Hồi ức 40 năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc (Vũ Mão)
Lời tòa soạn Thông Luận
: Nhân dịp đầu Xuân Kỷ Hợi 2019, báo Giáo Dục Việt Nam (GDVN) điện tử
đã phổ biến một loạt bài viết, dưới dạng hồi ức của ông Vũ Mão, về cuộc
chiến chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc. Tên những nhân vật
có công trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 đều được vinh
danh. Đây là một bước ngoặt mới trong quan hệ đối tác toàn diện với Trung Quốc của chính quyền cộng sản Việt Nam.
Ông
Vũ Mão, năm nay 79 tuổi (sinh 19/12/1939) là một nhà thơ, nhạc sĩ đồng
thời là một đảng viên cộng sản kỳ cựu. Ông đã từng giữ những chức vụ cao
cấp trong Đoàn thanh niên cộng sản, Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Nhà
nước Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, và quan trọng nhất là Ủy viên trung
ương Đảng cộng sản từ năm 1982 đến 2006, Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ
1992 đến 2007 và Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992. Nói chung những phát
biểu của ông Vũ Mão hàm chứa những thông điệp chính trị nhất định. Thông
điệp nào ?
Hồi
ức của ông Vũ Mão được phổ biến trên kênh chính thức của Đảng cộng sản
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chắc chắn không phải tình cờ. Đây là
những thông điệp muốn gởi đến nhân dân Việt Nam hay Đảng cộng sản Trung
Quốc ? Có lẽ cả hai, và không chừng cả ba, vì Hoa Kỳ đang là tác nhân
trong cuộc tranh chấp Biển Đông
Sự
xuất hiện của những bài viết này của ông Vũ Mão trùng hợp với thời điểm
của những bài viết về Hoàng Sa đã được phổ biến trước đó trên các
phương tiện truyền thông nhà nước. Ngày 17/01/2019, báo mạng Thanh Niên
trong nước cho đăng tải bài viết nhan đề "45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm
Hoàng Sa của Việt Nam : Mưu đồ độc chiếm Biển Đông" của tác giả Khánh
An. Một số báo mạng khác hôm 18/01/2019 cũng đồng loạt đăng tải các bài
viết cùng chủ đề với người tựa đề như "Trung Quốc âm mưu thôn tính Hoàng
Sa từ Hội nghị Geneva 1954 ?". Trước đó báo Tuổi Trẻ cũng cho phát hành
nhiều bài liên quan đến Hoàng Sa như "Người Việt Nam vẫn luôn khắc cốt
ghi tâm về ngày 19/01", "Nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng
Sa, Trường Sa" hay "Nhà trưng bày Hoàng Sa là điểm hành hương về lòng
yêu nước" và đặc biệt là bài "Hoàng Sa luôn là máu thịt của đất mẹ Việt
Nam" của Hữu Khá-Đoàn Cường...
Tiến
sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ cho biết : Đây
là một hiện tượng đáng ghi nhận và một điều hết sức cần thiết. Sự
kiện Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988, thậm chí việc Trung Quốc gây ra cuộc
Chiến tranh Biên giới 1979, và Chiến tranh Biên giới Tây Nam cũng vào
thời điểm đó cần phải được đề cập. Đứng về mặt lịch sử phải khách quan.
Đúng sai như thế nào ? Ai là kẻ xâm lược ? Ai đứng lên bảo vệ lãnh thổ
của mình thì phải rõ ràng…
Tại sao phải chờ đến thời điểm này mới dám lên tiếng ?
Tỉnh
Quảng Ninh và Thị trấn Tiên Yên mà ông Vũ Mão ngày nay trân trọng trong
bài viết có còn là Quảng Ninh và Tiên Yên của ông trong ký ức ? Hay
chúng đang biến thành một lãnh địa của Trung Quốc, nơi đồng tiền lưu
hành chính thức là đồng nhân dân tệ (CNY) và chủ những cơ sở và cơ ngơi
mang lại lợi lộc là người Trung Quốc ?
Ban
biên tập Thông Luận cho đăng lại những bài viết của ông Vũ Mão dưới đây
để quý độc giả có thể tham khảo. Xin gác qua một bên cách dùng từ ngữ
tuyên truyền và tuyên dương của một đảng viên cộng sản mà chỉ chú ý tới
những ý và dữ kiện lịch sử trình bày mà thôi.
Kính mến,
Nguyễn Văn Huy
*********************
Từ
đầu những năm thập kỷ 70 của thế kỷ trước, quan hệ Trung Quốc và Việt
Nam không còn được mặn mà như trước, cần thời gian để phân tích chiều
sâu vấn đề.
LTS : Nhân
dịp kỷ niệm 40 năm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống quân Trung Quốc xâm
lược toàn tuyến biên giới phía Bắc, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trân
trọng giới thiệu đến quý bạn đọc loạt bài viết về sự kiện này.
Nguyên
Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão
thời điểm đó là Bí thư huyện ủy kiêm chính ủy các lực lượng vũ trang
thống nhất của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, ông có loạt bài viết
chia sẻ về thời kỳ đặc biệt ấy.
Trân
trọng mời quý bạn đọc theo dõi bài viết đầu tiên. Tiêu đề bài viết do
Tòa soạn đặt, văn phong và nội dung bài viết thể hiện góc nhìn của tác
giả.
GDVN
-----------------------
Bài 1 :
Một thời Đông Bắc, ký ức không thể nào quên mùa Xuân năm 1979
Vũ Mão, GDVN, 02/02/2019
Lời nói đầu :
Bốn mươi năm trước đây ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc của nước ta.
Thời
điểm ấy, tôi là Bí thư huyện ủy kiêm chính ủy các lực lượng vũ trang
thống nhất của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Một thời gian khổ đã qua
và rất đỗi tự hào. Nhân dịp này, xin gửi tới các bạn một số bài viết
của tôi về thời kỳ ấy.
Đổi thay
Sau
Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, dân tộc ta giành được độc lập tự do, thống
nhất tổ quốc ; ước nguyện bao đời của các thế hệ người Việt Nam đã
thành hiện thực.
Nhưng
chẳng bao lâu sau đó, năm 1978, Pol Pot đã tấn công sang những vùng
lãnh thổ biên giới Tây Nam của Việt Nam. Chúng tàn sát dã man nhân dân
ta và tiến hành diệt chủng chính nhân dân Campuchia.
Trong hai cuộc kháng chiến của chúng ta, nhân dân Trung Quốc đã ủng hộ nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nhìn
sâu vào vấn đề, ta có thể thấy họ không muốn cho các thế lực đế quốc
đánh thắng Việt Nam để áp sát biên giới phía Nam của Trung Quốc.
Tuy
nhiên, từ đầu những năm thập kỷ bảy mươi của thế kỷ trước, quan hệ
Trung Quốc và Việt Nam không còn được mặn mà như trước. Nguyên nhân thì
có nhiều, cần phải có thời gian để phân tích sâu sắc, hiểu được chiều
sâu của vấn đề đó.
