Vĩnh biệt bà Hoàng Thị Minh Hồ, người từng hiến 5.000 lượng vàng cho cách mạng (Bình Yên)
Khi
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, qua sự giới thiệu của ông Vũ Đình
Huỳnh, ông bà Trịnh Văn Bô đã dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách
mạng làm nơi làm việc. Ngay trong ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến tặng Nhà nước 5.147 lượng vàng trong Tuần lễ vàng (năm 1945), qua đời hồi 23h20 đêm 5/11, hưởng thọ 104 tuổi.
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ sinh năm 1914 tại Hà Nội. Năm 18 tuổi, bà Hoàng Thị Minh Hồ lập gia thất với ông Trịnh Văn Bô, được cha mẹ cho ở riêng tại nhà số 48 Hàng Ngang và kế thừa hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi.
Ông Trịnh Văn Bô sinh năm
1914, là con út trong gia đình 3 anh chị em. Thân sinh là cụ Trịnh Phúc
Lợi, một doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20. Mẹ ông họ Phan, người gốc
Hoa, về sau cùng chồng quản lý thành công hiệu buôn Phúc Lợi. Cậu ruột
cũng là chủ một hiệu buôn. Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, cha
ông còn là thầy của nhiều doanh nhân nổi danh như Nguyễn Đức Mậu (hiệu
Phát Đạt), Mai Bá Lân (hiệu Lợi Quyền), Vương Xuân Tọa (hiệu Lợi Hòa)...
Khi
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, qua sự giới thiệu của ông Vũ Đình
Huỳnh, ông bà Trịnh Văn Bô đã dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách
mạng làm nơi làm việc. Ngay trong ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Trong
cuộc vận động Tuần lễ vàng do Chính phủ phát động, gia đình ông bà
Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ đã ủng hộ tới 5.147 lượng vàng cho cách
mạng.
Ngoài ra, vợ chồng thương nhân Trịnh Văn Bô còn là thành viên cốt cán
trong ban vận động Tuần lễ vàng, khích lệ giới công thương và nhân dân
quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng.
Khi
thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương, bà Minh Hồ dẫn hơn chục hành viên
trong gia đình tản cư lên Cao Bằng, còn ông Trịnh Văn Bô công tác trong
chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc. Đến ăm 1955, gia đình ông bà trở về
Hà Nội. Ông Trịnh Văn Bô sau đó giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính
Hà Nội cho đến ngày nghỉ hưu.
Vào năm 2014, nhân kỷ niệm 100 năm
ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ 100 tuổi của cụ bà Hoàng Thị
Minh Hồ (1914 - 2014), Bộ Tài chính đã xuất bản cuốn sách “Doanh nhân
Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam”
nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình với Đảng, Chính phủ
và ngành Tài chính.
Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất UBND thành phố Hà
Nội lấy tên cụ Trịnh Văn Bô đặt cho một con đường tại thủ đô để nhiều
thế hệ sau vẫn còn nhớ tới nhà tư sản yêu nước.
Theo Vietnamfinance
Cháu nội cụ Trịnh Văn Bô: Còn nhiều khoản vay khác bị…. bỏ quên
Tác giả: theo FB Trịnh Hồng Minh
.KD: Có một điều bất ngờ, ngay sau khi Blog KD/KD đăng lại bài viết “Nhân chuyện trả nợ dân trong kháng chiến” của nhà báo Quốc Phong (Một thế giới), trên FB, anh Trịnh Hồng Minh, cháu nội của cụ Trịnh Văn Bô (anh là con trai của ông Trịnh Lương- con trai cả cụ Trịnh Văn Bô), viết stt này, xung quanh vấn đề các khoản nợ gia đình ông nội anh vẫn chưa được trả. Xin đăng tiếp để bạn đọc chia sẻ. Trong phần cuối của bài, anh Trịnh Hồng Minh viết:“Bố tôi kể: Những ngày cuối tháng 12/1946 súng đạn nổ khắp nơi, ông nội (ông Trịnh Văn Bô) thì bận tham gia chỉ đạo cuộc chiến đấu cố thủ thành phố Hà Nội cùng với Ủy ban Hành chính kháng chiến, ở nhà chỉ có bố và bà (bà Hoàng thị Minh Hồ), cụ bà (cụ Ngọc mẫu thân của ông Trịnh Văn Bô khi đó đã ngoài 70 tuổi) và vài người giúp việc (hãng buôn Phúc Lợi) phải luồn qua từng dãy phố thoát ra khỏi nội thành về hướng cầu Long Biên. Khi đó bố mới 13 tuổi, trên vai đeo cái ba lô tiền nặng trĩu chứa hơn 4 vạn rưởi tiền Đông Đương….bố tôi tặc lưỡi….may mà hồn thiêng sông núi phù hộ, ngày đó tên bay đạn lạc, đêm tối mịt mờ, vai thì vác một khối tài sản khổng lồ…nếu chẳng may trúng đạn hoặc bị quân Pháp bắt…không biết thì sẽ ra sao…? Những ngày đó đêm đêm nhìn về Hà Nội ngập chìm trong máu lửa mà lòng nhói đau.”
