Chiến thuật đưa Trump vào tròng (Lữ Giang)
Mặc
dầu đã có nhiều nỗ lực đưa ông ta dần vào chiến lược toàn cầu mà Mỹ đã
áp dụng qua nhiều đời Tổng thống để củng cố vai trò lãnh đạo thế giới
của Mỹ, nhưng mọi nỗ lực đều trở thành vô ích, vì Trump thiếu kiến thức,
khả năng và tư cách căn bản về lãnh đạo, không có tầm nhìn chiến lược,
chỉ thích làm những chuyện lặt vặn để "biểu dương khí thế"…
Chủ
tịch Đảng Quốc Gia (National Party) của Nam Phi đã từng nói : "Bạn có
thể đưa một con khỉ ra khỏi rừng và vào thị trấn nhưng không thể lấy một
khu rừng ra khỏi đầu óc của con khỉ được" (You can take a monkey out of
the forest & into the town but can’t take a forest out of the
monkey's thinking). Câu nói này đang được áp dụng cho những người như
Donald Trump.
Mặc
dầu đã có nhiều nỗ lực đưa ông ta dần vào chiến lược toàn cầu mà Mỹ đã
áp dụng qua nhiều đời Tổng thống để củng cố vai trò lãnh đạo thế giới
của Mỹ, nhưng mọi nỗ lực đều trở thành vô ích, vì Trump thiếu kiến thức,
khả năng và tư cách căn bản về lãnh đạo, không có tầm nhìn chiến lược,
chỉ thích làm những chuyện lặt vặn để "biểu dương khí thế"…, nên gây rối
loạn từ trong ra ngoài nước. Do đó, có nhiều dầu hiệu cho thấy các nhà
chiến lược Mỹ đang tiến tới một giải pháp khác. Vụ điều trần công khai
của James Comey, cựu giám đốc FBI tại Ủy ban Tình báo Thượng viện ngày
8/6/2017 có thể được coi như là một bước khởi đầu.
Không nắm vững luật pháp
Sau
cuộc điều trần của James Comey, có người đã phê phán rằng "phiên điều
trần của Comey hoàn toàn không đưa ra một bằng chứng cụ thể nào chống
lại Trump và có khá nhiều bằng chứng rằng việc Trump cách chức ông ta là
đúng". Còn Trump viết trên Twitter lúc 9 giờ 10 sáng ngày 9/6/2017 :
"Bất kể các man khai và lừa dối, tôi vô can hoàn toàn, và wow… Comey là
kẻ rò rỉ thông tin"... Những phê phán như thế chứng tỏ người phê phán
thiếu hiểu biết về pháp luật và mục tiêu của Ủy ban Tình báo Thượng viện
khi đưa James Comey ra điều trần công khai.
Trước
hết James Comey đã được Ủy Ban Giám Sát Hạ Viện yêu cầu ra điều trần
công khai ngày 24/5/2017, nhưng ngày 22/5/2017, Chủ tịch Ủy Ban Giám sát
là Dân biểu Jason Chaffetz cho biết cuộc điều trần được hoãn lại vì ông
Comey muốn bàn luận với Công tố viên đặc biệt Robert Mueller trước khi
ra nói chuyện trước quần chúng. Sau đó, Ủy ban Tình báo Thượng viện lại
mời ông Comey ra điều trần công khai ngày 8/6/2017.
Ông
Comey đã ra điều trần nhiều lần mà có phải xin phép hay hỏi ai đâu, tại
sao lần này phải đi hỏi ý kiến của Công tố viên đặc biệt ?
Những luật pháp rắc rối
1. Những văn kiện cần biết
Ngày
31/10/1951, Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hàng luật ấn dịnh tội phạm về "tiết
lộ thông tin bí mật" (disclosure of classified information) và được ghi
vào mục 18 § 798 của Luật Liên bang Hoa Kỳ. Đại khái, điều luật này cấm
cung cấp cho những người không được phép các thông tin mật (classified
information) gây phương hại cho sự an toàn hay lợi ích của Hoa Kỳ hoặc
vì lợi ích của bất kỳ chính phủ ngoại quốc nào gây thiệt hại cho nước
Mỹ.
Để
thi hành điều luật này, ngày 8/3/1972, Tổng thống Nixon đã ban hành Sắc
lệnh số 11652 quy định về những thông tin được coi là MẬT và quyền giải
mật (declassify) các thông tin đó. Đây là một sự quy định rất phức tạp,
chúng tôi chỉ có thể nói một cách đại cương rằng những thông tin nào có
dấu MẬT đóng trên đó hay phát xuất từ các cuộc họp mật đều không được
tiết lộ.
