Giáo dục như trồng một vườn hoa
Cải cách giáo dục nếu có cũng chỉ là những khẩu hiệu, hô hào, hay đi xa hơn một chút là chỉ dừng lại ở những cải cách vụn vặt...nếu không thể thay đổi hệ thống chính trị. Chế độ độc tài toàn trị như chế độ CSVN mâu thuẫn với những giá trị tiến bộ và phát triển. Nó lại là một chế độ cực kì tham nhũng. Kinh nghiệm cho thấy không thể tiến hành cải tổ một thể chế như vậy dù ở trong bất kìa địa hạt nào.
Đương nhiên, nếu chỉ dừng ở việc ví von giáo dục với trồng hoa thì không bao giờ đủ, và cũng có thể bị hiểu nhầm. Bởi sinh thể giáo dục là con người với đầy đủ năng lực khám phá, khai phóng và sáng tạo, thậm chí là một ẩn số của tương lai. Nhưng, cũng chính vì điều này, con người cần được phát triển trong một nền giáo dục tự nhiên, gần với nhịp sống con người nhất.
Và giáo dục, dù muốn hay không muốn, yếu tố lịch sử, địa lý và chính trị có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định nền giáo dục đó ra sao, con người của quốc gia đó sẽ đi về đâu trong tiến trình phát triển nhân loại. Một quốc gia dân chủ, có nền giáo dục hiện đại, khai phóng, nhân bản và lấy sáng tạo làm trọng tâm, lấy dân tộc làm nòng cốt phát triển thì chắc chắn, quốc gia đó sẽ quật cường nhờ giáo dục. Ngược lại, một quốc gia độc tài, có những nhà lãnh đạo độc đóa n, tàn nhẫn với triết lý giáo dục lấy lãnh đạo làm thần tượng và che hết mọi tội lỗi của thần tượng, biến mọi thứ trở nên hồng hào, đẹp đẽ… Thì nhất định, nền giáo dục đó phải sinh ra những con người nói láo và những kẻ phá hoại siêu hạn.
Trong một trường hợp khác, nền giáo dục bị tụt hậu quá xa so với thế giới và chạy đuổi bắt với văn minh nhân loại, người ta nghĩ ngay đến một vườn hoa khô hạn gặp mưa giông. Bởi lẽ, một nền giáo dục quá lạc hậu chẳng khác gì vườn hoa với mặt đất khô cằn, hạn hán, những cái cây cằn cỗi đang cố bám vào đất mà ngoi sống. Một trận mưa giông sẽ cứu chữa được vườn cây khỏi cái chết. Nhưng, mưa giông chỉ có thể giúp cho vườn hoa tồn tại, nó không thể là thứ giúp cho vườn hoa sinh trưởng, đơm bông kết trái viên mãn. Bởi vậy mà hoa chỉ có ở mùa xuân. Vì chỉ có mùa xuân mới có những cơn mưa phùn rả rích, nước trời dịu nhẹ không gây xói mòn, lở lói nhưng lại giúp cho cây cỏ, vạn vật có thể thở một cách tự nhiên, có thể vươn mình đơm bông kết trái. Và đương nhiên, mặt đất giáo dục cần những cơn mưa phùn hơn là mưa giông, cần sinh quyển mùa xuân hơn là mùa hạ.
Nói như vậy để thấy rằng, Việt Nam đang tự tạo ra một sinh quyển giáo dục mùa hạ với những trận thi đua, bứt phá, những kì thi liên tục, nghẹt thở, những kì thi bất chấp sức khỏe để đi đến thành tích, để báo công… Điều này cũng dễ hiểu, bởi Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, và còn nghèo nhiều mặt, thậm chí tụt hậu về văn hóa, giáo dục so với bên ngoài. Và càng tụt hậu thì các nhà quản trị giáo dục càng rơi vào khủng hoảng, lại chạy đua, lại cố tạo ra không khí quay cuồng, ngột ngạt. Bởi lẽ, bên trên các nhà quản trị vẫn là nhà độc tài, với tiêu chí giáo dục thần tượng, giáo dục xã hội chủ nghĩa, giáo dục tôn sùng chủ nghĩa Cộng sản… Chính những tiêu chí này là hòn đá tảng trên đôi vai nền giáo dục trong lúc nó đóng vai trò một vận động viên marathon trong một cuộc đua quốc tế. Và mọi thứ khi đã nung nóng lên, trong không khí thi đua, ganh đua, cọ xát thành tích… khiến cho nền giáo dục không bao giờ có được bầu khí quyển mát mẻ, thuần hậu của mùa xuân mà luôn nóng nực, bứt rứt, khó chịu và có thể gây ra tai biến nội thể bất kì giờ nào của thời tiết mùa hạ.