Qua
sự kiện chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974 và nhất là,
giúp cho bọn Pol Pot ở Campuchia đánh sang Việt Nam, thì một lẽ đương
nhiên, chúng ta hiểu thêm về những người lãnh đạo Trung Quốc là như thế
nào.
Tháng
12 năm 1978, theo lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia,
Việt Nam đã đưa quân tình nguyện sang sát cánh cùng nhân dân Campuchia
đánh đổ bọn diệt chủng Pol Pot.
Để
cứu vãn tình hình ở Campuchia, ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đã
đưa quân đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc của nước ta.
Bản đồ Chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. Ảnh RFA
Đội
quân Trung Quốc hùng hậu đã tấn công Việt Nam dọc theo toàn tuyến biên
giới dài 1449,566 km. Lực lượng chính quy của ta ở tuyến biên giới rất
mỏng, nhưng chúng ta đã phát huy cao độ truyền thống đoàn kết quân dân,
khai thác tối đa lực lượng tại chỗ để đánh trả quân xâm lược.
Tình
hình biên giới của Quảng Ninh với phía Trung Quốc ngày càng căng thẳng.
Trong các cuộc họp của Tỉnh ủy, có nhiều thông báo chi tiết về những
diễn biến ở từng chốt, từng dòng sông, ngọn suối.
Cũng
như các địa phương khác, trong những thời khắc khó khăn này, để củng cố
vùng biên giới Quảng Ninh, Tỉnh ủy đã phân công anh Trần Đường, đang là
Bí thư Thị ủy Thị xã Hồng Gai ra làm Bí thư Huyện ủy Móng Cái.
Anh
Vũ Đà, đang là Bí thư Huyện ủy Yên Hưng ra làm Bí thư Huyện ủy Quảng Hà
và tôi đang là Trưởng ty Thủy lợi Quảng Ninh được điều ra làm Bí thư
Huyện ủy Tiên Yên.
Việc
điều động anh Trần Đường và anh Vũ Đà đã được quyết định từ giữa năm
1978, do vậy các anh có thời gian cùng các cán bộ Trung ương tăng cường
lên kế hoạch củng cố cơ sở ở các vùng xung yếu.
Việc
tôi ra công tác ở huyện Tiên Yên lại hơi khác, sự việc diễn ra rất khẩn
trương và đột xuất. Vào một buổi chiều đầu tháng 12 năm 1978, anh Lê
Đại, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ninh trực tiếp sang Ty Thủy lợi
gặp tôi.
Anh
Lê Đại nói : "Hôm nay tôi truyền đạt tới anh quyết định của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy, cử anh ra làm Bí thư Huyện ủy Tiên Yên thay anh Khổng Tỉnh,
đang ốm nặng phải đi bệnh viện, không có điều kiện chỉ đạo công việc rất
khẩn trương tại địa phương.
Từ
giờ đến tối nay anh bàn giao công việc ngay cho anh Đặng Quang Nhi là
Phó Trưởng ty Thủy lợi và sáng ngày mai anh ra Tiên Yên nhận nhiệm vụ
mới".
Tôi
chấp hành nghiêm chỉnh quyết định trên. Thời gian đầu về làm Bí thư
huyện ủy Tiên Yên tôi đã quan tâm nắm tình hình của tất cả các xã ở
trong huyện.
Một
thực trạng khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều là đời sống của nhân dân
còn quá nhiều khó khăn. Có những bản đồng bào dân tộc thiếu ăn, đứt bữa
kéo dài.
Để
cải thiện tình hình ấy tôi và các đồng chí lãnh đạo huyện đã phát động
phong trào đẩy mạnh sản xuất đảm bảo cho tất cả nhân dân trong huyện
không bị đứt bữa.
Việc thứ hai đẩy mạnh việc xây dựng các công trình thủy lợi. Khó khăn ở đây là không có kinh phí và thiết bị máy móc.
Chúng
tôi đã khai thác lợi thế của địa phương là trong thời gian này có đông
đảo lực lượng quân đội đóng trên địa bàn huyện. Ngoài việc sẵn sàng
chiến đấu, các đồng chí đã đóng góp rất nhiều công sức và thiết bị máy
móc giúp cho địa phương hoàn thành sớm các hồ chứa nước.
Sau một năm phấn đầu đã có 11 hồ chứa nước được đưa vào khai thác.
Việc
thứ ba là trên địa bàn của huyện tập trung nhiều lực lượng khác nhau để
sẵn sàng phục vụ cho nhiệm vụ chiến đấu. Cũng từ đấy nảy sinh vấn đề
đoàn kết quân dân trong đó đối tượng chính là các lực lượng thanh niên.
Các lực lượng thanh niên ở đây là : Thanh niên địa phương, thanh niên quân đội và thanh niên công an.
Để
phát huy sức mạnh tổng hợp, chúng tôi đã bàn bạc và phối hợp với lãnh
đạo các đơn vị quân đội và công an thống nhất phát động "Phong trào đoàn
kết ba lực lượng".
Với
chủ trương đúng đắn phong trào đã sớm đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả
cao. Tiếng lành đồn xa, các địa phương ở trong tỉnh và một số địa phương
ở các tỉnh bạn đã đến nghiên cứu và học tập kinh nghiệm.
Với
sự cố gắng làm được một số việc như nêu trên, sức mạnh của huyện đã
được củng cố một bước và góp phần bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Thời
gian công tác của tôi ở huyện Tiên Yên không dài, nhưng đã để lại trong
tôi nhiều kỷ niệm sâu sắc. Và từ đó Tiên Yên trở thành nơi thân thiết
và đậm sâu trong tâm trí của tôi.
Miền Đông gió ngàn
Miền Đông tỉnh Quảng Ninh bao gồm các huyện Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ.
Huyện Tiên Yên nằm ở vị trí trung tâm của miền Đông tỉnh Quảng Ninh và người ta thường gọi nơi ấy là Ngã ba miền Đông Bắc.
Vùng
đất Tiên Yên có lịch sử hình thành từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ học
được tìm thấy gần cửa sông Hà Tràng cho thấy con người đã cư trú ở đây
vào thời kỳ đồ đá mới.
Ngày
17/2/2016, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thắp hương từng ngôi mộ tại
Nghĩa trang liệt sĩ Trà Lĩnh (Cao Bằng), nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt
sĩ cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chống Trung Quốc xâm lược biên giới
phía Bắc năm 1979. Ảnh : VOV.
Thời
Tiền Lê, vùng đất này thuộc châu Tân An. Đến đời Lê là châu Tĩnh Yên
thuộc phủ Hải Đông, thừa tuyên An Bang, sau là châu Tân Yên.
Đời Hậu Lê vì kỵ húy của vua Lê Kính Tông là Duy Tân, nên đổi là Tiên Yên.
