THẤT BẠI CỦA MỘT CUỘC CHIẾN KHÔNG CHUẨN BỊ … (FB Giao Thanh Pham)

Ông Trump luôn mồm khoe khoang rằng nhờ khả năng lãnh đạo tài tình của ông ta mà Hoa Kỳ luôn nằm ở thế thượng phong trong cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc suốt thời gian 18 tháng qua. Thế nhưng, trên thực tế, thì cuộc chiến thương mại của ông ta đã và đang gây ra nhiều thiệt hại, có thể tính ra được cho nền kinh tế Hoa Kỳ chỉ sau hơn 1 năm, và tương lai tới đây sự thiệt hại đó chắc chắn sẽ còn trở nên tồi tệ hơn nữa.

Image result for china us

Đã có nhiều cuộc nghiên cứu ước tính ra rằng cuộc chiến thương mại của Donald Trump với Trung Quốc đã làm giảm đi khoảng 600 ngàn công việc ở Mỹ, nếu cuộc chiến thương mại đó đã không xảy ra. Đó là kết quả của các công việc bị loại bỏ do các thứ thuế tariff và các yếu tố khác của cuộc chiến thương mại mang tới, và nếu không có thay đổi trong chính sách thuế tariff sắp được áp dụng vào cuối năm nay, thì đến cuối năm 2020, cuộc chiến thương mại sẽ giết chết thêm khoảng 1 triệu công việc nữa. Các lãnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm sản xuất, luân chuyển kho hàng, phân phối và bán lẻ hàng hóa.

Con số ước tính cho thấy các công ty tuyển dụng nhân viên tạo ra được khoảng 1.3 triệu công việc trong năm nay, đã giảm đi khoảng 600 ngàn so với 1.9 triệu công việc tạo ra trong năm 2018. Lãnh vực sản xuất đã có hợp đồng trước đây với nhiều nhà sản xuất đang phải đặt lại vấn đề khi phải đối mặt với giá hàng hóa cao hơn do thuế tariff của ông Trump gây ra. Đầu tư kinh doanh ở Mỹ của năm 2019 tăng trưởng ở số lượng thấp nhất tính từ cuối năm 2016 đến nay.

Bắt đầu từ năm 2018 ông Trump đã tăng thuế tariff trên một nửa số hàng nhập cảng đến từ Trung Quốc. Trong thời điểm đó, mức thuế tariff đã tăng từ 3.1% và đã lên đến 21,2% vào thời điểm hiện nay. Đó là những khoản thuế gia tăng được trả bởi các nhà nhập khẩu Mỹ trước hết, rồi sau đó, những khoản tiền thuế tariff này đã được họ “bán cái” sang cho giới tiêu thụ, khách hàng của họ, cũng chính là NGƯỜI DÂN MỸ PHẢI TRỰC TIẾP LÃNH ĐỦ, chứ không do Trung Quốc PHẢI ĐÓNG như lời ông Trump thường huênh hoang khoe khoang sạo láo một cách hết sức lố bịch. Có 3 “đối tượng” phải chịu trả tiền thuế tariff này của ông Trump:

1- Các công ty nhập cảng. Vì giá tiền nhập hàng hóa cao lên qua thuế tariff, bắt buộc họ phải chịu một phần nào thiệt hại, dẫn đến con số thu nhập của các công ty nhập cảng bị giảm sút.

2- Các công ty nhập cảng đã quay sang yêu cầu các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc giúp họ chia sẻ gánh nặng này bằng cách giảm giá trên các mặt hàng mà họ sản xuất. Con số giảm giá này tương đối khá nhỏ, vì giá thành của những mặt hàng sản xuất ở Trung Quốc đã quá thấp so với bất cứ đâu trên thế giới, họ không sợ bị cạnh tranh, ít là trong thời điểm hiện tại.

3- Giới tiêu thụ ở Hoa Kỳ là bị ảnh hưởng nặng nhất và phải chịu đóng thuế trực tiếp trên các mặt hàng nhập cảng mà họ thường xài hàng ngày. Giới tiêu thụ, hay nói rõ hơn là người dân Mỹ, phải chịu trả thêm khoảng từ 60 tới 80% trên tổng số tiền thuế tariff mà ông Trump áp đặt. Đây chính là những nạn nhân của cuộc chiến thương mại này.

Trong cuộc chiến này, chỉ có ông Trump, Nội Các phe đảng của ông ta và đám 0.1% tài phiệt của Hoa Kỳ là không bị ảnh hưởng.

CUỘC CHIẾN LEO THANG QUA CHIẾN THẮNG HOANG TƯỞNG của DONALD TRUMP.

Vào ngày 1 tháng 9 vừa qua, ông Trump đã tăng thuế tariff lên 15% trên các mặt hàng tiêu dùng nhập cảng từ Trung Quốc, bao gồm quần áo, giày dép, các thiết bị và một số thực phẩm. Thế nhưng, ông Trump đã hăm dọa là sẽ ĐÁNH MẠNH HƠN, TÀN BẠO HƠN nếu Trung Quốc không chịu ngồi vào bàn đàm phán để thương lượng vào tháng 10 sắp tới. Thuế tariff mới này sẽ có hiệu lực vào ngày 15 tháng 12 trên những mặt hàng tiêu dùng bao quát hơn, bao gồm nhiều dụng cụ và sản phẩm điện tử và điện thoại thông minh. Đến thời điểm đó, mức thuế tariff trung bình sẽ tăng lên 25% và ông Trump HỨA SẼ TĂNG THÊM THUẾ TARIFF trên hầu hết mọi thứ được nhập cảng từ Trung Quốc.