Trong nền giáo dục nóng bức, khô cằn của chạy đua thành tích, của xơ cứng chủ nghĩa giáo điều bắt buộc, của qui chuẩn đạo đức xã hội chủ nghĩa và của hàng loạt các quan hệ bê tha nhằm chạm ghế quyền lực của giới quản lý, một nền giáo dục thiếu vắng tri thức nhân loại mà lại thừa kiến văn tuyên truyền như vậy, chẳng khác nào nền tri thức dân tộc đang khô cằn và người ta cần những trận mưa giông tri thức. Những trận mưa giông ào ạt các kì thi, ngồn ngộn sách vở và học sinh phải nhét lấy nhét để con chữ, thậm chí chúng cũng không biết những thứ chúng nhét vào đầu có quan hệ gì với tương lai của chúng, sẽ giúp chúng được gì khi ra trường… Đúng bản chất của trận mưa giông, mưa ồ ạt, mưa xối xả nhưng lượng nước ngấm vào lòng đất lại rất ít, xói mòn thì rất cao.
Hệ quả của một nền giáo dục chỉ có mưa giông và mưa giông, chỉ có chạy đua, thi đua, loay hoay các mùa thi, bệnh dịch, chết chóc cũng thi, thi vì thành tích của trường, thi vì thành tích của ngành, thi vì những báo cáo hoa mỹ của Bộ trưởng giáo dục trước Quốc hội và Thủ tướng, thi vì những giấc mơ viển vông về chủ nghĩa xã hội… Thì liệu con người sẽ về đâu ? Và hơn nữa, trước không khí quay cuồng, người ta bất chấp sự thật, đạp lên sự thật, mua bằng, bán điểm, mua ghế, thao túng quyền lực, thậm chí cả việc đổi tình dục để lấy chỗ ngồi… Thì chắc chắn một điều, phẩm hạnh, đạo đức, tôn trọng sự thật là những thứ cực kì xa xỉ và vô nghĩa trong nền giáo dục này. Và đương nhiên, hệ quả của nền giáo dục này sẽ là một thế hệ, vài thế hệ và lớp lớp thế hệ hỏng hóc nhân tính được đào tạo bài bản các kĩ năng đạp qua mọi thứ để nắm quyền lực, để đạt tham vọng.
Điều này khác xa với không khí giáo dục tự nhiên, dựa vào chính con người để phát triển tri thức con người, việc học được trang bị đầy đủ, không gián đoạn nhưng không ngột ngạt, những hạt giống tri thức được gieo với mật độ vừa phải, đủ để nhận nước và ánh sáng trong mảnh vườn tâm thức học sinh, và bên cạnh đó, sinh quyển giáo dục nhẹ nhàng, cọi trọng con người, khai sáng và khai phóng khả năng con người sẽ tạo ra lực hấp dẫn, sẽ giúp cho cây cỏ tri thức trong mỗi người được sinh trưởng tự nhiên nhất trong không khí mát dịu, mưa phùn (tri thức) lâm râm ngấm vào mặt đất giáo dục, ngấm vào cây cỏ vạn vật thụ đắc giáo dục…
Điều này lý giải tại sao một học sinh tiểu học các nước phương Tây, đặc biệt là Thụy Sĩ có thể biết được trên ba, bốn ngôn ngữ nhưng thời gian biểu lại chơi nhiều hơn học. Trong khi đó, tại Việt Nam, việc cải cách giáo dục, soạn sách mới liên tục diễn ra, học sinh từ cấp tiểu học đã học bù đầu, không có thời gian để chơi nhưng khi ra đời, khả năng ứng dụng kiến thức vào đời rất hạn chế và khả năng biết chừng hai ngôn ngữ thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ vài phần trăm trong nền giáo dục. Nói như vậy để thấy rằng việc học phải sinh động như vườn cây mùa xuân, mọi thứ nhẹ nhàng, dịu dàng, tự nhiên, tri thức được gieo vào tâm thức như mưa phùn thấm vào lòng đất. Mọi thứ diễn ra êm ái và tự nhiên nhưng kết quả lại rực rỡ, đặc biệt.
