Chống tham nhũng 'đang gặp phản ứng mạnh' (TS. Phạm Quý Thọ Gửi-BBC)
Trong
vụ "Mobifone mua AVG" Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một loạt quyết định
của các cán bộ các bộ như Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản), Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công An. Họ
cùng doanh nghiệp nhà nước Mobifone và tư nhân AVG thao túng chính sách
trục lợi, nguy cơ thất thoát tài sản nhà nươc trên 7006 nghìn tỷ.
Vai trò của 'nhóm lợi ích cấp cao' có vẻ đang khiến chiến dịch chống tham nhũng trở nên 'nhạy cảm' hơn trước.
Ngày
11/3/2018 Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo mở rộng điều tra
vụ án "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền" có quy mô đặc biệt
lớn với nhiều cán bộ công an 'bảo kê' và tham gia.
Sang ngày
14/3 Thanh tra Chính phủ công bố kết luận báo cáo vụ "Mobifone mua AVG"
liên quan đến nhiều cán bộ của một số các bộ ngành trung ương.
Tham nhũng vặt tới nhóm lợi ích trung và cao
Đảng Cộng sản Việt Nam càng quyết liệt chống tham nhũng các nhóm lợi ích càng lộ rõ bản chất.
Tham
nhũng lớn nhỏ diễn ra trong chính quyền, gắn liền với nó là các nhóm
lợi ích hình thành và hoạt động ở cả ba cấp theo phân loại cán bộ cấp
thấp, trung và cao.
Các cán bộ 'biến chất' ở cơ sở
phường xã, phòng ban trong các công sở thường gây khó dễ cho người dân
và doanh nghiệp bằng cách gây phiền hà, nại ra các lý do thủ tục hay
'bận công tác' để vòi vĩnh đưa hối lộ hoặc chiếm đoạt như khai khống
tiền cứu trợ cho người nghèo, tham ô tiền đóng góp từ cộng đồng.
Nhóm lợi ích cấp thấp chỉ sản sinh tham nhũng 'vặt'.
Các cán bộ cấp trung 'thoái hóa' ở tỉnh, huyện và các doanh nghiệp nhà nước lớn thường trục lợi
khi lạm dụng chức quyền để thao túng môi trường kinh tế hay pháp lý
thay vì thực hiện chức trách và hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Họ
tạo ra các 'ekip' bởi họ hàng, người thân trong guồng máy để dễ bề điều
khiển, luồn lách hoặc hợp pháp hóa các quy trình thực thi chính sách.
Họ có thể thâu tóm quyền lực và tạo ra 'vương quốc riêng' tại địa phương
hay doanh nghiệp.
'Nhóm lợi ích cấp cao' ở bộ máy chính quyền trung ương trục lợi có xu hướng 'tự diễn biến' thông qua tham nhũng chính sách.
Họ thường là những kẻ cơ hội chính trị 'có thâm
niên', cấu kết với nhau từ các bộ, ngành và lĩnh vực khác nhau tạo nên
hệ thống quyền lực chi phối nhiều mối quan hệ phức tạp và có ảnh hưởng
lớn đến sự thay đổi thể chế kinh tế và chính trị.
Các vụ đại án xử
các đại gia ngân hàng như Phạm Công Danh, Trầm Bê, Hà Văn Thắm… đến các
nguyên lãnh đạo của Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) và Tập đoàn dầu
khí (PVN)… với hàng chục bị cáo cũng vẫn chỉ là 'đụng chạm' đến 'nhóm
lợi ích cấp trung'.
Ông Đinh La Thăng bị buộc tội 'cố ý làm trái'
khi là chủ tịch PVN chứ không phải là khuyết điểm khi bộ trưởng hay ủy
viên Bộ chính trị. Thậm chí những án kỷ luật đối với nguyên thứ trưởng
Thoa, hay một số quan chức cấp tỉnh cũng chỉ là đơn lẻ.
Tuy nhiên, đến hai vụ điển hình nêu ở trên cho thấy
trong vụ "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền" đã có tướng
công an bị khởi tố và nhiều cán bộ của ngành tham gia. Họ là những người
bảo vệ pháp luật nhưng đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Trong
vụ "Mobifone mua AVG" Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một loạt quyết định
của các cán bộ các bộ như Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản), Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công An.
Họ
cùng doanh nghiệp nhà nước Mobifone và tư nhân AVG thao túng chính sách
trục lợi, nguy cơ thất thoát tài sản nhà nươc trên 7006 nghìn tỷ.
Đây là 'nhóm lợi ích cấp cao', một trường hợp điển hình của hiện tượng 'cơ hội chính trị' tham nhũng chính sách.
Căn nguyên của tình hình cần phải được thẳng thắn nhìn nhận từ thể chế.
Ba lý do về thể chế
Trước hết, sở hữu nhà nước hay toàn dân đã tạo ra tách biết lớn giữa chủ sở hữu và người đại diện vốn nhà nước.
Những lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước hay các đơn vị
sự nghiệp công lập có 'độc lập' tương đối khi được ủy quyền từ nhà nước
họ điều hành sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ trong bối cảnh thị
trường còn nhiều khiếm khuyết, 'tranh tối tranh sáng' dễ nhanh thay
đổi, nên dễ sa vào 'rủi ro đạo đức', báo cáo thiếu trung thực, nặng
thành tích với cấp trên, chi phối cấp dưới và nhân viên, người lao động
bằng các quy chế riêng phức tạp được diễn giải có lợi có lãnh đạo hoặc
các chỉ đạo 'không văn bản'.
Thứ hai là tha hóa
quyền lực. Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện phù hợp với cơ chế kế
hoạch hóa tập trung. Từ ngày đổi mới khi Đảng có chủ trương lấy thị
trường là công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cho phép các đảng viên
và gia đình họ được làm giàu.
Trong điều kiện thiếu các thành tố
và các nguyên tắc hoạt động của thị trường thì tha hóa quyền lực, lợi
ích nhóm và tham nhũng là khó tránh khỏi.
Nhiều cán bộ lãnh đạo
'biến chất' giàu lên với bè nổi là 'các biệt phủ', cổ phần, cổ phiếu từ
các doanh nghiệp sân sau… khi kê khai tài sản là nội bộ, không được giám
sát công khai. Họ câu kết với nhau để bảo vệ tài sản chiếm đoạt.
Thứ ba,
Đảng Cộng sản lãnh đạo kinh tế thị trường là điều chưa có tiền lệ trong
quá trình lịch sử phát triển của các quốc gia. Sau khi các nước XHCN
Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc đang có những vẫn đề nội tại về thể chế kinh
tế và chính trị.
Chủ thuyết, mô hình phát triển cho đất nước chưa
được nghiên cứu thấu đáo để có sự lựa chọn thuyết phục. Vì vậy thể chế
thường gặp 'bất ổn' khi các chính sách được ban hành có nội dung kiểu
'dò đá qua sông'.
Sau hàng loạt bản án được tuyên trong các đại
án xử các nguyên lãnh đạo các ngân hàng, các tập đoàn kinh tế về 'tội cố
ý làm trái', 'tham ô' … các vụ nêu ra ở phần trên đã được Đảng Cộng
sản Việt Nam nhận định là 'rất nghiêm trọng, phức tạp và nhạy cảm'.
Các vụ việc cũng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Đảng
Cộng sản Việt Nam quyết liệt chống tham nhũng để lấy lại niềm tin dân
chúng, nhưng quá trình này nay đã dần sang giai đoạn khó khăn.
Nhất
là khi 'các nhóm lợi ích cấp cao' đang phản ứng, như 'phản bác' lại Kết
luận của Thanh tra Chính phủ về vụ Mobifone mua AVG.
Câu hỏi nay là các vụ 'nhạy cảm' có làm Đảng thỏa hiệp, chùn bước?