Những định hướng lớn của mô thức Việt Nam (Dự Án Chính Trị-Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2) (Phần 5b)



  Kinh nghiệm thế giới trong nhiều thập niên qua đã chứng tỏ rằng các chính sách kinh tế tập thể, quốc doanh đều dẫn đến thất bại. Kinh nghiệm cũng đã cho thấy rằng thị trường tự do là hướng dẫn chính xác nhất cho sản xuất và là bảo đảm chắc chắn nhất cho một sự phân phối hiệu nghiệm. Chọn lựa kinh tế phải có cho Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, lấy xí nghiệp tư làm nền tảng, lấy óc kinh doanh và sáng kiến làm sức mạnh, lấy tinh thần cầu tiến và làm giàu làm động cơ, lấy lợi nhuận làm phần thưởng và chất kích thích.

4. Xác định Việt Nam là đất nước xây dựng trên các cộng đồng

          Đất nước ta tuy có một lịch sử dài nhưng lại là một đất nước mới. Miền Trung mới hội nhập xong từ thế kỷ 17, miền Nam từ thế kỷ 18. Nước ta đã tiếp nhận rất nhiều đóng góp mới về đất đai và chủng tộc. Tuy vậy tổ chức của ta lại không thích nghi với những thay đổi đó và vẫn được quan niệm một cách sai lầm như là đất nước của một cộng đồng duy nhất: cộng đồng người Kinh. Lịch sử của ta là lịch sử của người Kinh. Văn hóa của ta là văn hóa của người Kinh. Các quan niệm về đạo lý, xã hội, luật pháp đều dựa trên người Kinh và chủ yếu nhắm phục vụ cho người Kinh. Có lẽ là quá trình mở nước và giữ nước khó khăn của ta đã không cho ta thời giờ và phương tiện đ suy nghĩ một cách nghiêm túc về một chính sách cộng đồng, nhưng phải nói thực là chúng ta rất thiếu sót về điểm này.  Trong suốt dòng lịch sử, trừ một vài ngoại lệ ít ỏi, người Kinh hầu như chưa hề nhìn nhận một trách nhiệm nào đối với các sắc tộc ít người mà chỉ áp đặt khuôn mẫu của mình, nếu cần bằng bạo lực. Tình trạng này nếu không được nhận định rõ rệt đ kịp thời có chính sách thỏa đáng có thể dẫn tới những hậu quả rất tai hại, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay và sắp tới. Nhiều quốc gia đang và sẽ còn phải khốn đốn vì những cuộc nổi dậy cuồng nhiệt của các sắc tộc ít người vùng lên đòi bản thể. Nếu chúng ta không cảnh giác đ cho tình trạng này xảy ra thì hai vùng rộng lớn của đất nước là miền núi phía Bắc và miền Cao Nguyên Trung Phần có thể trở thành bất ổn và không phát triển được.

          Các cộng đồng đều phải được tôn trọng như nhau trong một đất nước Việt Nam được định nghĩa như là đất nước của các cộng đồng. Cộng đồng người Việt gốc Khmer đã sống từ ngàn xưa tại miền Nam, cộng đồng người Việt gốc Hoa đã góp công lớn khai mở ra miền Nam phải được coi là những người Việt Nam trọn vẹn trước luật pháp cũng như trong tình cảm dân tộc.

          Quốc gia Việt Nam phải gạt bỏ hẳn ý đ đồng nhất hóa đ mưu tìm đồng tiến trong dị biệt.  Chúng ta phải khẳng định rằng đất nước Việt Nam không được định nghĩa bằng một chủng tộc mà bằng sự chấp nhận xây dựng và chia sẻ một tương lai chung.

          Ngày nay người Kinh đã chiếm đa số trên khắp lãnh thổ, giải pháp thành lập những vùng tự trị cho các sắc tộc không còn khả thi nữa, nhưng tản quyền sẽ cho phép các sắc tộc có tiếng nói đáng kể trong các chính quyền địa phương. Văn hóa, ngôn ngữ của các sắc tộc ít người phải được coi là thành phần của văn hóa Việt Nam mà nhà nước có nhiệm vụ gìn giữ. Lịch sử Việt Nam cũng phải được xét lại và được coi như lịch sử của các sắc dân đã hợp lại đ tạo thành đất nước Việt Nam.

          Tinh thần tôn trọng các cộng đồng cũng phải được mở rộng ra tới các cộng đồng tôn giáo, các cộng đồng tư tưởng, các cộng đồng nghề nghiệp và các cộng đồng không thành hình thái do nếp sống khác nhau của từng địa phương mà có. Các cộng đồng này phải được đảm bảo chỗ đứng và tiếng nói trong sinh hoạt quốc gia.

          Kể từ ngày 30-4-1975 chúng ta lại có thêm một cộng đồng quan trọng mới: cộng đồng người Việt hải ngoại. Những người Việt Nam này đã phải bỏ nước ra đi vì không thể chịu đựng những biện pháp hạ nhục, trù dập và phân biệt đối xử. Đất nước Việt Nam phải mở rộng vòng tay và tấm lòng đối với họ. Họ phải được nhìn nhận quyền công dân tức khắc và trọn vẹn, cho họ cũng như cho con cái sinh ra tại nước ngoài.

