Thế truyền thông đã đổi, bài trấn áp phải thay (Nguyễn Anh Tuấn)
Ngay
sau khi chị Lê Mỹ Hạnh (một người hoạt động xã hội năng nổ về các vấn đề
xã hội, môi trường) bị hành hung, thông tin về sự việc đã được thông
báo đến Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khu vực châu Á.
Ngay
sau khi chị Lê Mỹ Hạnh (một người hoạt động xã hội năng nổ về các vấn đề
xã hội, môi trường) bị hành hung, thông tin về sự việc đã được thông
báo đến Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khu vực châu Á.
Đại
diện Cao ủy đã ngay lập tức đề nghị được cung cấp thông tin đầy đủ về
vụ việc để thông báo đến các Báo cáo viên Đặc biệt về Nhân quyền của
Liên Hiệp Quốc, từ đó các Báo cáo viên này sẽ gửi thư yêu cầu Chính phủ
Việt Nam điều tra làm rõ và trừng trị thủ phạm. Trong trường hợp nhà
chức trách Việt Nam phớt lờ những yêu cầu này, họ sẽ bị coi là dung
dưỡng cho tội ác chống lại những người hoạt động xã hội - điều sẽ làm
cho hình ảnh của họ xấu đi hơn nữa.
Nếu
như trước đây Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chỉ thường lên tiếng về
những vụ bắt giữ, bỏ tù người hoạt động Việt Nam thì gần đây ngay cả
những vụ hành hung người hoạt động cũng trở thành mối quan tâm của họ,
bất luận kẻ thủ ác có liên quan tới chính quyền hay không. Tiếng nói dựa
trên các giá trị phổ quát của một bên thứ ba có uy tín quốc tế như Cao
ủy sẽ khiến công luận chắc chắn hơn trong khẳng định về sự phi nghĩa của
bên sử dụng và dung dưỡng cho bạo lực.
Dĩ
nhiên sự quan tâm của cộng đồng quốc tế nếu có cũng chỉ đóng vai trò
phụ. Chính làn sóng phẫn nộ lan tỏa trên các trang mạng xã hội không bị
kiểm soát, cùng với những phản ứng tức thì được đám đông hưởng ứng (gọi
điện thoại truy vấn nhà chức trách theo kêu gọi của nhóm Hate Change, ký
tên vào đơn thư tố giác tội phạm do luật sư Lê Công Định khởi thảo, tự
làm clip lên án hành vi bạo lực...) đã khiến bài vở trấn áp 3 bước quen
thuộc như bên dưới trở nên vô hiệu.
B1 : Hành hung ;
B2 : Ngụy tạo những lý do tầm thường cho vụ hành hung như bắt quả tang ăn trộm, đánh ghen...
B3 : Lan truyền lý do ngụy tạo trên diện rộng để biến nạn nhân thành kẻ có lỗi trong mắt dư luận ;
Chiến
thuật này đòi hỏi điều kiện đủ là khả năng kiểm soát toàn bộ hệ thống
truyền thông để thao túng dư luận theo hướng bất lợi cho nạn nhân, biến
nạn nhân thành kẻ có lỗi, đáng bị chê trách trong mắt dư luận, từ đó mất
sạch sự ủng hộ từ dư luận để rồi sụp đổ hoàn toàn. Tuy nhiên, bối cảnh
truyền thông Việt Nam hiện nay dường như đã chuyển dịch theo hướng đa
dạng, đa nguyên đến mức không một lực lượng nào, dù quyền lực tới đâu,
có thể có được điều kiện đủ này.
Có
lẽ chính những diễn biến này đã đặt chính quyền vào thế không lựa chọn
nào khác ngoài phải vào cuộc (chính Giám đốc công an Thành phố Hồ Chí
Minh đã phải lên tiếng) và tạm giữ nghi phạm của vụ hành hung. Đồng
nghĩa là bài vở này hẳn sẽ khó được áp dụng thêm nữa, sau những cân nhắc
thiệt-hơn.
Nguyễn Anh Tuấn
Nguồn : RFA, 04/05/2017 (nguyenanhtuan's blog)