Đã đến lúc Việt Nam phải chọn một nền giáo dục với thể điệu mưa phùn mùa xuân và bỏ gấp kiểu giáo dục bộp chộp, chụp giật kiểu mưa giông mùa hạ với đầy rẫy nấm bệnh thành tích bấy lâu nay ! Không thể kéo dài lâu hơn nữa !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 11/08/2020 (VietTuSaiGon's blog)
Đương nhiên, nếu chỉ dừng ở việc ví von giáo dục với trồng hoa thì không bao giờ đủ, và cũng có thể bị hiểu nhầm. Bởi sinh thể giáo dục là con người với đầy đủ năng lực khám phá, khai phóng và sáng tạo, thậm chí là một ẩn số của tương lai. Nhưng, cũng chính vì điều này, con người cần được phát triển trong một nền giáo dục tự nhiên, gần với nhịp sống con người nhất.
Và giáo dục, dù muốn hay không muốn, yếu tố lịch sử, địa lý và chính trị có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định nền giáo dục đó ra sao, con người của quốc gia đó sẽ đi về đâu trong tiến trình phát triển nhân loại. Một quốc gia dân chủ, có nền giáo dục hiện đại, khai phóng, nhân bản và lấy sáng tạo làm trọng tâm, lấy dân tộc làm nòng cốt phát triển thì chắc chắn, quốc gia đó sẽ quật cường nhờ giáo dục. Ngược lại, một quốc gia độc tài, có những nhà lãnh đạo độc đóa n, tàn nhẫn với triết lý giáo dục lấy lãnh đạo làm thần tượng và che hết mọi tội lỗi của thần tượng, biến mọi thứ trở nên hồng hào, đẹp đẽ… Thì nhất định, nền giáo dục đó phải sinh ra những con người nói láo và những kẻ phá hoại siêu hạn.
Trong một trường hợp khác, nền giáo dục bị tụt hậu quá xa so với thế giới và chạy đuổi bắt với văn minh nhân loại, người ta nghĩ ngay đến một vườn hoa khô hạn gặp mưa giông. Bởi lẽ, một nền giáo dục quá lạc hậu chẳng khác gì vườn hoa với mặt đất khô cằn, hạn hán, những cái cây cằn cỗi đang cố bám vào đất mà ngoi sống. Một trận mưa giông sẽ cứu chữa được vườn cây khỏi cái chết. Nhưng, mưa giông chỉ có thể giúp cho vườn hoa tồn tại, nó không thể là thứ giúp cho vườn hoa sinh trưởng, đơm bông kết trái viên mãn. Bởi vậy mà hoa chỉ có ở mùa xuân. Vì chỉ có mùa xuân mới có những cơn mưa phùn rả rích, nước trời dịu nhẹ không gây xói mòn, lở lói nhưng lại giúp cho cây cỏ, vạn vật có thể thở một cách tự nhiên, có thể vươn mình đơm bông kết trái. Và đương nhiên, mặt đất giáo dục cần những cơn mưa phùn hơn là mưa giông, cần sinh quyển mùa xuân hơn là mùa hạ.
Nói như vậy để thấy rằng, Việt Nam đang tự tạo ra một sinh quyển giáo dục mùa hạ với những trận thi đua, bứt phá, những kì thi liên tục, nghẹt thở, những kì thi bất chấp sức khỏe để đi đến thành tích, để báo công… Điều này cũng dễ hiểu, bởi Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, và còn nghèo nhiều mặt, thậm chí tụt hậu về văn hóa, giáo dục so với bên ngoài. Và càng tụt hậu thì các nhà quản trị giáo dục càng rơi vào khủng hoảng, lại chạy đua, lại cố tạo ra không khí quay cuồng, ngột ngạt. Bởi lẽ, bên trên các nhà quản trị vẫn là nhà độc tài, với tiêu chí giáo dục thần tượng, giáo dục xã hội chủ nghĩa, giáo dục tôn sùng chủ nghĩa Cộng sản… Chính những tiêu chí này là hòn đá tảng trên đôi vai nền giáo dục trong lúc nó đóng vai trò một vận động viên marathon trong một cuộc đua quốc tế. Và mọi thứ khi đã nung nóng lên, trong không khí thi đua, ganh đua, cọ xát thành tích… khiến cho nền giáo dục không bao giờ có được bầu khí quyển mát mẻ, thuần hậu của mùa xuân mà luôn nóng nực, bứt rứt, khó chịu và có thể gây ra tai biến nội thể bất kì giờ nào của thời tiết mùa hạ.