Vì
thế, khi điều trần KÍN ông Comey có quyền khai thoải mái, trái lại khi
điều trần công khai, ông ta chỉ được nói vể các tin không được xếp vào
loại MẬT mà thôi. Nếu tiết lộ các thông tin mật, ông ta có thể bị truy
tố về hình sự. Do đó, trước khi ra điều trần công khai, ông phải bàn với
Công tố viên đặc biệt vể những thông tin nào ông ta có thể nói và những
thông tin nào không được nói. Trump không biết gì về luật nên cãi chày
cãi cối.
Trước
khi ông Comey điều trần, ngày 7/6/2017, Thượng viện cũng đã mời nhóm
chính quyền của Trump ra điều trần công khai gồm các ông Rod Rosenstein,
Thứ trưởng Tư pháp ; Mike Rogers, Giám đốc An ninh quốc gia (NSA) ;
Andrew McCabe, Quyền Giám đốc FBI và Dan Coats, Giám đốc Tình báo quốc
gia (DNI). Các ông này đều từ chối trả lời viện lý do luật không cho
phép trình bày công khai. Ông Dan Coats nói : "Tôi thấy không thích hợp
để trả lời trước một phiên nhóm công khai, nhưng sẽ trả lời trong một
phiên họp kín".
2. Donald Trump lại loạn ngôn
Hôm
3/6/2017, ông Kellyanne Conway, Cố vấn cao cấp của Tòa Bạch Ốc, nói
rằng Tổng thống Trump đang cân nhắc việc ngăn cản phiên điều trần trước
Thượng viện của ông Comey. Đến hôm 6/6/2017, phát ngôn viên Sarah
Sanders lại nói rằng Tổng thống Trump sẽ không dùng đến đặc quyền hành
pháp để ngăn ông Comey điều trần.
Nói
như vậy là loạn ngôn. Tổng thống Trump không có quyền cấm ông Comey ra
điều trần trước Quốc hội vì làm như vậy là cản trở công lý. Với quyền
hành pháp, ông ta chỉ có thể giải mật (declassify) một số thông tin để
ông Comey có thể cho quần chúng biết, đó là những thông tin về những
cuộc nói chuyện giữa ông ta với Comey liên quan đến cuộc điều tra tướng
Flynn đang được tiến hành.
Dựa
vào thông báo của phát ngôn viên Sarah Sanders, ông Comey đã viết một
bản tường trình dài 7 trang về chuyện này gởi cho Ủy ban Tình báo Thượng
viện và cho các cơ quan truyền thông.
3. Dốt luật nhưng thích dọa luật
Sau
khi nghe Comey điều trần, lúc 9 giờ 10 sáng ngày 9/6/2017, Trump viết
trên Twitter : "Bất kể các man khai và lừa dối, tôi vô can hoàn toàn, và
wow… Comey là kẻ rò rỉ thông tin". Nói rõ hơn, Trump tố cáo Comey tiết
lộ các thông tin mật.
Nhưng
ông Comey là một luật sư, từng làm công tố viên ở New York rồi Thứ
trưởng Tư pháp, ông ta đâu có sơ hở như vậy. Đọc bản tường trình của ông
Comey, chúng ta thấy có 4 lần Trump nói chuyện riêng với Comey về tướng
Flynn đáng lưu ý : Ăn tối tại Tòa Bạch ốc ngày 27/1/2017, gặp gỡ tại
phòng Bầu dục vào ngày 14/2, cuộc điện đàm vào ngày 30/3 và cuộc điện
đàm vào ngày 11/4. Trong 4 lần này, chỉ có cuộc họp tại Phòng Bầu dục
ngày 14/2 có thể được coi là MẬT, vì lúc đó có cuộc họp của nhiều viên
chức Tòa Bạch ốc, rồi sau đó Trump đuổi các người khác ra và nói chuyện
riêng với Comey về tướng Flynn. Cuộc họp này có thể đã được ghi âm. Ba
lần khác chỉ là chuyện xã giao giữa hai cá nhân và không phải là "thông
tin mật", nên ông Comey đã kể lại cho Giáo sư Daniel Richman thuộc
Trường Đại học Luật khoa Columbia, và giáo sư này đã tiết lộ cho tờ New York Times. Nếu căn cứ vào đó để tố là "rò rỉ thông tin mật" (disclosure of classified information) là sai lầm.
