Hạ Viện Anh quyết định dời ngày thông qua thỏa thuận Brexit (Trọng Nghĩa)

Khi người dân bầu ra chính quyền, họ muốn có những người đủ tài đức đưa ra những quyết định khó khăn trước những vấn đề quan trọng. Bệnh nhân cần một bác sĩ dám  buộc ông ta phải bỏ bia rượu. David Cameron hiểu rằng, một khi chọn Brexit, nước Anh sẽ gặp rắc rối. Nhưng ông không dám nói thẳng rằng Anh cần ở lại, ông yêu cầu quần chúng Anh quyết định việc đó. Cameron giống như một bác sĩ không dám nói thẳng với bệnh nhân rằng phải bỏ bia rượu mà còn đẩy việc kê toa cho chính bệnh nhân. Cameron đã từ chức, nhưng rắc rối mà ông để lại vẫn đang làm phiền nước Anh.

media
Nghị Viện Anh thảo luận về thỏa thuận Brexit, mà chính phủ Anh và Bruxelles vừa đạt được, Luân Đôn, ngày 20/10/2019.
Parliament TV via REUTERS
Thủ tướng Anh ngày hôm nay 19/10/2019 lại bị thêm một vố đau trên hồ sơ Brexit. Họp phiên bất thường để thông qua thỏa thuận chia tay với Liên Hiệp Châu Âu mà thủ tướng Boris Johnson đã đạt được với Bruxelles, đa số dân biểu Anh bỏ phiếu tán đồng một đề nghị của một nghị sĩ đảng bảo thủ, yêu cầu phải có luật áp dụng thỏa thuận trước đã.

Sự kiện Hạ Viện Anh thông qua đề nghị này đồng nghĩa với việc dời ngày thông qua thỏa thuận Brexit, qua đó gây khó khăn cho thủ tướng Boris Johnson trong việc thực hiện kế hoạch rời Liên Hiệp Châu Âu vào đúng ngày 31/10 tới đây.
Trong phiên họp đặc biệt hôm nay, với 322 phiếu thuận so với 306 phiếu chống, các nhà lập pháp Anh đã tán đồng việc đẩy lùi ngày phê chuẩn thỏa thuận Brexit cho đến khi luật thi hành thỏa thuận này được thông qua.

Quyết định kể trên là nhằm đảm bảo sao cho Vương Quốc Anh không thể rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu vào ngày 31 tháng 10 như dự kiến, nếu không có thỏa thuận chia tay đúng nghĩa với Bruxelles. Thế nhưng quyết định đó cũng có nghĩa là thủ tướng Johnson phải yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu cho dời ngày Brexit, vì trước đây, Nghị Viện Anh cũng đã thông qua luật buộc thủ tướng phải xin gia hạn nếu thỏa thuận Brexit không được thông qua vào hôm nay, 19/10.

Phản ứng sau cuộc bỏ phiếu của các dân biểu, chính phủ Anh vẫn tỏ ý hy vọng sẽ có thể cho thông qua văn bản luật cần thiết từ nay đến cuối tháng để Anh Quốc có thể rời Liên Âu đúng hạn.

Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, thủ tướng Johnson vẫn găng giọng tuyên bố không “nản chí hay mất tinh thần” trước kết quả đó và sẽ tiếp tục thúc đẩy các kế hoạch rời châu Âu đúng hạn.

Trước khi các dân biểu bỏ phiếu, ông Johnson từng kêu gọi các nhà lập pháp phê chuẩn thỏa thuận mà ông đã ký trong tuần này với 27 nhà lãnh đạo khác của Liên Âu, nhưng rõ ràng là lời kêu gọi của ông đã không được lắng nghe.
Theo giới quan sát, Anh Quốc vẫn hoàn toàn có thể rời Liên Hiệp Châu Âu vào ngày 31 tháng 10, nếu Nghị Viện Anh kịp thời phê chuẩn Luật áp dụng thỏa thuận – tên chính thức là Luật Thỏa Thuận Triệt Thoái (The Withdrawal Agreement Bill). Chính phủ Johnson có kế hoạch đệ trình dự luật vào đầu tuần tới và có thể tổ chức nhiều phiên họp thâu đêm, với hy vọng thỏa thuận được thông qua trong thời hạn ngắn nhất.