Thị
trấn Tiên Yên ra đời từ thế kỷ 20, có vị trí địa lý quan trọng. Tháng 7
năm 1886 thực dân Pháp đánh chiếm và sau đó lấy Tiên Yên làm tỉnh lỵ
của tỉnh Hải Ninh.
Tháng 11 năm 1946 Pháp quay lại chiếm Tiên Yên. Tháng 8 năm 1954, Thị trấn Tiên Yên được giải phóng.
Tiên
Yên nằm giữa trục đường quốc lộ, lại sát ven sông, trên bến dưới
thuyền, mang một vẻ đẹp thơ mộng. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến quốc
lộ đi qua.
Quốc
lộ 18 nối liền với Hạ Long và Móng Cái. Quốc lộ 18C từ thị trấn Tiên
Yên đi cửa khẩu Hoành Mô. Quốc lộ 4 chạy từ Mũi Chùa qua Tiên Yên, nối
Tiên Yên với các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, là tuyến đường chạy song song
với biên giới Việt-Trung.
Ngoài
ra, giao thông thủy cũng khá thuận lợi với các bến cảng sâu và kín như
cảng Mũi Chùa, Thác Cối, Bến Châu cùng với quân cảng Vạn Hoa ở phía
ngoài cửa biển Tiên Yên.
Địa
hình Tiên Yên có nhiều đồi núi, thung lũng và sông suối. Kinh tế của
huyện chủ yếu là nông-lâm-ngư nghiệp được phát triển theo hướng công
nghiệp hóa.
Rừng Tiên Yên cho nhiều gỗ quý
để sản xuất đồ gỗ. Vùng trồng quế nổi tiếng Khe Táu đang được đầu tư
thâm canh chiều sâu. Tiên Yên có đủ các loại hải sản như : cá chim, cá
thu, sò huyết, ngán....
Ven biển có rừng cây nước mặn mọc dày đặc là vùng sinh sống của các loại tôm, cua, hầu...
Ở
Tiên Yên có một địa danh là Khe Tù nằm bên bờ dòng sông Phố Cũ. Đây là
địa điểm mà thực dân Pháp chọn để xây dựng nhà tù, đặt máy chém, hầm
nhốt tù nhân... Khe Tù đã trở thành chứng tích chiến tranh, ghi dấu tội
ác của thực dân Pháp.
Trải qua bao đời nay, các thế hệ đã nối tiếp nhau xây dựng và bảo vệ mảnh đất Tiên Yên.
Đặc
biệt, từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhân dân các dân tộc
Tiên Yên đã đoàn kết đứng lên lật đổ phong kiến, đánh đuổi bọn thực dân
cướp nước để lần đầu tiên giành lấy chính quyền và xây dựng chính quyền
cách mạng ở miền Đông tỉnh Quảng Ninh.
Sau
đó nhân dân các dân tộc Tiên Yên đã anh dũng chiến đấu đập tan các cuộc
tấn công điên cuồng của bọn thổ phỉ người Hoa từ bên kia biên giới phía
bắc tràn qua cướp bóc và âm mưu chiếm đóng lâu dài, bảo vệ thành quả
cách mạng Tháng Tám ở địa phương, góp phần quan trọng vào cuộc chiến đấu
giải phóng miền Đông Bắc của Tổ quốc.
Vinh
dự cho Đảng bộ và nhân dân huyện Tiên Yên, vào cuối năm 1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã tiếp Đoàn đại biểu quân và dân của huyện tại thủ đô Hà
Nội.
Người thăm hỏi ân cần và có những lời chỉ bảo quý báu.
Thực
hiện lời dạy của Bác Hồ, quân và dân huyện Tiên Yên đã vận dụng kịp
thời và sáng tạo đường lối chiến lược, phương pháp cách mạng của Đảng ở
từng thời kỳ, vận dụng đúng chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và biện
pháp phân hóa kẻ thù, bảo toàn lực lượng trong những ngày đầu giành
chính quyền.
Vũ Mão
***********************
Bài 2 :
Bắc Luân - Dòng sông biên giới
Vũ Mão, GDVN, 03/02/2019
Những năm làm Trưởng ty Thủy lợi Quảng Ninh tôi có nhiều gắn bó với sông Bắc Luân trong việc bảo vệ dòng sông.
LTS : Mời
quý bạn đọc theo dõi bài viết thứ 2 của nguyên Ủy viên Trung ương,
nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão nhân dịp kỷ niệm 40 năm chống
Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, bảo vệ Tổ quốc, mà ông là một
nhân chứng.
Tiếp theo bài 1, "Một thời Đông Bắc, ký ức không thể nào quên mùa Xuân năm 1979". (GDVN)
-------------------------
Bắc
Luân là dòng sông biên giới chảy giữa thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng
Ninh, Việt Nam) và thành phố Đông Hưng (Khu tự trị dân tộc Choang Quảng
Tây, Trung Quốc).
Những
năm làm Trưởng ty Thủy lợi Quảng Ninh tôi có nhiều gắn bó với sông Bắc
Luân trong việc bảo vệ dòng sông với mong muốn trở lại nguyên vẹn thủa
ban đầu, nghĩa là dòng nước không chảy xói về phía Việt Nam.
Vào thời điểm của quan hệ hai nước căng thẳng, chúng tôi rất vất vả trong việc theo dõi những việc làm của Trung Quốc.
Họ xây những mỏ hàn để hướng dòng nước xói vào phía bờ sông của Việt Nam.
Chúng
tôi phải khẩn trương triển khai các công việc như khảo sát thực địa, đo
đạc địa hình, thăm dò địa chất, thiết kế và chuẩn bị cho bước thi công
các mỏ hàn hướng dòng chảy không để xói vào phía bờ của Việt Nam.
Cầu Ka Long bắc qua con sông Ka Long. Ảnh : Mongcai.gov.vn
Để hiểu rõ về ngọn nguồn và lịch sử dòng sông Bắc Luân, tôi cung cấp một vài thông tin :
1. Sông Bắc Luân bắt nguồn từ dãy núi Thập Vạn Đại Sơn
Đi đến địa phận phường Ka Long (Móng Cái), sông chia thành 2 nhánh : Một nhánh chảy vào giữa thành phố Móng Cái rồi đổ ra biển.
Một nhánh tiếp tục đi dọc theo biên giới hai nước rồi đổ vào vịnh Bắc Bộ tại cửa sông Bắc Luân.
2. Ngược
dòng thời gian hơn một trăm năm trước đây trong lịch sử của dân tộc ta,
khi nước ta đang ở trong chế độ thuộc địa do thực dân Pháp cai trị.
Thực
dân Pháp và triều đình Mãn Thanh-Trung Quốc đã ký các Công ước hoạch
định biên giới giữa Bắc Kỳ với Trung Quốc năm 1887 và Công ước bổ sung
Công ước hoạch định biên giới năm 1895.
Công
ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh về hoạch định biên giới hai nước là
văn kiện quan trọng. Quá trình đàm phán rất phức tạp và kéo dài.
Riêng về phân định cửa sông Bắc Luân diễn ra không mấy trôi chảy.
Người ta kể lại rằng, hai đoàn đàm phán cùng đi trên một chiếc tàu thủy để giải quyết trực tiếp việc phân định trên thực địa.
Buổi trưa hôm ấy, Đoàn Trung Quốc mời Đoàn của Pháp (bao gồm cả quan chức Việt Nam) ăn bữa cơm thân mật.
Họ
chiêu đãi rất thịnh soạn, liên tục mời uống rượu. Mọi người vui vẻ, ăn
uống ngon lành và say sưa. Ăn xong và trở lại làm việc, viên sĩ quan
Pháp mặt đỏ bừng, hồn phách lâng lâng.
Phía
Trung Quốc lợi dụng lúc này để hành động. Đáng lẽ chiếc tàu đi thẳng
theo luồng xuống cửa sông Bắc Luân thì họ lại cho tàu rẽ về phía sông
Lục Lầm là một nhánh của sông Bắc Luân.
Nếu ý định đó thành hiện thực thì cửa sông Lục Lầm sẽ là điểm phân định biên giới hai nước.
Nhưng may thay, vị quan chức Việt Nam đã kịp thời đánh thức vị sĩ quan Pháp để tỉnh táo làm việc.
Ngay
lập tức, ông này yêu cầu phía Trung Quốc cho tàu quay lại dòng chính
Bắc Luân. Và đương nhiên, cửa sông Bắc Luân trở thành điểm phân định
biên giới giữa hai nước.
3.
Cuộc đàm phán cách đây một trăm năm đã phức tạp thì cuộc đàm phán để
có Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1999 càng phức tạp hơn rất
nhiều.
Ngay
sau khi bình thường hóa quan hệ tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc
đã thỏa thuận tiến hành đàm phán hoạch định biên giới mới thay cho Công
ước Pháp-Thanh 1887, 1895.
Cuộc
đàm phán nhiều lúc trở nên căng thẳng bởi có một số điểm tranh chấp gay
gắt. Trong số đó có điểm phân định ở cửa sông Bắc Luân.
Cuối cùng cũng đi đến một thỏa thuận rất công phu và chi tiết nằm trong Hiệp ước hoạch định biên giới mới ký năm 1999.
Nội dung của Hiệp ước này là nền tảng, là cơ sở pháp lý duy nhất, làm chỗ dựa để các bên triển khai giai đoạn phân giới cắm mốc.
Vì lẽ đó, đường phân định ở cửa sông Bắc Luân trở nên dích dắc (ziczag), ngoằn ngoèo :
Biên
giới quy thuộc 3/4 bãi Tục Lãm và 1/3 bãi Dậu Gót cho Việt Nam, 1/4 Tục
Lãm và 2/3 bãi Dậu Gót cho Trung Quốc, và thiết lập khu giao thông thủy
tự do cho nhân dân địa phương sử dụng luồng hai bên bãi Tục Lãm và Dậu
Gót.
Sông
Bắc Luân bắt nguồn từ dãy núi Thập Vạn Đại Sơn. Khi nói tới miền biên
cương này, người ta thường nhắc tới một địa danh là lạ : Thập Vạn Đại
Sơn.
Đây là giải núi điệp trùng, mênh mông nối liền biên giới Đông Nam của Trung Quốc và Đông Bắc của Việt Nam.
Hơn thế nữa, chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn nổi tiếng, làm thơm danh truyền thống đoàn kết của quân dân hai nước.
Năm
1949, theo đề nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được sự đồng ý của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam phái một
lực lượng vũ trang sang giúp Trung Quốc "xây dựng một khu giải phóng ở
vùng Ung-Long-Khâm liền với biên giới Đông Bắc ta, thông ra bể, tạo điều
kiện khuếch trương lực lượng, đón Đại quân Nam Hạ" (Mệnh lệnh của Bộ
Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 23/4/1949).
Chiến
dịch quân sự Thập Vạn Đại Sơn diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1949
do liên quân giữa bộ đội Việt Minh và lực lượng địa phương của Giải
phóng quân Trung Quốc thực hiện tại biên khu Việt-Quế chống lại quân
của Quốc dân Đảng.
Mục
tiêu của chiến dịch là mở rộng vùng kiểm soát tại khu vực dãy núi Thập
Vạn Đại Sơn tại 3 huyện Ung Châu, Long Châu và Khâm Châu giáp biên với
vùng Đông Bắc Việt Nam, tạo điều kiện phát triển lực lượng phối hợp với
đại quân của Giải phóng quân Trung Quốc khi đó đang tiến về phía Nam.
Lực lượng của Giải phóng quân Trung Quốc gồm 3 tiểu đoàn địa phương.
Lực
lượng Việt Nam tham gia chiến dịch gồm một số đơn vị thuộc 3 trung đoàn
28, 174, 95, do đồng chí Lê Quảng Ba chỉ huy. Còn lực lượng của đối
phương, quân của Quốc dân gồm 5 trung đoàn.
Chiến dịch có hai hướng Khâm Châu và Long Châu :
Trên
hướng Long Châu, bộ đội Việt Nam đánh chiếm Bằng Tường, Thủy Khẩu, rồi
Hạ Đống. Đến ngày 18 tháng 6 năm 1949, tiêu diệt viện binh Quốc dân Đảng
từ Long Châu xuống và tiến đánh Ninh Minh.
Trên
hướng Khâm Châu, liên quân Trung-Việt đánh thị trấn Trúc Sơn nằm trên
đường từ Đông Hưng đi Phòng Thành, nhưng không thành công.
Ngày 25 tháng 7 năm 1949, liên quân chuyển sang tấn công quân Quốc dân Đảng tại Voòng Chúc, Mào Lêng, rồi tiến sát Phòng Thành.
Quân Quốc dân Đảng phải rút khỏi các đồn bốt nhỏ, tập trung về các thị trấn Long Châu, Nà Lương, Phòng Thành, Đông Hưng.
Chiến dịch kết thúc vào tháng 10 năm 1949 khi cánh quân từ phía bắc của Quân Giải phóng Trung Quốc đánh chiếm Nam Ninh.
Đến
đây, liên quân Trung-Việt đã chiếm được 10 trên 12 vị trí thuộc 3 huyện
Long Châu, Khâm Châu, Phòng Thành, mở rộng vùng kiểm soát, tạo điều
kiện thuận lợi cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đánh chiếm hoàn
toàn hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.
Để
ghi công tích và tưởng nhớ các chiến binh đã tử trận trong chiến dịch
Thập Vạn Đại Sơn, tại thị trấn Đông Hưng (Trung Quốc) có một đài liệt sĩ
trên khắc song song hai hàng chữ Việt-Hán : "Đài kỷ niệm liệt sĩ cách
mạng nhân dân Việt-Trung".