Trong nền giáo dục nóng bức, khô cằn của chạy đua thành tích, của xơ cứng chủ nghĩa giáo điều bắt buộc, của qui chuẩn đạo đức xã hội chủ nghĩa và của hàng loạt các quan hệ bê tha nhằm chạm ghế quyền lực của giới quản lý, một nền giáo dục thiếu vắng tri thức nhân loại mà lại thừa kiến văn tuyên truyền như vậy, chẳng khác nào nền tri thức dân tộc đang khô cằn và người ta cần những trận mưa giông tri thức. Những trận mưa giông ào ạt các kì thi, ngồn ngộn sách vở và học sinh phải nhét lấy nhét để con chữ, thậm chí chúng cũng không biết những thứ chúng nhét vào đầu có quan hệ gì với tương lai của chúng, sẽ giúp chúng được gì khi ra trường… Đúng bản chất của trận mưa giông, mưa ồ ạt, mưa xối xả nhưng lượng nước ngấm vào lòng đất lại rất ít, xói mòn thì rất cao.
Hệ quả của một nền giáo dục chỉ có mưa giông và mưa giông, chỉ có chạy đua, thi đua, loay hoay các mùa thi, bệnh dịch, chết chóc cũng thi, thi vì thành tích của trường, thi vì thành tích của ngành, thi vì những báo cáo hoa mỹ của Bộ trưởng giáo dục trước Quốc hội và Thủ tướng, thi vì những giấc mơ viển vông về chủ nghĩa xã hội… Thì liệu con người sẽ về đâu ? Và hơn nữa, trước không khí quay cuồng, người ta bất chấp sự thật, đạp lên sự thật, mua bằng, bán điểm, mua ghế, thao túng quyền lực, thậm chí cả việc đổi tình dục để lấy chỗ ngồi… Thì chắc chắn một điều, phẩm hạnh, đạo đức, tôn trọng sự thật là những thứ cực kì xa xỉ và vô nghĩa trong nền giáo dục này. Và đương nhiên, hệ quả của nền giáo dục này sẽ là một thế hệ, vài thế hệ và lớp lớp thế hệ hỏng hóc nhân tính được đào tạo bài bản các kĩ năng đạp qua mọi thứ để nắm quyền lực, để đạt tham vọng.
Điều này khác xa với không khí giáo dục tự nhiên, dựa vào chính con người để phát triển tri thức con người, việc học được trang bị đầy đủ, không gián đoạn nhưng không ngột ngạt, những hạt giống tri thức được gieo với mật độ vừa phải, đủ để nhận nước và ánh sáng trong mảnh vườn tâm thức học sinh, và bên cạnh đó, sinh quyển giáo dục nhẹ nhàng, cọi trọng con người, khai sáng và khai phóng khả năng con người sẽ tạo ra lực hấp dẫn, sẽ giúp cho cây cỏ tri thức trong mỗi người được sinh trưởng tự nhiên nhất trong không khí mát dịu, mưa phùn (tri thức) lâm râm ngấm vào mặt đất giáo dục, ngấm vào cây cỏ vạn vật thụ đắc giáo dục…
Điều này lý giải tại sao một học sinh tiểu học các nước phương Tây, đặc biệt là Thụy Sĩ có thể biết được trên ba, bốn ngôn ngữ nhưng thời gian biểu lại chơi nhiều hơn học. Trong khi đó, tại Việt Nam, việc cải cách giáo dục, soạn sách mới liên tục diễn ra, học sinh từ cấp tiểu học đã học bù đầu, không có thời gian để chơi nhưng khi ra đời, khả năng ứng dụng kiến thức vào đời rất hạn chế và khả năng biết chừng hai ngôn ngữ thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ vài phần trăm trong nền giáo dục. Nói như vậy để thấy rằng việc học phải sinh động như vườn cây mùa xuân, mọi thứ nhẹ nhàng, dịu dàng, tự nhiên, tri thức được gieo vào tâm thức như mưa phùn thấm vào lòng đất. Mọi thứ diễn ra êm ái và tự nhiên nhưng kết quả lại rực rỡ, đặc biệt.
Đã đến lúc Việt Nam phải chọn một nền giáo dục với thể điệu mưa phùn mùa xuân và bỏ gấp kiểu giáo dục bộp chộp, chụp giật kiểu mưa giông mùa hạ với đầy rẫy nấm bệnh thành tích bấy lâu nay ! Không thể kéo dài lâu hơn nữa !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 11/08/2020 (VietTuSaiGon's blog)