Đương nhiên, Trung Quốc đã liền trả đũa trên những mặt hàng nhập cảng từ Mỹ ngay sau đó, chẳng những thế, Tập Cận Bình và Bắc Kinh như đã có tính toán sẵn từ trước, đánh đúng yếu điểm là những nơi mà số cử tri đã bầu cho Donald Trump cao nhất, mang lại chiến thắng cho ông ta, đó là giới nông dân ở các tiểu bang miền Trung nước Mỹ, bằng cách từ chối mua hầu hết những mặt hàng nông sản của họ. Những lá phiếu này đang mất dần từ tay Donald Trump, nhất là khi họ đã tận mắt chứng kiến sự thiệt hại trực tiếp đang xảy ra cho họ.

Vào tháng 10 tới đây, các nhà đàm phán của hai nước sẽ ngồi lại để thương thảo nếu không có gì bất ngờ xảy ra, nhưng hầu hết các bình luận gia trên thế giới đều cho rằng chắc chắn sẽ chẳng có một thỏa thuận nào đạt được giữa đôi bên vì cả hai phía lãnh đạo đều khăng khăng giữ thể diện và nhất định không lui bước.

Không ai tin rằng Tập Cận Bình và Bắc Kinh lại chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào, ngay cả một thỏa thuận trong phạm vi giới hạn. Riêng ông Trump và các cố vấn trong Nội Các của ông ta, những người chỉ biết cúi đầu tuân lệnh, thì chắc chắn rằng, cái lao kia đã phóng đi quá xa.

Việc ông Trump huênh hoang khoe khoang thành tích ảo tưởng, luôn nghĩ rằng nền kinh tế vượt trội của Hoa kỳ, dưới sự lãnh đạo tài tình của ông ta là không có bất kỳ sự kiện nào có khả năng làm nó suy giảm, qua những lời tuyên bố giả dối và khoác lác, cho rằng Trung Quốc đang phải cong lưng trả thuế tariff, chứ không phải giới tiêu dùng ở Mỹ, thì đủ hiểu sự hoang tưởng của ông ta đã lên cao đến cỡ nào.

Ông Trump luôn cho rằng nền kinh tế của Mỹ đang phát triển và hoạt động rất tốt mặc dù trên thực tế, nó rõ ràng là đang trên đà chậm lại. Mức tăng trưởng chỉ nằm ở khoảng 1.6% nửa đầu năm trong năm 2019 này và nó có nhiều dấu hiệu chậm lại ở khoảng 1% hoặc tệ hơn nữa vào cuối năm nay. Không gì nghi ngờ rằng ông Trump đang sống trong quả bong bóng của mình mà không hề biết bất cứ gì đang thực sự xảy ra ngoài những lời ca tụng của bọn nịnh thần.

Không ai biết cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc này sẽ đi về đâu. Bên cạnh cuộc chiến tranh thương mại đang dần leo thang với những mức thuế cao hơn từ hai phía, còn lại là những cuộc chiến ngấm ngầm khác, trên nhiều mặt trận khác, để dành ngôi vị bá vương của thế giới.

Cơ Quan Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ đang chịu nhiều sức ép đến từ ông Trump trong việc nhúng tay can thiệp nhằm giải cứu các vấn nạn trì trệ kinh tế một cách hết sức tạm bợ và thiếu tính toán lâu dài, bằng cách nhanh chóng cắt giảm lãi suất xuống 0%. Thế nhưng đã có nhiều dấu hiệu của một cuộc suy thoái kinh tế khá rõ rệt ở Hoa Kỳ, ở Trung Quốc, và ở nhiều quốc gia ở Âu Châu đã và đang thành hình. Bởi vậy, việc cắt giảm lãi xuất về đường dài thì chỉ có hại chứ không thể mang lại bất cứ lợi lộc gì.

Cho dù Donald Trump và Nội Các của ông ta có cúi mặt chịu xuống nước để đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc vào cuối năm 2019 này và đồng ý từ từ xóa bỏ các mức thuế hiện có đi chằng nữa, thì nền kinh tế ổn định của Hoa Kỳ và thế giới, chưa chắc có thể trở lại như thời điểm phát triển mạnh mẽ của trước năm 2019.

Hầu hết các nhà đầu tư cho rằng Donald Trump không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải xuống nước thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, bởi vì việc tái tranh cử của ông ta phụ thuộc gần như 100% vào điều đó. Thế nhưng nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng Donald Trump sẽ không xuống nước trong cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc vì ông ta luôn tin vào khả năng hoang tưởng của chính mình, cũng như ông ta không thể nào thấy được sự thật tác hại mà cuộc chiến thương mại của ông đã và đang gây ra, qua những gì đám nịnh thần rót vào tai ông ta qua những bản báo cáo ngọt như mật.

Chẳng thế mà các chính trị gia và quân sự gia trên thế giới đã sửa lại rằng, thay vì cái khoảng cách để Trung Quốc có thể qua mặt Hoa Kỳ trở thành bá chủ thế giới sẽ xảy ra ở những năm 2030 – 2035 như họ đã dự đoán trước đây, thì qua cuộc chiến kinh tế của Donald Trump:

TRUNG QUỐC SẼ QUA MẶT HOA KỲ TRƯỚC NĂM 2027 TỚI ĐÂY và MỘT PHẦN LỚN CÁI CÔNG LAO ĐÓ, CŨNG LÀ NHỜ Ở KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO TÀI TÌNH của DONALD TRUMP và ĐẢNG CỘNG HÒA.

Nguồn bài: FB Giao Thanh Pham