Hài cốt của các liệt sĩ Việt Nam và Trung Quốc được quy tập và chôn cất dưới chân đài.
Trong
chiến dịch, tại Thủy Khẩu (thị trấn cửa khẩu thuộc huyện Long Châu,
Trung Quốc, đối diện cửa khẩu Tà Lùng, Cao Bằng, Việt Nam, có một trận
đánh kéo dài 2 ngày đêm của liên quân Trung-Việt chống lại 6 trung đoàn
quân Quốc dân Đảng, trong số những người tử trận có 22 chiến sĩ Việt
Nam.
Để
tưởng nhớ liệt sỹ của hai nước, các hài cốt đã an táng tại Khiếu Lâm,
La Hồi, và Hạ Đông được cải táng về Thủy Khẩu, lấy tên là "Nghĩa trang
Liệt sỹ Trung-Việt tại Thủy Khẩu, Long Châu".
Thị xã Móng Cái thanh bình soi bóng bên dòng sông Ka Long trong xanh như một bức tranh thủy mặc mộng mơ thiên thần.
Tô
điểm cho nét đẹp riêng có của Móng Cái là những cơ sở sản xuất gốm sứ,
mà khi đó Móng Cái được coi là một trung tâm gốm sứ của đất nước với một
nhà máy và nhiều lò thủ công.
Các loại hình gốm sứ có những đặc trưng riêng, ẩn chứa trong nó những thông điệp của quá khứ.
Sự kiện đau lòng năm 1979, Trung Quốc đánh Việt Nam, toàn bộ Thị xã Móng Cái tan hoang, những cơ sở gốm sứ cũng không còn nữa.
Đến nay đã mấy chục năm rồi, không thấy đâu những sản phẩm gốm sứ Móng Cái nữa.
Thật
là đáng tiếc, có thể nó đã bị lãng quên trong dòng chảy của lịch sử gốm
sứ Việt Nam và trong dòng chảy của lịch sử gốm sứ thế giới.
Ở
vùng biên giới này, quan hệ hai nước Việt-Trung, từ sau giải phóng miền
Bắc năm 1954 đến năm 1974 là thời kỳ tốt đẹp. Còn sau đấy, từ năm 1975
trở đi là thời kỳ căng thẳng.
Năm 1960, tôi là sinh viên Trường Đại học Thủy Lợi, Hoàng Thị Nụ là học sinh Trường Trung cấp Bưu điện bắt đầu quen nhau.
Năm 1962, Nụ tốt nghiệp và được điều động ra công tác ở Móng Cái, tỉnh Hải Ninh.
Mới 19 tuổi, khi đi nhận công tác ở tận nơi xa như thế nên mẹ đã đưa Nụ ra tận Móng Cái để nhận nhiệm vụ mới.
Buổi chia tay thật là lưu luyến. Hai bạn trẻ, trong ánh mắt của mình, họ đã trao cho nhau những điều thầm kín.
Tôi
cứ nghĩ là, trong giây phút ấy, Nụ sẽ có một chút buồn và bịn rịn,
nhưng đã không có điều ấy diễn ra mà thay vào đó là nụ cười của Nụ.
Thật ra trong lòng tôi không thích điều đó cho lắm nhưng lại thấy cảm phục về một người con gái.
Từ ngày ấy, địa danh Móng Cái, Bắc Luân đã dần đi vào ký ức lòng tôi.
Quãng
đường từ Hà Nội tới Hải Ninh là một khoảng cách xa vời. Niềm vui khao
khát của chúng tôi là nhận được những lá thư của nhau.
Tuần
nào cũng nhận được thư mà không thấy chán. Sự ngỏ lời và nói với nhau
những lời yêu thương đầu tiên cũng chính là qua những lá thư như thế.
Hoàn cảnh xa xôi càng làm cho tình yêu trở nên thơ mộng. Tôi đã viết mấy vần thơ :
Ka Long xanh
Tuổi đôi mươi và những ngày xa cách
Trở lại Ka Long trong mát lành
Bức tranh thủy mặc ánh long lanh
Bên đường sương sớm vương cành lá
Biên ải điệp trùng non biếc xanh
Nơi ấy một thời em đã sống
Thanh xuân phơi phới tấm lòng thành
Xa nhau vời vợi tràn mơ ước
Dòng suối trong mát lành
Thành phố Móng Cái, năm 1994
Vũ Mão
****************
Bài 3 :
Xuân 1979, các tướng lĩnh hội tụ về Quảng Ninh chuẩn bị cho trận chiến đấu mới
Vũ Mão, GDVN, 04/02/2019
Cuộc
xâm lăng của Trung Quốc vào nước ta ngày 17 tháng 2 năm 1979 làm cho
chúng ta cảnh giác hơn và phải tăng cường lực lượng ở các tuyến phòng
thủ.
LTS : Quý
bạn đọc đang theo dõi bài viết thứ 3 trong loạt bài hồi ức 40 năm kháng
chiến bảo vệ Tổ quốc, chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, của
nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ
Mão.
Bài viết này tiếp theo bài 2, "Bắc Luân - Dòng sông biên giới". Tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt.
-------------------------
Trên
địa bàn Quảng Ninh, Đặc khu Quảng Ninh được thành lập. Các binh đoàn
tinh nhuệ đã qua khắp chiến trường, các tướng lĩnh nổi tiếng một thời
nay đã về nơi đây gắn bó với miền đất biên cương Đông Bắc.
Các
sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn thuộc các quân chủng, binh chủng được bố
trí ở các khu vực chiến lược, đảm nhiệm phòng thủ tuyến biên giới trên
bộ và khu vực bờ biển, tuyến đảo Quảng Ninh.
Riêng ở huyện Tiên Yên, số quân của các đơn vị chủ lực đứng chân trên địa bàn huyện đã bằng với số dân sống ở địa phương.
Vị
trí miền Đông Bắc quan trọng nên thường xuyên được đón tiếp và làm
việc, tiếp nhận sự chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Trung ương như Đại
tướng Lê Trọng Tấn, Bộ trưởng Phan Mỹ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình, Bí thư
thứ nhất Đoàn Thanh niên Đặng Quốc Bảo…
Việc
thành lập Đặc khu và tăng cường các vị tướng lĩnh tài ba trực tiếp chỉ
đạo góp phần làm cho nhân dân địa phương tin tưởng, quyết tâm bảo vệ
từng tấc đất biên cương của tổ quốc.
Có thể kể ra đây một số tướng lĩnh và nhân vật tiêu biểu :
Tư lệnh Nguyễn Anh Đệ
Nguyễn Anh Đệ là vị Tư lệnh đầu tiên của Đặc khu Đông Bắc. Ông tham gia cách mạng từ thời kỳ Tiền khởi nghĩa.
Trong
kháng chiến chống thực dân Pháp và trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, ông
đã có mặt ở khắp các chiến trường và cùng đồng đội lập nên những chiến
công hiển hách.
Là
Đặc khu mới được thành lập, công việc bộn bề, nhưng với tài năng của
một vị tướng sắc sảo, có tầm nhìn chiến lược, chỉ sau mấy tháng, guồng
máy của Đặc khu, nề nếp của công việc đã đâu vào đấy.
Có lẽ chính vì thế, ông được rút về sớm để tăng cường cho một vị trí mới của quân đội.
Tôi rất kính trọng ông bởi tư chất khiêm tốn, cởi mở ; bởi tâm đức yêu thương và chia sẻ những khó khăn của cấp dưới.
Chỉ 2 ngày sau khi nhận nhiệm vụ mới, ông đã đến Huyện ủy để trao đổi công việc với tôi.
Tôi
thầm nghĩ, một vị tướng, một con người từng trải, lớn tuổi hơn mình rất
nhiều mà chủ động đến gặp một Bí thư huyện ủy trẻ tuổi là điều thật là
hiếm. Tôi xúc động bởi cử chỉ rất văn hóa của ông.
Ông
sinh năm 1925 và mất năm 1985. Tự đáy lòng mình, tôi tiếc thương vô hạn
người chiến sĩ kiên cường, vị tướng tài năng đã ra đi vào tuổi 60, đang
độ sung sức và chín chắn.
Phó Tư lệnh Sùng Lãm
Sùng Lãm là Phó Tư lệnh một thời gian ngắn, rồi sau đó thay tướng Nguyễn Anh Đệ làm Tư lệnh Đặc khu Đông Bắc.
Trong
những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tướng Sùng Lãm
có biệt danh là Hùm Xám mà đồng đội đã tặng cho ông.
Biệt danh ấy, nghe vừa thân thương vừa thể hiện sự khâm phục và kính trọng. Tướng Sùng Lãm sẽ được viết sâu hơn ở phần sau.
Phó Tư lệnh Lê Văn Chiểu
Lê
Văn Chiểu là Phó Tư lệnh Đặc khu. Ông là phó giáo sư, tiến sĩ, đang là
Hiệu phó Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự được điều động tăng cường cho
biên giới.
Lê Văn Chiểu là một trong những chuyên gia vũ khí hàng đầu của đất nước.
Năm 1947, anh được điều động về Phòng Xạ thuật của Nha Nghiên cứu Kỹ thuật.
Cuối
năm 1948, yêu cầu đặt ra là phải có súng lớn để xuyên phá được hệ thống
công sự bê tông của Pháp, Nha Nghiên cứu Kỹ thuật triển khai nghiên cứu
súng không giật SKZ 60.
Ban nghiên cứu gồm 5 người do anh Nguyễn Trinh Tiếp-Trưởng phòng Xạ thuật-là trưởng ban, chủ trì đề tài.
Anh
Lê Văn Chiểu được phân công phụ trách tiến hành các bước thử nghiệm và
phụ trách sản xuất loạt « 0 » tức loạt súng thử nghiệm.
Anh
là người Việt Nam đầu tiên sang Liên Xô học về Vũ khí ở trường Đại học
Kỹ thuật Quốc gia Moskva Bauman, Khoa Cơ khí Quốc phòng (nay là Khoa Chế
tạo máy đặc biệt), chuyên ngành Vũ khí tự động.
Năm
1957, sau khi tốt nghiệp với bằng đỏ, về nước, anh được bổ nhiệm Phó
Phòng Kỹ thuật thuộc Tổng cục Hậu cần (1957-1960), rồi Trưởng phòng
Nghiên cứu Vũ khí - Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Quân sự (1960-1966).
Sau một thời gian ở Đặc khu Đông Bắc, anh Lê Văn Chiểu được điều về làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng.
Anh
Lê Văn Chiểu và tôi có nhiều kỷ niệm sâu sắc. Thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp, anh là Phó phòng Xạ thuật rồi Trưởng phòng thì tôi là
liên lạc của phòng ấy.
Sau
này, trong thời kỳ chống quân Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới tôi
là Bí thư Huyện ủy Huyện Tiên Yên, kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang
thống nhất của Huyện thì anh là Phó Tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh.
Chúng tôi gắn bó với nhau nơi biên cương ở những thời điểm sôi động nhất. Thật tuyệt vời.
Phó Tư lệnh Đoàn Xưởng
Đoàn Xưởng là Phó Tư lệnh đồng thời là Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh.
Đoàn Xưởng sinh ra và lớn lên ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Đây là nơi có truyền thống cách mạng lâu đời và đã hun đúc trong ông những tư chất trong sáng.
Ông
tham gia lực lượng vũ trang từ thời trai trẻ và là người đã kinh qua
các chiến trường, có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo việc huy động và
phối hợp các lực lượng vũ trang trên địa bàn.
Phó
Tư lệnh Đoàn Xưởng cùng với Phó Tư lệnh Sùng Lãm, Phó Tư lệnh Lê Văn
Chiểu là chiếc kiềng 3 chân, dưới sự lãnh đạo của Tư lệnh Nguyễn Anh Đệ
tạo nên sức mạnh tổng hợp trên chiến tuyến Đông Bắc.
Chính ủy Đặc khu Nguyễn Đức Tâm
Nguyễn Đức Tâm,
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh được Quân ủy Trung
ương phân công làm chính ủy của Quân khu Đông Bắc. Đồng chí Nguyễn Đức
Tâm sẽ được viết sâu hơn ở phần sau.
Trong
số các sĩ quan quân đội được tăng cường cho Đặc Khu Đông Bắc, tôi rất
vui mừng được gặp lại những con người nổi tiếng một thời.
Thượng tướng Nguyễn Thế Trị
Nguyễn Thế Trị sinh năm 1940 tại làng Cổ Phục, xã Kim Lương, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
Thời kỳ Trung Quốc xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc, ông điều động ra Đặc khu Quảng Ninh là Phó Sư đoàn trưởng sư đoàn 323.
Sau đó, từ năm 1988 đến năm 1992 là Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh.
Từ năm 1993 là Tư lệnh Quân khu 3, rồi về làm Giám đốcHọc viện Quốc phòng.
Ông là Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá VII, VIII và là một Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cuộc
đời công tác, chiến đấu của Thượng tướng Nguyễn Thế Trị gắn liền với
các chiến trường Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ trong thời kỳ chống Mỹ cứu
nước và cũng gắn liền với chiến trường Đông Bắc ở thời kỳ chống quân
xâm lược phía Bắc.
Ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình ở nơi đây và tiếp tục được giao phó những nhiệm vụ mới.
Đặc
biệt Thượng tướng Nguyễn Thế Trị được cử làm Giám đốc Học viện Quốc
phòng là sự đánh giá cao về những đóng góp của ông vào kho tàng lý luận
quân sự Việt Nam.
Giáp Văn Khương
Giáp
Văn Khương được bầu là chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Đại hội thi đua
lần thứ nhất khai mạc ngày 1 tháng 5 năm 1952 tại Đại Từ, Thái Nguyên.
Năm 1951, ta mở chiến dịch Quang Trung. Giáp Văn Khương nổi tiếng trong trận đánh quân Pháp ngày 30 tháng 5 năm 1951.
Anh dẫn đầu một đơn vị làm nhiệm vụ đột kích đồn Hồi Hạc rồi leo lên đỉnh Non Nước mở đột phá khẩu.
Chỉ trong một đêm mà đã phá sáu bốt địch, giết 200 tên, bắn cháy một tàu chiến.
Sau đấy giặc Pháp phản công, Giáp Văn Khương đã tình nguyện ở lại chặn đường cho đồng đội rút lui.
Và
đến phút cuối cùng, anh đã nhảy từ đỉnh Non Nước xuống dòng sông Đáy,
dạt theo những tảng lục bình, thoát khỏi vòng vây của kẻ thù.
Năm
1955, Giáp Văn Khương là thành viên Đoàn đại biểu Thanh niên, Sinh viên
Việt Nam đi dự Đại hội liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần
thứ 5.
Đại hội diễn ra năm 1955 tại Vacsava (Ba Lan) với sự có mặt của 31.000 đại biểu đến từ 114 nước.
Đứng trước yêu cầu mới, Giáp Văn Khương được điều động ra Đặc khu Quảng Ninh.
Vào
buổi chiều tháng 4 năm 1979, tôi được đón anh đến Văn phòng Huyện ủy để
trao đổi công việc. Sau đó chúng tôi chuyện trò với nhau rất thân tình.
Trong
lòng tôi rất kính trọng người Chiến sĩ thi đua toàn quốc tuyệt vời năm
xưa và vinh hạnh cùng anh những ngày này đứng ở tuyến đầu trong sự
nghiệp bảo vệ biên cương tổ quốc.
Tướng Lê Mã Lương (ảnh : Giaoduc.net.vn)
Lê Mã Lương
Thật bất ngờ khi tôi gặp Lê Mã Lương tại một cuộc họp của Đặc khu Quảng Ninh. Tôi hỏi Lương :
- Em được điều động ra công tác ở ngoài này à ?
Lương trả lời :
- Em được điều động ra công tác ở Đặc khu.
Tôi rất mừng được gặp và làm việc với Lê Mã Lương trong những ngày nóng bỏng này trên mảnh đất Tiên Yên.
Lê Mã Lương là một trong những chiến sỹ được thế hệ trẻ thời chống Mỹ ngưỡng mộ.
Trong bài thơ Gửi miền Nam của Tố Hữu có câu : "Đẹp biết mấy bài ca ra trận-Mỗi chàng trai, một Lê Mã Lương".
Cuốn truyện Khi có một mặt trời của nhà văn Hồ Phương, viết về tấm gương Lê Mã Lương, bộ phim Tiền tuyến gọi, nhân vật chính là người thương binh Lê Mã Lương.
Chính
hình tượng người anh hùng chiến đấu ở mặt trận đã làm nức lòng lớp
thanh niên mới lớn và họ mơ trở thành Lê Mã Lương, nhiều người viết đơn
tình nguyện nhập ngũ.
Văn
học, nghệ thuật thời ấy có sức mạnh không thể diễn tả hết chính là nhờ
có hình tượng nhân vật cụ thể, mỗi tác phẩm đều gieo vào lòng người tiếp
nhận mơ ước.
Sau này, Lê Mã Lương là Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự và đã tâm huyết góp phần giáo dục thế hệ trẻ.
Anh
quan niệm : Nếu chúng ta chỉ chăm chú phát triển kinh tế đất nước bằng
mọi cách mà quên đi việc giáo dục truyền thống của dân tộc thì những
công dân tương lai kém hiểu biết về dân tộc mình thì đây là một nguy
cơ.
Trong những năm tháng gần đây, tôi và Lê Mã Lương cùng sống ở Hà Nội, thường xuyên gặp nhau trong tình cảm thân thương.
Những người đã có một thời gắn bó nơi biên cương miền Đông Bắc còn rất đông mà không sao kể hết.
Tôi
nhớ tới các anh Nguyễn Văn Thái, Sư đoàn trưởng sư 395 ; Nguyễn Văn Tý,
Sư Đoàn trưởng sư 328 ; Nguyễn Văn Dần, Sư đoàn trưởng sư 32 là những
người chỉ huy tài năng, dày dạn kinh nghiệm.
Họ là những tấm gương sáng cho lớp người trẻ tuổi noi theo.
Có thể tự hào mà nói rằng, những thời điểm nóng bỏng của đất nước, ở nơi tuyến đầu, đã tụ hội các anh tài của đất nước.
Vũ Mão
**********************
Nhớ anh Nguyễn Đức Tâm, Chính ủy Đặc khu Quảng Ninh mùa Xuân năm 1979
Cuối
năm 1978, Đặc khu Quảng Ninh được thành lập. Thiếu tướng Nguyễn Anh Đệ
được cử làm Tư lệnh và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tâm được cử làm Chính
uỷ.
LTS : Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết thứ 4 của ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Đây
là loạt bài hồi ức của ông nhân dịp kỷ niệm 40 nổ ra cuộc chiến bảo vệ
Tổ quốc, chống Trung Quốc xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc năm
1979, tiếp theo bài 3, Xuân 1979, các tướng lĩnh hội tụ về Quảng Ninh
chuẩn bị cho trận chiến đấu mới.
-----------------------
Cuối
năm 1978, Đặc khu Quảng Ninh được thành lập. Thiếu tướng Nguyễn Anh Đệ
được cử làm Tư lệnh và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tâm được cử làm Chính
ủy Đặc khu.
Ông Nguyễn Đức Tâm (1920-2010), ảnh : PLO.
Việc cử đồng chí Nguyễn Đức Tâm làm Chính ủy Đặc khu là hợp lý và đem lại nhiều cái lợi :
Một
là, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa quân và dân trên địa bàn tỉnh và làm
nên sức mạnh tổng hợp chống lại sự xâm lược của kẻ thù.
Hai
là, lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn của tỉnh rất đông, gặp
nhiều khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Bí thư Tỉnh ủy đồng thời là Chính
ủy Đặc khu, là chỗ dựa vững chắc cho các đơn vị quân đội.
Ba
là, các đơn vị quân đội đóng quân trên từng thôn bản sẽ là cơ hội tốt
để giúp đỡ bà con đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, đảm bảo
đời sống ấm no, xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh.
Tôi
được cử là Bí thư Huyện ủy trong thời gian gấp gáp, còn thiếu kinh
nghiệm chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Đức Tâm đã dành nhiều thời gian về huyện
và cùng tôi xuống từng thôn, bản để chỉ đạo phát triển sản xuất.