          Sự hình thành của cộng đồng Việt Nam hải ngoại là một yếu tố rất mới và một may mắn lớn cho đất nước. Nhờ cộng đồng này người Việt Nam đã làm quen được với mọi nếp sống và mọi nền văn minh, đã thử nghiệm mọi khuôn mẫu tổ chức xã hội, đã len lỏi vào mọi bộ môn khoa học kỹ thuật.  Cộng đồng này, một khi nối lại được quan hệ bình thường với đất nước, sẽ là một bảo đảm rằng Việt Nam sẽ là một nước cởi mở, sẽ rũ bỏ được mọi cố chấp và thành kiến, sẽ vĩnh viễn ra khỏi ngõ cụt cố chấp. Cộng đồng này tuy chưa đông đảo và còn cần được tăng cường nhưng có tiềm năng đóng góp lớn cho đất nước. Người Việt hải ngoại sẽ là những đầu cầu khoa học, kỹ thuật, văn hóa, thương mại vô cùng quý báu mà nhà nước Việt Nam không có phương tiện đ tạo ra. Kinh nghiệm cho thấy rằng các quốc gia phát triển mau chóng trong những năm gần đây đều đã nhờ sự đóng góp của một cộng đồng hải ngoại hùng mạnh. Bất cứ một nhà nước Việt Nam khôn ngoan nào cũng phải khuyến khích liên lạc giữa trong và ngoài nước, nhìn nhận một thực thể Việt Nam Hải Ngoại và tìm mọi sáng kiến đ cộng đồng Việt Nam hải ngoại ngày một lớn hơn, mạnh hơn.

          5. Dứt khoát chọn lựa một nền kinh tế thị trường lấy tư doanh làm nền tảng

          Kinh nghiệm thế giới trong nhiều thập niên qua đã chứng tỏ rằng các chính sách kinh tế tập thể, quốc doanh đều dẫn đến thất bại. Kinh nghiệm cũng đã cho thấy rằng thị trường tự do là hướng dẫn chính xác nhất cho sản xuất và là bảo đảm chắc chắn nhất cho một sự phân phối hiệu nghiệm. Chọn lựa kinh tế phải có cho Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, lấy xí nghiệp tư làm nền tảng, lấy óc kinh doanh và sáng kiến làm sức mạnh, lấy tinh thần cầu tiến và làm giàu làm động cơ, lấy lợi nhuận làm phần thưởng và chất kích thích.

          Chọn lựa ấy có nghĩa là nhà nước sẽ không làm những gì mà tư doanh có thể làm được. Vai trò kinh tế chủ yếu của nhà nước là bảo đảm sự ổn vững của đồng tiền, ngăn ngừa những cạnh tranh bất chính, đầu tư vào những ngành nhiều triển vọng mà tư nhân chưa dám hoặc chưa đ khả năng đầu tư, đảm nhận một số công trình khảo cứu, nghiên cứu và dự phòng cần thiết. Nhà nước cũng có chức năng cảnh giác trước những khuynh hướng kinh doanh có hại và khuyến khích những hoạt động kinh tế có lợi, nhưng nhà nước thực hiện chức năng này chủ yếu bằng thông tin và nâng đ chứ không phải bằng mệnh lệnh và cấm đoán. Nhà nước sẽ dồn mọi cố gắng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ trật tự an ninh, bảo vệ công lý, bảo vệ môi trường sinh sống, phát huy các mối bang giao quốc tế có lợi, xây dựng và củng cố đồng thuận dân tộc, nghĩa là làm đúng chức năng của một nhà nước.

          Đ làm trọn chức năng đó và bảo đảm sinh hoạt kinh tế thị trường lành mạnh nhà nước phải liên tục nỗ lực xây dựng một hệ thống luật pháp đúng đắn trên tinh thần thực nghiệm, bắt đầu từ những căn bản đúng đắn và không ngừng được bổ sung dựa trên những án lệ.

          6. Tiến tới một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ

          Với đất đai canh tác tuy ít nhưng phì nhiêu, Việt Nam có tiềm năng nông nghiệp đáng kể. Nông nghiệp trong ngắn hạn là đòn bẩy cho sự hồi sinh và là điểm khởi đầu của phát triển kinh tế. Do đó nông nghiệp là trọng tâm kinh tế tức khắc của chúng ta và cũng sẽ còn là trọng tâm kinh tế của chúng ta trong một thời gian khá dài.

          Tuy nhiên, vì đất đai chật hẹp và dân số đông đảo, Việt Nam không thể tiếp tục là một nước nông nghiệp. Ngược lại vị trí của ta thuận lợi, nhân lực của ta dồi dào và tinh nhuệ. Chức năng tự nhiên của chúng ta là chức năng của một quốc gia công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và hàng hải.  Chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ cho tương lai đó, nhất là sự chuyển hóa đó cho phép biến nhiều vùng núi không thể sử dụng cho nông nghiệp thành diện tích sinh hoạt, nghĩa là còn có tác dụng mở rộng đất nước trên thực tế.