4. Việc giao nạp các cuốn băng
Hôm
12/5/2017, ông Trump phóng twitter một câu mập mờ để dọa ông Comey
: "Ông Comey có thể hy vọng không có ghi âm trước khi ông Comey bắt đầu
rò rỉ thông tin cho phóng viên". Sau đó ông nói với các ký giả : "Tôi sẽ
cho quý vị hay vào một lúc nào đó gần đây thôi". Ông nói thêm : "Các
anh sẽ thất vọng khi nghe câu trả lời, đừng lo !".
Trong
cuộc điều trần ngày 8/6/2017, sau khi kể lại chuyện ông Trump bảo ông
đừng điều tra vụ tướng Flynn nữa, ông Comey có nói : "Tôi đã thấy những
dòng tweet về các cuốn băng. Chúa ơi, tôi hy vọng có những cuốn băng ghi
âm như vậy".
Người
Việt có câu "thần khẩu buộc xác phàm". Chính những lời tuyên bố của
Trump đang gây nguy hại cho Trump. Các nhà lập pháp đã yêu Tổng thống
Trump cung cấp các đoạn ghi âm ghi các cuộc đối thoại với giám đốc James
Comey. Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nói rằng Tòa Bạch ốc cần "làm sáng
tỏ" về sự tồn tại của các đoạn ghi âm. Thượng nghị sĩ Charles Schumer
cảnh cáo việc hủy hoại các đoạn ghi âm là vi phạm pháp luật. Nếu không
giao nạp các cuốn băng, các viên chức Tòa Bạch ốc có thể bị truy tố về
tội cản trở công lý.
Mục tiêu của cuộc điều trần công khai
Thượng
viện đã mở một phiên điều trần công khai cho James Comey ra điều trần
về những vấn đề của Tổng thống Trump không phải là để làm rõ sự thật, mà
nhắm hai mục tiêu : Trước hết là thăm dò xem thái độ của quần chúng
cũng như dư luận đối với Trump hiện nay như thế nào, sau đó là đẩy
Donald Trump đi dần vào bóng tối, vì những phá hoại nước Mỹ và các liên
minh của Mỹ do Trump gây ra đã đến giai đoạn không thể chấp nhận được.
Nếu không có giải pháp nào khác, Đảng Cộng Hòa sẽ thất bại nặng trong
cuộc bầu cử năm tới.
1. Phản ứng của đa số quần chúng
CNN
cho biết có khoảng 3,05 triệu người dân Hoa Kỳ đã theo dõi cuộc điều
trần của ông James Comey trên truyền hình từ 10 giờ sáng đến 1 giờ
chiều, có người bỏ cả công ăn việc làm để xem. NBC nói khoảng 2,7 triệu,
ABC nói 3,3 triệu.
Theo
cuộc thăm dò của Washington Post-ABC News, có 22% dân chúng nói họ vẫn
ủng hộ Trump, còn 49% nói họ bất tín nhiệm. Có 56% cho rằng Trump sa
thải Comey là vì muốn bảo vệ cá nhân ông ta hơn là vì quyền lợi quốc
gia. Theo cuộc thăm dò toàn quốc của Quinnipiac University, có 57% không
chấp nhận Trump và 34% vẫn còn chấp nhận, 51% nói họ cực lực chống
Trump và 25% cương quyết ủng hộ Trump. 56% nói Trump không đáng kính
trọng và 68% nói Trump không có trình độ lãnh đạo.
2. Dư luận quốc nội và quốc tế về Trump
Đa
số các cơ quan truyền thông cũng như các chuyên gia quốc nội và quốc tế
đều coi Trump thuộc loại "hết thuốc chửa", người Việt thường gọi
là "docteur run" (thầy chạy) ! Những bài viết như thế này quá nhiều,
chúng tôi chỉ xin trích lại một số đoạn tiêu biểu.
Về bản chất con người của Donald Trump, trên tờ The Washington Post,
nhà báo Eugene Robinson đã quan ngại về bản chất điên rồ của Trump
: "Ông ta rõ ràng là điên – Tôi nói nghiêm túc về điều đó" (He’s just
plain crazy - I’m serious about that). Tư duy chính trị của Trump vừa
phản lại Hiến pháp vừa không mang sắc thái truyền thống của người
Mỹ, điều này dễ dàng khiến Trump trở thành một tai họa của đất nước.
Còn nhà báo David Brooks của New York Times
nói : "Ông ta là một người vô luân, tâm hồn trống rổng xem ra bị ám ảnh
bởi nhiều chứng rối loạn nhân cách" (He is a morally un-tethered,
spiritually vacuous man who appears haunted by multiple personality
disorders).
