Dòng tweet của ông Trump rung chấn phiên điều trần luận tội (Anthony Zurcher)

Hoa Kỳ là quốc gia luôn đi tiên phong trong lĩnh vực sáng tạo và phát minh, nhưng việc là quốc gia đầu tiên chứng kiến cảnh tổng thống tự biện hộ bằng các dòng tweet trên Tweeter khi nhân chứng đang tố giác ông trong phiên điều trần của Hạ viện, chắc chắn là điều chẳng làm vui lòng bất cứ người Mỹ nào. Điều đó chỉ làm cho không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới cảm thấy lo lắng về vấn đề chính trị của cường quốc số 1 thế giới.

Những dòng tweet liên tục của ông Trump trong lúc diễn ra phiên điều trần đã làm rối loạn buổi điều trần hôm thứ Sáu

Ngày thứ hai trong phiên điều trần luận tội tổng thống công khai của Hạ viện lại một lần nữa được vén màn, và quá trình tố tụng bắt đầu với một tiếng vang chát chúa.

Hôm thứ Tư, phiên điều trần đầu tiên đã tiết lộ về một cuộc điện thoại giữa Tổng thống Donald Trump và Đại sứ Hoa Kỳ tại EU Gordon Sondland. Và trong cuộc điện thoại này, tổng thống có thể đã hỏi về các cuộc điều tra Ukraine đối với cha con cựu tổng thống Joe Biden.

Sau đó sự việc có thêm diễn biến mới khi vào thứ Sáu Nhà Trắng công bố nội dụng cuộc điện đàm đầu tiên giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Thêm vào đó là một dòng tweet của ông Trump khiến đảng Cộng hòa khuấy đảo.


1. Lãnh đạo chuyên "tweet"

Dùng những ngôn từ thẳng thắn, giật gân, ông Trump đã khoe rằng những hành vi của ông với tư cách tổng thống là kiểu cách của "tổng thống thời hiện đại". Nếu vậy, chào mừng bạn đến một phiên điều trần luận tội tổng thống hiện đại.

Khi cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovitch ngồi làm chứng và khai báo hơn một giờ đồng hồ thì ông Trump bắn ra hàng loạt tweet. Ông đặt nghi vấn về năng lực của bà đại sứ, nói rằng tổng thống Ukraine đã có những tuyên bố bất lợi về bà và chỉ ra rằng ông có quyền sa thải các nhà ngoại giao theo ý muốn.

Điều làm cho khoảnh khắc này trở thành lịch sử là khi Chủ tịch Ủy ban Adam Schiff đã cho Yovanovitch một cơ hội để bác bỏ các dòng tweet của tổng thống gần như trong thời gian thực.

Đảng Dân chủ đã mô tả hành vi của tổng thống là một hình thức "uy hiếp nhân chứng" (witness intimidation). Và đây là cuộc tấn công mới nhất của tổng thống chống lại một trong những nhân viên chính phủ của mình.

Đảng Cộng hòa, vốn được biết là có chiến lược tránh trực tiếp làm mất danh tiếng của một nhà ngoại giao lâu năm, được kính trọng, lại thấy một tổng thống của đảng mình đảo lộn các quy tắc.

"Tôi không đồng ý với các dòng tweet," Nữ nghị sĩ đảng Cộng hòa Elise Stefank nói với một phóng viên trong giờ nghỉ.

Donald Trump
The Washington Post via Getty Images

"Tôi nghĩ Đại sứ Yovanovitch là một công chức, giống như nhiều công chức khác cống hiến cho Hoa Kỳ ở nước ngoài."

Mike Conaway, một đảng viên Cộng hòa khác trong ủy ban, nói rằng những dòng tweet của tổng thống Trump là "không phải là điều tôi sẽ làm".

Hôm thứ Tư, Nhà Trắng cho biết tổng thống không theo dõi các phiên điều trần luận tội. Nhưng vào phiên thứ hai, ông Trump có vẻ đã theo dõi toàn bộ.

Những dòng tweet của ông đã trở thành chủ đề quan tâm lớn của phiên điều thứ hai, giúp nhấn mạnh tuyên bố của bà Yovanovitch rằng chính tổng thống là động lực khiến bà bị sa thải.


Ông Trump có thể không ở trong phòng điều trần, nhưng sự hiện diện của ông rất rõ rệt.

2. Bí ẩn nội dung cuộc hội đàm Trump-Zelensky

Vào sáng thứ Năm, Nhà Trắng đã công bố nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa ông Trump với Tổng thống Ukraine Zelensky vào 21/4.

Ông Trump chúc mừng ông Zelensky thắng cử và đề xuất khả năng chuyến thăm Nhà Trắng.

Ông Zelensky mời ông Trump tới dự lễ nhậm chức ở Kyiv và hứa hẹn các món ăn ngon và lòng hiếu khách. Ông Trump đã đồng ý, nói về những trải nghiệm của ông với Ukraine khi còn là một nhà tổ chức các một cuộc thi sắc đẹp.

Tuy nhiên, khi Nhà Trắng công bố bản tóm tắt về cuộc nói chuyện này hồi tháng 4, nó lại vẽ ra một bức tranh khác.

Bản tóm tắt hồi tháng 4 viết rằng ông Trump "nhắc đến" cuộc bầu cử ở Ukraine đã được tiến hành theo một quy trình công bằng và cởi mở. Và ông Trump đã "nhấn mạnh sự ủng hộ không ngừng của Hoa Kỳ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine".

Bản tóm tắt còn cho rằng ông Trump đã nói với ông Zelensky rằng hai người sẽ hợp tác với nhau "để thực hiện các cải cách nhằm củng cố nền dân chủ, tăng cường thịnh vượng và thoát khỏi tham nhũng".

Những điều đó không xảy ra, như bản nội dung cuộc điện đàm vừa công bố cho thấy.

Và điều này đặt ra câu hỏi tại sao ông Trump không nói về vấn đề tham nhũng hay thể hiện sự ủng hộ đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine đặc biệt là đối với lịch sử sai phạm của chính quyền Ukraine và việc Nga hỗ trợ cho quân nổi dậy chống lại Ukraine ở khu vực biên giới phía đông nước này.

Bản tóm tắt công bố hồi tháng 4 có thể là những gì nhóm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ muốn tổng thống nhấn mạnh, nhưng ông đã không làm thế.

Sự khác biệt giữa bản tóm tắt cuộc gọi với Tổng thống Ukraine hồi tháng 4 và nội dung cuộc trò chuyện vừa công bố hôm thứ Năm, có thể khiến nhiều người Mỹ - và các nhà lãnh đạo nước ngoài - nghi ngờ về những tài liệu do chính Nhà Trắng công bố.