          Mục tiêu kinh tế của chúng ta trong hai mươi năm tới là chuyển hóa từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Điều này có nghĩa là trọng lượng của nông nghiệp trong tổng sản lượng quốc gia cũng như trong phối trí nhân lực sẽ giảm dần đi. Bước đầu của cố gắng chuyển hóa này là phát triển -và nâng thật cao phẩm chất- những ngành công nghiệp gắn bó với nông nghiệp như công nghiệp thực phẩm, chế tạo phân bón, thuốc trừ sâu, nông cơ, v.v. song song với cố gắng tìm thị trường xuất khẩu cho nông phẩm. Một mục tiêu quốc gia của giai đoạn chuyển hóa này là thực phẩm Việt Nam được thế giới biết đến như là có phẩm chất siêu cao, nông cụ và nông cơ Việt Nam vô địch về tỷ lệ phẩm chất/giá.

          Ngoài những cố gắng dồn vào những ngành mà triển vọng đã thấy rõ như ngư nghiệp, du lịch, chúng ta sẽ đặc biệt chú trọng tới hai triển vọng mới là dịch vụ thương cảng và tin học. Cả hai ngành này đều đòi hỏi một chính sách mở cửa trọn vẹn, thẳng thắn ra thế giới bên ngoài.

           Do vị trí và bờ biển thuận lợi của ta, Việt Nam có thể có những thương cảng rất lớn. Chúng ta sẽ sẵn sàng ký những hợp đồng xây dựng và khai thác dài hạn một số thương cảng với các tổ hợp nước ngoài. Nhưng điều quan trọng đ thu hút những dịch vụ thương mại quốc tế là tình hình trật tự an ninh phải ổn định, thể chế chính trị phải cởi mở, chính quyền phải lương thiện và hệ thống viễn thông phải hoàn chỉnh.

          Người Việt Nam ta khá có khiếu về ngành tin học. Đây là một ngành còn nhiều tiềm năng phát triển và còn cần rất nhiều chuyên viên với giá cao. Tin học nếu được sử dụng đúng đắn cũng là dụng cụ quản lý khách quan cho phép loại trừ nhiều nguyên nhân đưa tới tham nhũng. Nước ta hiện đang có rất nhiều nhu cầu tin học hóa khu vực công có hy vọng được các định chế quốc tế tài trợ. Chúng ta có thể lấy việc thực hiện các dự án này làm bàn đạp đ đào tạo một đội ngũ chuyên viên tin học giỏi và cập nhật về kỹ thuật. Triển vọng càng cao vì các tiến bộ về truyền thông ngày càng cho phép thực hiện những hợp đồng tin học trên khắp thế giới mà không cần xuất ngoại.

          Nhà nước phải lấy làm mục tiêu nối kết mọi gia đình vào mạng lưới Internet đ sử dụng tối đa mạng lưới này như một phương tiện thông tin, học hỏi, trao đổi và mua bán.

          Chúng ta sẽ không thiết lập các khu kinh tế với quy chế đặc biệt như kiểu "khu chế xuất" mà sẽ dành mọi khuyến khích và dễ dãi cho các hoạt động kinh tế trên cả nước, với một luật kinh doanh chung cho toàn lãnh thổ.

          Đất nước ta may mắn là một quốc gia duyên hải, các vùng đông dân đều không xa bờ biển và cũng không xa các cảng tốt. Dựa vào ưu thế đó chúng ta sẽ thiết lập các khu công nghiệp trải đều trên khắp lãnh thổ. Chính sách này đòi hỏi một đầu tư quan trọng cho cơ sở hạ tầng, giao thông và truyền thông nhưng bù lại sẽ tiết kiệm được những tốn kém còn quan trọng hơn về di dân, và đồng thời cũng tránh được nạn nhân mãn tại các thành phố lớn mà các quốc gia đang mở mang đều gặp. Cần nhấn mạnh rằng mọi chính sách tương lai đều hoàn toàn không mang tính cưỡng bách. Tái phối trí dân số và lực lượng lao động là hiện tượng thường trực và tự nhiên trong mọi quốc gia, nhất là tại các quốc gia đang phát triển, nhưng cách hay nhất vẫn là để người dân toàn quyền chọn lựa nghề nghiệp và nơi sinh sống sau khi được thông tin đầy đủ về các cơ hội. Đó là phương thức để trí tuệ cá nhân và sách lược quốc gia bổ túc cho nhau và điều chỉnh lẫn nhau.

          Điều kiện thành công của cuộc chuyển hóa trọng đại này là phải có quan hệ tốt với mọi quốc gia, nhất là các nước phát triển, và được chấp nhận trọn vẹn trong những khối hợp tác lớn, như khối Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương.