Tổ chức và quốc gia khác nhau như thế nào? (Việt Hoàng-Thông Luận)
Mỗi
một tổ chức chính trị đều có "Qui ước sinh hoạt" riêng và không nhất
thiết phải giống với các tổ chức khác. Qui ước sinh hoạt đó có "dân chủ"
hay không là công việc nội bộ của mỗi tổ chức. Ví dụ qui ước sinh hoạt
của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không có qui định nào giới hạn nhiệm kỳ
của người lãnh đạo nên ông Nguyễn Gia Kiểng có làm lãnh đạo bao nhiêu
nhiệm kỳ thì vẫn "hợp pháp" miễn là 2/3 thành viên Ban lãnh đạo và đa số
các thành viên ủng hộ là được . Đảng
Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel (Đức) cũng
vậy nên bà Merkel mới có thể làm thủ tướng Đức thêm một nhiệm kỳ nữa là
4.
Sau
sự kiện một số thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (Tập Hợp) ly khai
thì họ đưa ra một số cáo buộc rằng lãnh đạo của Tập Hợp là độc tài, tổ
chức thì không có dân chủ và không có tam quyền phân lập, nhất nguyên…
Họ so sánh Tập Hợp với một nhà nước và cho rằng cách vận hành của một tổ
chức cũng phải dân chủ như một quốc gia.
Một số người Việt cũng có suy nghĩ như vậy. Sự thực là như thế nào ?
Khác biệt lớn nhất giữa một quốc gia và một tổ chức là gì ?
Trước hết phải luôn xác quyết một điều rằng "quốc gia là cứu cánh còn tổ chức chỉ là phương tiện".
Quốc
gia là một tập thể bắt buộc của nhiều người, nhiều cộng đồng, cùng phải
chung sống với nhau và có nhiều khuynh hướng đối lập. Việt
Nam là một quốc gia bao gồm 54 dân tộc khác nhau với nhiều tôn giáo
khác nhau và nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau như dân chủ, cộng
sản, cộng hòa… Dù muốn hay không thì tất cả chúng ta đều phải chung sống
trong cùng một quốc gia, một lãnh thổ.
Trên
bình diện quốc gia thì không thể có sự "nhất nguyên" mà phải là "đa
nguyên". Trong một quốc gia dân chủ thì mọi cái "nhất nguyên" đều có
quyền bình đẳng với những cái "nhất nguyên" khác. (Nhất nguyên ở đây
được hiểu là một hệ tư tưởng chính trị, đường lối và cương lĩnh của một
tổ chức chính trị). Cái nhất nguyên nào tiến bộ nhất, được người dân ủng
hộ nhiều nhất thì sẽ được người dân lựa chọn, thông qua một cuộc bầu cử
minh bạch để trở thành đảng cầm quyền. Đảng Cộng sản Việt Nam không có
chính danh và bị lên án không phải vì cái nhất nguyên (chủ nghĩa cộng
sản) của họ mà vì họ dùng bạo lực để áp đặt sự nhất nguyên của họ lên
toàn thể quốc gia thay vì thuyết phục để được người dân lựa chọn.
Cũng
chính vì lo lắng đảng cầm quyền lạm dụng quyền lực hợp pháp được người
dân trao cho họ trong nhiệm kỳ của mình (trong đó có cả quyền sử dụng
bạo lực là công an, cảnh sát, quân đội…) nên các chế độ dân chủ phải có
tam quyền phân lập, tự do báo chí, đối lập…để kiểm soát và giám sát
chính quyền.
Trong khi đó một tổ chức thì hoàn toàn khác. Tổ
chức là tập thể của một nhóm người tự nguyện kết hợp lại với nhau nhằm
theo đuổi một mục đích chung trên cùng một lập trường chung.
Như
vậy mỗi một tổ chức sẽ là một cái "nhất nguyên" trong một xã hội "đa
nguyên". Sự đa nguyên trong một tổ chức chính trị đó là tự do bàn thảo,
trao đổi ý kiến để cùng đóng góp cho một Dự Án Chính Trị, đó cũng chính
là cương lĩnh, đường lối của tổ chức. Dự án Chính trị đó, sau khi được
soạn thảo và biểu quyết thì mọi thành viên của tổ chức bắt buộc phải
tuân theo.