Trong bài "Đôi điều về Donald Trump", ông Đào Như phát giác ra rằng Donald Trump là nạn nhân của nhiều hội chứng tâm thần. Nổi
cộm hơn hết là Donald Trump tự suy tôn mình một cách thái quá -
narcissictic disorder syndromes. Donald Trump cũng là nạn nhân của hội
chứng hoang tưởng - delusional disorder syndromes - khi ông tưởng tượng
vẽ ra một bức tranh phong cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa nước Mỹ suy
đồi một cách tệ hại…
Tờ Le Courrier International của Pháp trích dẫn bài "Thế giới phải tiếp tục tiến tới mà không có Trump" của Washington Post
cho rằng việc rút lui khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu một cách
mù quáng chứng tỏ Hoa Kỳ đã từ chối vai trò chiến lược và tầm vóc của
mình. Tổng thống Trump còn gây lo ngại hơn khi đặt lại vấn đề cam kết
của Hoa Kỳ trong NATO, liên minh mà trong 70 năm qua đi đầu trong việc
giữ gìn hòa bình và là động cơ chính của thịnh vượng trên thế giới. Thủ
tướng Đức Angela Merkel khẳng định : "Thời kỳ có thể trông cậy vào nước
Mỹ đã qua rồi" !
Với đầu đề "Nước Mỹ tìm kiếm người giữ trẻ", tờ Libération
của Pháp nhận định rằng khi tiết lộ các thông tin bí mật cho Nga, ông
Trump lại gây ra xì-căng-đan mới, làm dấy lên lại cáo buộc về sự bất
tài, ngay cả trong phe Cộng Hòa.
Theo tờ Financial Times
của Anh, về mặt luật pháp, thủ tục impeachment (luận tội) đối với Trump
ngày càng trở thành hiện thực. Nhưng vấn đề là về chính trị : liệu phe
Cộng Hòa rốt cuộc có sẽ bỏ rơi Trump hay không ? Tờ New York Times
viện đẫn Tu chính án 25 trong Hiến Pháp Hoa Kỳ nói đến trường hợp truất
phế Tổng thống nếu Phó Tổng thống và đa số viên chức Tòa Bạch ốc thông
báo với Hạ Viện là tổng thống "không có khả năng nắm quyền", và 2/3 Hạ
Viện đồng ý với chính phủ.
Ngày
9/6/2017, dưới đầu đề "Mỹ : Phiên điều trần của cựu giám đốc FBI
phủ thêm bóng đen trên Nhà Trắng", đài RFI của Pháp đã đi tới kết
luận rằng mối liên hệ và sự can dự của Nga vào bầu cử Mỹ, đó
sẽ là một gánh nặng chính trị đeo đẳng chủ nhân Nhà Trắng
trong thời gian tới.
Tử huyệt của Trump : Đạo luật Logan
Ngày
29/12/2016, Tổng thống Obama tuyên bố tăng thêm một số biện pháp cấm
vận Nga, Donald Trump đã phái tướng Flynn điện thoại cho Đại sứ Nga tại
Mỹ là Sergey Kislyak 5 lần để thương lượng, yêu cầu Nga đừng đưa ra các
biện pháp trả đũa và hứa sau khi nhận chức, Donald Trump sẽ phục hồi
lại. Hành
động này vi phạm đạo luật Logan Act cấm tư nhân không được quyền thương
thuyết với các chính phủ ngoại quốc và đưa ra những lời cam kết, vi
phạm sẽ bị phạt 3 năm tù. Flynn đã nhận tội. Nếu cuộc điều tra phát hiện
ra các tài liệu chứng minh Trump đã ra lệnh cho Flynn thì Trump vẫn có
thể bị truy tố theo đạo luận Logan Act như là chính phạm, vì lúc đó
Trump chưa nhận chức, chưa được hưởng đặc quyền tài phán. Trump rất lo
sợ chuyện này nên yêu cầu James Comey đừng điều tra Flynn nữa.
Ủy
ban Tình báo Thượng viện biết rằng các bằng chứng đang nằm trong các
cuốn băng ghi lại cuộc nói chuyện giữa Flynn và Đại sứ Nga cũng như các
cuốn băng ghi lại các cuộc họp của chính phủ Trump ra lệnh cho Flynn từ
chức, nhưng chưa ra lệnh giao nạp vì còn đợi thời gian thích hợp. Vì thế
Donald Trump đứng ngồi không yên !
Ngày 15/06/2017
Lữ Giang