. Thậm chí một số người còn đặt dấu hỏi liệu ông Quang đã
không đi đâu khỏi Việt Nam mà chỉ ‘trị bệnh’ ngay tại Hà Nội và trong
một điều kiện ‘bị bó buộc về không gian’.
Từ
tháng Giêng năm 2018, đã có đồn đoán về một bức thư từ nhiệm chủ tịch
nước của Trần Đại Quang gửi đến Bộ Chính trị. Tuy nhiên, không ai thấy
bức thư này trên mạng xã hội và cho tới nay nhiều người đã không biết
mặt mũi bức thư này ra sao – khác hẳn với hình ảnh rất rõ ràng của một
bức thư dài 9 trang A4 được cho là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tràn
lan chóng mặt trên mạng xã hội. Đó là bức thư ông Dũng gửi Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị để giải trình 12 điểm về cá nhân ông và
gia đình ông mà Ủy ban Kiểm tra trung ương đã yêu cầu phải làm rõ.
Thời
điểm tháng Giêng năm 2018 trên lại trùng với một sự kiện chấn động
chính trường Việt Nam : một quan chức bậc trung của Tổng cục tình báo
thuộc Bộ Công an là Thượng tá Phan Văn Anh Vũ, tức đại gia Vũ ‘Nhôm’ bị
phát lệnh truy nã quốc tế và sau đó bị dẫn độ từ Singapore về Hà Nội.
Có thông tin cho rằng Phan Văn Anh Vũ còn có tên là Trần Đại Vũ.
Sự
trùng hợp về tính sự kiện trên lại có thể khiến người ta nhớ lại vụ
‘biến mất’ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào thảng Bảy năm 2017 –
trùng với sự kiện ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ theo cách
nói của Bộ Công an Việt Nam, cho dù Nhà nước Đức đã thẳng thừng tố cáo
mật vụ Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh ngay tại Berlin mà sau đó đã dẫn
đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức- Việt.
Còn
bây giờ, gần như chắc chắc sẽ có một cú đảo lộn vị trí chóp bu trong Bộ
Chính trị tại Hội nghị trung ương 7, mà nhiều khả năng là ngay trong
‘tứ trụ’.
Nếu có sự biến động lớn về nhân sự như thế, Trần Đại Quang sẽ là nhân vật có tuổi thọ ngắn nhất trên ghế chủ tịch nước.
Trong
khi đó, vài nhà bình luận quốc tế lại cho rằng ‘ông Nguyễn Phú Trọng sẽ
hài lòng với kết quả nhân sự trong Hội nghị trung ương 7’.
Cho tới nay, dường như mọi chuyện đang nằm gọn trong quỹ đạo tính toán của ông Trọng.
Hội
nghị trung ương 7 về thực chất có thể xem là ‘đại hội giữa nhiệm kỳ’
với một sự thay đổi lớn về nhân sự cấp cao trong Bộ Chính trị.
Ba
cái ghế bị khuyết – trong đó một cái chắc chắn của Đinh La Thăng đang
nằm tù và hai cái còn lại dự kiến thuộc về Đinh Thế Huynh và Trần Đại
Quang – sẽ có thể được ông Trọng bù đắp bằng những nhân sự gần gũi với
ông ta.
Kể
cả một chủ tịch nước mới, và thông thường phải là người biết tiếng Anh,
mà có thể là nhân vật được xem là ‘ngoan hiền dễ bảo’ – Nguyễn Thiện
Nhân.
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 04/05/2018