Trong
một tổ chức chính trị phải có sự thống nhất về tư tưởng và phương pháp
đấu tranh. Không thể có chuyện các thành viên phát biểu khác nhau và
khác với lập trường của tổ chức.
Trong
một quốc gia dân chủ thì có nhiều đảng phái chính trị khác nhau (đa
nguyên) nhưng trong một tổ chức thì chỉ có một "Ban lãnh đạo" duy nhất
(nhất nguyên) chứ không thể có các "đảng con" trong đảng.
Các
tổ chức chính trị hay xã hội dân sự chỉ là các bộ phận (thành tố) của
một quốc gia nên chúng không thể giống và vận hành như một nhà nước.
Nhiều tổ chức không thể có dân chủ, ví dụ trong một nhà máy, xí nghiệp,
một đơn vị quân đội hay một tổ chức xã hội dân sự… Nếu trong một nhà máy
mà giám đốc ra lệnh nhưng nhân viên không tuân thủ thì sẽ ra sao ? Một
người lính từ chối nhiệm vụ nguy hiểm mà cấp trên giao phó thì thế nào ?
Một tổ chức xã hội dân sự cũng không thể lúc nào cũng công khai tài
chính được vì có nhiều người ủng hộ nhưng lại không muốn công khai danh
tính…
Mỗi
một tổ chức chính trị đều có "Qui ước sinh hoạt" riêng và không nhất
thiết phải giống với các tổ chức khác. Qui ước sinh hoạt đó có "dân chủ"
hay không là công việc nội bộ của mỗi tổ chức. Ví dụ qui ước sinh hoạt
của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không có qui định nào giới hạn nhiệm kỳ
của người lãnh đạo nên ông Nguyễn Gia Kiểng có làm lãnh đạo bao nhiêu
nhiệm kỳ thì vẫn "hợp pháp" miễn là 2/3 thành viên Ban lãnh đạo và đa số
các thành viên ủng hộ là được . Đảng
Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Merkel (Đức) cũng
vậy nên bà Merkel mới có thể làm thủ tướng Đức thêm một nhiệm kỳ nữa là
4.
Giả
sử sau này, khi Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên được người dân Việt Nam chọn
lựa làm đảng cầm quyền và nếu Hiến pháp Việt Nam qui định một người
không thể làm lãnh đạo quốc gia quá hai nhiệm kỳ thì chỉ khi đó ông
Nguyễn Gia Kiểng và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mới bắt buộc phải tuân
thủ.
Khi
chưa trở thành đảng cầm quyền thì các chính đảng đối lập đều không phải
chịu bất cứ trách nhiệm hay chế tài nào nếu không vi phạm pháp luật.
Ban
lãnh đạo của một đảng đối lập được đại hội toàn thể thành viên (quốc
hội) bầu ra nên vừa là "hành pháp" vừa là "tư pháp". Ban lãnh đạo có
toàn quyền khai trừ các thành viên theo qui ước sinh hoạt của tổ chức.
Chẳng có tổ chức nào lại có "tòa án" riêng của mình cả. Chỉ có tòa án
trên bình diện quốc gia chứ không có tòa án trong các tổ chức. Mọi
chuyện liên quan đến qui trình và hoạt động của các tổ chức như kết nạp,
khai trừ các thành viên hay phương thức hoạt động… đều là công việc nội
bộ của các tổ chức. Họ chỉ chịu trách nhiệm trước tòa án nếu vi phạm
pháp luật chung của quốc gia.
Điểm
chung cơ bản nhất giữa một tổ chức và quốc gia đó là muốn cho nguyên
tắc đa nguyên (tôn trọng sự khác biệt) thành công trong việc mang lại
lợi ích chung, mọi thành viên trong tổ chức (hay trong cộng đồng) đều
phải đồng thuận về một hệ giá trị chung, và trong hệ giá trị đó, sự tôn
trọng, bao dung và nhân nhượng lẫn nhau là quan trọng nhất. Khái niệm
này đã và đang được dùng như là nền móng của dân chủ. Mọi sự khác biệt
cần trao đổi và phát biểu với tinh thần ôn hòa và tương kính. Một tổ
chức hay nhà nước, dù bao dung và dân chủ đến đâu cũng không thể chấp
nhận sự mạ lỵ, xúc phạm và tấn công cá nhân, kể cả bằng bạo lực ngôn
ngữ.
Việt Hoàng
(20/12/2016)