.Đọc mà thấy buồn… Không rõ rồi đây, câu chuyện nợ dân có thể được trang trải ra sao cho minh bạch, và lòng dân mới yên
——————
Đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/2017/07/27/nhan-chuyen-tra-no-dan-trong-khang-chien/
Tác giả Quốc Phong viết bài này còn chưa được đầy đủ và chính
xác. 5.147 lạng vàng mà tác giả đề cập đến mới chỉ là những khoản gia
đình Ông bà tôi ủng hộ cách mạng trong khoảng thời gian đấu tranh giành
độc lập năm 1945 gồm 117 lạng trong tuần lễ vàng (đúng như tác giả
viết), số 5.030 lạng còn lại là các khoản ủng hộ khác bằng vàng và bằng
tiền quy ra vàng (khoảng hơn 2 triệu đồng Đông Dương) khi ngân khố quốc
gia trống rỗng, để chi trả lương cho cán
bộ Uỷ ban Hành chính kháng chiến Tp Hà Nội, để chi chuẩn bị lễ khai
trương độc lập mùng 2/9, chi cho Bác cả Nguyễn Lương Bằng lo việc tài
chính ở chiến khu, chi đãi tiệc phái viên quân sự của Mỹ (thiếu tá Patti
của Mỹ dẫn đầu đội quân nhỏ đến Hà Nội ngày 22/8/1945 để giám sát cuộc
giải giáp quân đội Nhật), chi đãi tiệc và cho Tiêu Văn, Lư Hán để thương
thảo đề nghị họ rút đạo quân chấy rận Quốc Dân Đảng về nước….
Còn nhiều khoản khác thì các phóng viên báo chí chưa biết, và
bị các nhà sử học cách mạng “bỏ quên” …Ở đây tôi có thể công bố thêm 01
khoản nữa (trong nhiều khoản bị bỏ quên) …là khoản cho Ủy ban kháng
chiến Khu XI vay 450.000 đồng Đông Dương ngày 29/12/1946 (tương đương
khoảng 600.000 dolla Mỹ hoặc 1250 lượng vàng ở thời điểm đó) – tức là
ngay sau khi lệnh Toàn quốc kháng chiến được ban hành 10 ngày để mua
lương thực, nhu yếu phẩm, quân trang cho Trung đoàn thủ đô và dân quân
tự vệ thành Hà Nội ở lại lập phòng tuyến cố thủ Hà Nội – QUYẾT TỬ CHO TỔ
QUỐC QUYẾT SINH. Để cho Ban lãnh đạo của Chính phủ cách mạng, các ban
ngành đoàn thể, lực lượng chủ lực và nhân dân thủ đô có đủ thời gian di
tản lên chiến khu nhằm bảo toàn lực lượng trước sự tiến công tái chiếm
TP Hà Nội của quân đội thực dân Pháp. Khoản cho vay nợ này cho đến nay
gia đình chúng tôi yêu cầu trả mãi mà vẫn chưa đòi được!!!.

Dân tộc ta vẫn có câu thành ngữ “một miếng khi đói bằng một
gói khi no”, lại có câu nói “Uống nước nhớ nguồn” , “Ăn quả nhớ kẻ trồng
cây” – Vậy mà trong trường hợp này…có vẻ như Đảng và Chính phủ đã quên
đi những ơn nghĩa của thủa hàn vi, khó khăn trứng nước. Cũng khá lâu
rồi, vào những dịp lễ Độc lập, không thấy đại diện của Đảng và Chính phủ
ghé thăm bà tôi, mặc dù năm nay cụ vẫn còn tại thế (Cụ đã 104 tuổi
rồi). Nên hiểu điều đó như thế nào đây???
GIAN NAN, CHUYỆN GIA ĐÌNH ÔNG BÀ TRỊNH VĂN BÔ ĐI ĐÒI NHÀ
Cụ
Trịnh Văn Bô (1914 - 1988) là hậu duệ đời thứ 9 của An Đô Vương Trịnh
Cương, hậu duệ đời thứ 16 của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm.
Chính nhờ người cha đã gây dựng cơ sở kinh doanh để đến đời cụ Trịnh Văn Bô và người vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ mà thương hiệu vải Phúc Lợi là một trong những doanh nhân nổi tiếng đất Hà thành những năm đầu thế kỷ 20.
Gia đình Trịnh Văn Bô là gia đình giàu có bậc nhất Hà Nội, hay tài trợ cho các hoạt động xã hội và từ thiện. Nhưng khi đã tiếp xúc được với cách mạng, gia đình đã mang tiền bạc giúp đỡ tổ chức Việt Minh ngay trong thời kỳ thực dân và phát xít còn đang thẳng tay khủng bố những người ủng hộ Việt Minh, ông bà Bô trở thành thành viên của Mặt trận Việt Minh vào ngày 14/11/1944.
Nhà "tài trợ" cho chính quyền cách mạng non trẻ.
Tổng bí thư Trường Chinh thấy căn nhà 48 Hàng Ngang của ông bà Trịnh Văn Bô là một địa điểm an toàn, bí mật nên đã đón Hồ Chủ tịch về. Cụ Hồ về ngày 24.8.1945 và ở lại cho đến 27/9. Mặc dù còn nhiều khó khăn, mua 3 đồng 1 tạ gạo, ăn cơm tính bằng xu nhưng trong khoảng thời gian Bác Hồ về nhà ở, gia đình cụ Trịnh Văn Bô nhiều lần ủng hộ từ tiền ăn uống đến việc tiếp đoàn đại biểu người Pháp, khách Trung Quốc rồi Nhật. Trong suốt thời gian ở tại ngôi nhà này cho đến ngày ra mắt Lễ tuyên ngôn Độc lập vào 2/9/1945, Bác Hồ cùng 14 cán bộ đã được gia đình ông bà Trịnh Văn Bô đài thọ toàn bộ mọi chi phí ăn mặc, đi lại.
Sau Cách mạng Tháng 8, ông Trịnh Văn Bô được mời ra làm ủy viên thường trực ủy ban hành chính Hà Nội. Vợ ông bà Hoàng Thị Minh Hồ được ông Khuất Duy Tiến, phó chủ tịch TP. Hà Nội tiến cử vào Ban vận động Quỹ Độc lập. Ngoài việc đích thân đóng góp tổng số 5.147 lượng vàng, ông bà còn nghĩ ra nhiều cách để có thể kêu gọi được sự ủng hộ của các gia đình tư sản khác cho cách mạng.
"Khi
tiêu tiền cho bản thân thì bố mẹ tôi tiết kiệm từng đồng, từng hào,
từng xu, không bao giờ tiêu theo kiểu vứt đồng tiền đi. Nhưng lúc cách
mạng cần, bố tôi sẵn sàng mang tài sản vất vả cả đời để ủng hộ cách mạng
mà không cầu danh vọng", ông Lương tâm sự.
Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, gia đình họ Trịnh tiếp tục một lòng theo cách mạng. Cụ Trịnh Văn Bô tham gia công tác trong Chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc trong khi gia đình tản cư lên Cao Bằng, bà Bô cuốc đất trồng khoai, đến năm 1955, gia đình ông mới trở về Hà Nội.
Gian nan đòi nhà
Trước cách mạng gia đình ông Trịnh Văn Bô sở hữu nhiều tài sản như biệt thự nổi tiếng 48 Hàng Ngang và nhiều dinh thự khác như 34 Hoàng Diệu, 24 Nguyễn Gia Thiều, 56-58 Tràng Tiền.
Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, gia đình họ Trịnh tiếp tục một lòng theo cách mạng. Cụ Trịnh Văn Bô tham gia công tác trong Chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc trong khi gia đình tản cư lên Cao Bằng, bà Bô cuốc đất trồng khoai, đến năm 1955, gia đình ông mới trở về Hà Nội.
Gian nan đòi nhà
Trước cách mạng gia đình ông Trịnh Văn Bô sở hữu nhiều tài sản như biệt thự nổi tiếng 48 Hàng Ngang và nhiều dinh thự khác như 34 Hoàng Diệu, 24 Nguyễn Gia Thiều, 56-58 Tràng Tiền.
Năm
1954 từ nơi tản cư trở về, gia đình ông Trịnh Văn Bô đã không còn một
căn nhà nào để ở, toàn bộ biệt thự, cửa hàng đều đã bị các cơ quan nhà
nước sử dụng hoặc chia cho cán bộ nhân viên ở. Lúc đầu, Nhà nước “mượn”
sau tự làm giấy nói gia đình xin hiến, nhưng cụ bà Trịnh Văn Bô bảo:
“Tôi không ký”. Ông bà tiếp tục xoay xở và bán dần đồ đạc để nuôi sống
gia đình.
Ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954 ông bà Trịnh Văn Bô làm giấy cho thiếu tướng Hoàng Văn Thái mượn ngôi nhà 34 Hoàng Diệu diện tích 3000m2 với thời hạn 2 năm ( 1954-1956), nhưng ông Hoàng Văn Thái ở đến khi mất (năm 1986), Bộ Quốc phòng xây nhà cho các tướng lĩnh cao cấp tại Liễu Giai rất rộng rãi, khang trang. Gia đình tướng Hoàng Văn Thái được chuyển về Liễu Giai.
Tháng 10/1987, cố vấn Trường Chinh có mời ông Trịnh Văn Bô (ông Trịnh Văn Bô mất năm 1988) và bà Hoàng Thị Minh Hồ lên gặp, hai ông bà nhân cuộc gặp thân mật này đã ngỏ ý cho phép gia đình được trở về sống tại 34 Hoàng Diệu vì gia đình ông bà hiện đông các con, cháu, chắt. Cả bốn thế hệ cùng ở trong một ngôi nhà ở phố Nguyễn Gia Thiều.
Ngày 1/6/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười phê chuẩn việc trả lại nhà 34 Hoàng Diệu cho ông bà Trịnh Văn Bô. Ngày 10/7/1990, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cũng có ý kiến nhất trí việc trả nhà cho bà Bô.
Ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954 ông bà Trịnh Văn Bô làm giấy cho thiếu tướng Hoàng Văn Thái mượn ngôi nhà 34 Hoàng Diệu diện tích 3000m2 với thời hạn 2 năm ( 1954-1956), nhưng ông Hoàng Văn Thái ở đến khi mất (năm 1986), Bộ Quốc phòng xây nhà cho các tướng lĩnh cao cấp tại Liễu Giai rất rộng rãi, khang trang. Gia đình tướng Hoàng Văn Thái được chuyển về Liễu Giai.
Tháng 10/1987, cố vấn Trường Chinh có mời ông Trịnh Văn Bô (ông Trịnh Văn Bô mất năm 1988) và bà Hoàng Thị Minh Hồ lên gặp, hai ông bà nhân cuộc gặp thân mật này đã ngỏ ý cho phép gia đình được trở về sống tại 34 Hoàng Diệu vì gia đình ông bà hiện đông các con, cháu, chắt. Cả bốn thế hệ cùng ở trong một ngôi nhà ở phố Nguyễn Gia Thiều.
Ngày 1/6/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười phê chuẩn việc trả lại nhà 34 Hoàng Diệu cho ông bà Trịnh Văn Bô. Ngày 10/7/1990, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cũng có ý kiến nhất trí việc trả nhà cho bà Bô.
Nhưng mãi đến năm 1993, gia đình bà Bô vẫn chưa nhận được nhà. Cuối năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao cho Phó Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định trả nhà 34 Hoàng Diệu cho bà Bô.
Ngày 24/10/1994, có hẳn một cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng, UBND thành phố Hà Nội và Sở Nhà đất thành phố Hà Nội quyết định trả nhà cho bà Bô. Thế mà gia đình bà Trịnh Văn Bô vẫn không nhận được nhà!?
Thời điểm ấy, nhiều phóng viên khi nhận được đơn thư của bà quả phụ Trịnh Văn Bô đã bức xúc trước điều kỳ quặc đến khó hiểu, rằng từng ấy cá nhân và cơ quan có trách nhiệm đã quyết định việc trả nhà 34 Hoàng Diệu cho gia đình bà Bô với ngần ấy chữ ký đầy quyền lực mà bà vẫn chưa có giấy tờ hợp pháp được đến ở nhà 34 Hoàng Diệu!
Chính quyền mượn 2 năm nhưng đến 40 năm sau không chịu trả, trong khi đó gia đình ông bà Trịnh Văn Bô cả bốn thế hệ cùng ở chật chội trong một ngôi nhà. Gia đình phải viết đơn xin gửi khắp nơi, từ các cấp lãnh đạo cao nhất đến báo chí…, Chính quyền quyết định trả nhưng mãi 9 năm, phải 9 năm, bằng độ dài thời gian của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình bà quả phụ Trịnh Văn Bô mới được trở về ngôi nhà cũ của mình ở 34 Hoàng Diệu, với những giấy tờ về bằng khoán điền thổ của ngôi nhà mà gia đình bà đã mua từ trước cách mạng.
Và như nhiều người biết, để vào được chính ngôi nhà của mình sau gần 10 năm dằng dặc chầu chực xin xỏ các cấp lãnh đạo, một việc mạo hiểm và vô tiền khoáng hậu đã diễn ra. Một người con trai nửa đêm đã cõng mẹ già 90 tuổi vượt rào bí mật đột nhập vào chính nhà mình ở 34 Hoàng Diệu.
...Một số tòa báo ngay tinh mơ hôm sau, ngày 10/10/2003 lập tức nhận được tin đến 34 Hoàng Diệu có vụ nhảy dù chiếm nhà bất hợp pháp!
Đến nơi thấy cụ bà Trịnh Văn Bô, cái can chống hờ đỡ một bên người, mái tóc cước rung rinh trong nắng sớm cười hiền hậu giọng sang sảng: “Nào, mời các nhà báo lên nhà uống nước...”.
Các nhà báo có mặt bữa đó đều phát hoảng. Hóa ra, người nhảy dù là bà cụ Bô mà bao nhiêu năm họ đã quá quen mặt! Mọi người tíu tít theo chân cụ lên nhà chuyện vãn một hồi rồi giải tán...
Những
tờ giấy có những chữ ký cùng các dấu mộc đầy quyền lực đã kể ở trên ghi
rất rõ cái việc hợp pháp của cụ ở nhà 34 Hoàng Diệu này. Nhà cụ thì cụ
cứ việc ở.
Ảnh: Vợ chồng ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ thời trẻ
Nguồn: http://www.tienphong.vn/…/hau-chuyen-nguoi-hien-hon-5-ngan-…
http://phunuonline.com.vn/…/nha-48-hang-ngang-va-nguoi-hie…/"
Ảnh: Vợ chồng ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ thời trẻ
Nguồn: http://www.tienphong.vn/…/hau-chuyen-nguoi-hien-hon-5-ngan-…
http://phunuonline.com.vn/…/nha-48-hang-ngang-va-nguoi-hie…/"