Phiên xử đối lập Hunsen toàn ‘thêu dệt theo thuyết âm mưu về Hoa Kỳ’ (VOA Tiếng Việt)

Dựng chuyện, tạo thuyết âm mưu, đổ cho thế lực nước ngoài can thiệp công việc nội bộ là thủ đoạn thường thấy của các chế độ độc tài. 

Chính quyền Hun Sen cũng không ngoại lệ, điều trơ trẽn là chính Hun Sen đang bị thế lực nước ngoài là Trung Cộng thao túng.

Patrick Murphy, Đại sứ Mỹ tại Campuchia, rời toà án Pnom Penh sau khi dự phiên toà xét xử ông Kem Sokha trong 15 phút ngày 12/3/2020.(Malis -VOA)


Đại sứ Hoa Kỳ tại Campuchia hôm thứ Năm nói ông cảm thấy bất an về những câu chuyện được bịa đặt theo thuyết âm mưu tại phiên tòa xét xử ông Kem Sokha, cựu lãnh đạo đối lập Campuchia. Ông Sokha bị xét xử về cáo trạng phản quốc và âm mưu lật đổ Thủ tướng Hun Sen, lãnh tụ cai trị Campuchia lâu năm.

Ôn Kem Sokha bị bắt năm 2017, đảng của ông bị cấm hoạt động trong chiến dịch của chính quyền Hun Sen đàn áp đối lập, các nhóm xã hội dân sự và truyền thông trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2018, trong đó đảng cầm quyền giành được tất cả các ghế.

Kem Sokha (trái) và Sam Rainy, lãnh đạo của Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), đã bị chính quyền Hun Sen giải tán (VOA)
Kem Sokha (trái) và Sam Rainy, lãnh đạo của Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), đã bị chính quyền Hun Sen giải tán (VOA)

Ông Kem Sokha bị gán tội phản bội dựa trên lời tố cáo cho rằng ông đã âm mưu với Hoa Kỳ để lật đổ Thủ tướng Hun Sen, người đã cai trị Campuchia dưới bàn tay sắt trong hơn ba thập kỷ. Kem Sokha phủ nhận cáo buộc đó, nói rằng phiên toà xét xử ông có động cơ chính trị.

Nói chuyện với giới truyền thông sau khi đến dự phiên toà xét xử ông Kem Sokha trong một thời gian ngắn, Đại sứ Hoa Kỳ tại Campuchia Patrick Murphy nói:

“Chúng tôi cảm thấy bất an khi thấy các công tồ viên đưa ra trước toà những câu chuyện thêu dệt theo thuyết âm mưu về Hoa Kỳ,” ông nói:

“Đây là sự thật: Hoa Kỳ đã đóng góp gần 3 tỉ đôla trong những thập niên gần đây để hỗ trợ Campuchia, kể cả phần đóng góp để minh bạch hoá và củng cố các định chế và các đảng chính trị, phù hợp với Hiến pháp Campuchia .”

Đại sứ Murphy nói ông Kem Sokha nổi tiếng trên thế giới trong tư cách là một nhà đấu tranh cho nhân quyền và các quyền tự do, và ông mong thấy ông Sokha lấy lại được toàn bộ các quyền chính trị của ông.

“Chính phủ của tôi đã minh định rõ ràng rằng Hoa Kỳ chưa bao giờ tìm cách can thiệp vào chính quyền Campuchia và chúng tôi tôn trọng nền độc lập và chủ quyền của Campuchia,” ông nói.

Lúc đại sứ Murphy trao đổi với các nhà báo, một quan chức Campuchia đã tìm cách ngăn cản ông phát biểu, nhưng đại sứ Murphy vẫn hoàn tất phần phát biểu của ông trước khi ra về.

Nhận xét về phát biểu của Đại sứ Murphy, người phát ngôn của chính phủ Campuchia, ông Phay Siphan, hôm thứ Năm nói rằng tất cả các bên nên lùi ra và để cho tòa án làm việc.
Chiến dịch quy mô đàn áp phe đối lập của Thủ tướng Hun Sen đã dẫn đến quyết định của Liên minh châu Âu cắt giảm một số ưu đãi thương mại dành cho Campuchia trong năm nay, khối EU giải thích lý do là các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống của chính quyền Hun Sen.