Đặc
biệt thời gian này, bị phía bên kia kích động, nhiều người nghe theo đã
chuẩn bị ra đi, làm mất ổn định tình hình ở địa phương.
Với
sự chỉ đạo sâu sát và sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị lực lượng vũ
trang, huyện Tiên Yên đã giữ được ổn định và sẵn sàng đối phó với mọi
tình huống có thể xảy ra.
Đồng
chí Nguyễn Đức Tâm sinh năm 1920 tại xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương,
tỉnh Thái Bình ; tham gia cách mạng từ thưở thiếu thời, sau đó bị thực
dân Pháp truy lùng, bắt được và đày lên nhà tù Sơn La.
Địch
tra tấn dã man nhưng không khuất phục được ý chí và chính tại nhà tù
Sơn La đã trở thành trường học của những người cộng sản. Anh đã học hỏi
được rất nhiều từ những người anh như đồng chí Nguyễn Lương Bằng (Sao
Đỏ), Xuân Thủy…
Trong
quá trình hoạt động cách mạng, Nguyễn Đức Tâm được phân công đảm nhiệm
nhiều vị trí công tác. Đến năm 1967 ông được điều động về làm Bí thư
Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Tình
hình Quảng Ninh thời điểm đó có nhiều khó khăn. Việc hợp nhất tỉnh Hải
Ninh và khu Hồng Quảng thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh
Quảng Ninh để tạo nên sức mạnh nhưng những ngày đầu công việc còn quá
ngổn ngang.
Bằng
sự từng trải và kinh nghiệm của mình, Bí thư Tỉnh ủy Nguyên Đức Tâm đã
phát huy mọi thế mạnh do sự hợp nhất mang lại. Chỉ sau một thời gian,
Quảng Ninh đã có bước phát triển khá.
Lợi thế của một địa phương có được những đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hoá và xã hội đã được khai thác.
Những
năm tháng phụ trách công tác Thủy lợi ở Quảng Ninh, nhiều lần được cùng
ông đi khảo sát, nghiên cứu xây dựng các công trình thủy lợi để đời cho
Quảng Ninh.
Có
thể kể ra đây như Hồ Yên Lập, Xi phông sông Chanh, khu kinh tế mới Sông
Khoai, đặc biệt là quy hoạch các công trình thủy lợi biên giới như vùng
Tổ Chim - Lục Lầm, hồ Quất Đông, hồ Tràng Vinh…
Được
công tác cùng ông, tôi hiểu được ở ông một con người liêm khiết, chịu
khó rèn luyện, giữ gìn phẩm chất cách mạng. Có thể khái quát những phẩm
chất của con người ông qua mấy vần thơ ngắn gọn :
Thủa thiếu thời lòng kiên trinh chí lớn
Nghĩa tình dân vượt ghềnh thác gian lao
Bước tung hoành phong sương trời Đông Bắc
Lưu dấu đời ngời tâm đức sáng sao.
Cuộc
đời hoạt động cách mạng của ông thật phong phú : Ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa 4, 5, 6 ; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức
Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng khóa 5, 6 ;
Đại
biểu Quốc hội các khóa 4, 5, 6, 7, 8 ; Ủy viên Ủy ban Kế hoạch và Ngân
sách của Quốc hội các khóa 5, 6 ; Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Bí thư Tỉnh
ủy Bắc Kạn, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Khi giữ cương vị Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông đã có nhiều đóng góp và để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực này.
Khi
nghỉ hưu ông vẫn còn trở trăn, tâm huyết với những vấn đề nóng bỏng của
đất nước, của Đảng. Ông đã dành cho báo Tuổi Trẻ cuộc phỏng vấn về sự
kiện thời sự trọng đại là Đại hội X.
Phóng viên : Điều ông quan tâm nhất ở Đại hội này là gì ?
Nguyễn Đức Tâm : Điều
tôi quan tâm nhất ở Đại hội này là vấn đề con người. Vì từ việc xây
dựng đường lối, chủ trương, chính sách cho tới thực hiện đều từ con
người mà ra.
Đường lối, chính sách đúng mà con người không tốt thì cũng không thực hiện được.
Phóng viên : Vấn đề quy hoạch cán bộ nên được hiểu như thế nào ?
Nguyễn Đức Tâm : Phải
có qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng. Đã đưa vào qui hoạch rồi thì phải
theo dõi để phát huy cái tích cực, hạn chế cái khiếm khuyết, thường
xuyên kiểm tra giám sát.
Làm
qui hoạch con người thì không nên nói vị trí nào trước cả. Thậm chí
người ta còn luân chuyển trong thời gian dự bị, đưa về vị trí này một
thời gian, vị trí khác một thời gian.
Đào tạo toàn diện, coi anh nào có khả năng ở chỗ nào thì bổ nhiệm vào đấy.
Phóng viên : Làm cách nào để tìm được con người tốt, thưa ông ?
Nguyễn Đức Tâm : Vấn
đề ở đây là cách làm chứ chúng ta đâu có thiếu người tài, một vị trí
vẫn có thể tìm được nhiều người và khi đó sẽ tạo sự cạnh tranh, động lực
rèn luyện.
Phóng viên : Hiện nay dân chủ đã được phát huy tốt chưa ?
Nguyễn Đức Tâm : Trên thực tế dân là người phát hiện được rất nhiều vấn đề, như tham nhũng, quan liêu, tiêu cực trong thi hành công vụ.
Trong
Đảng có phát hiện được cũng là rất cá biệt. Việc "mua quan, bán chức"
hiện nay diễn ra khá phổ biến, một chức nhỏ thôi cũng mất hàng trăm
triệu đồng, chức càng to thì tiền càng lớn.
Bỏ
tiền ra, được chức rồi thì phải thu tiền lại, mà không phải thu để hòa
vốn đâu mà tất phải có lãi, lãi ít còn phải lãi nhiều hơn, càng nhiều.
Phân tích như thế để thấy hiện nay còn thiếu dân chủ.
Phóng viên : Thời ông làm tổ chức có nạn chạy chức, chạy quyền không ?
Nguyễn Đức Tâm : Hồi
đó cán bộ không mấy ai đặt nặng chuyện bổng lộc. Nhưng bọn tham ô tất
nhiên cũng có, mặc dù giá trị có thể không lớn nhưng những vụ tham ô sẽ
tác động mạnh đến tinh thần xã hội.
Còn
bây giờ thì ảnh hưởng tới cái gì người ta cũng mặc kệ, họ chỉ biết cần
tiền ! Làm cái nhà thì họ rút bớt xi măng ; làm cọc bê tông thì chêm cọc
tre thay trụ sắt ; làm đường thì ăn bớt nhựa...
Phóng viên : Thế còn biếu xén, quà cáp hồi đó thì sao, thưa ông ?
Nguyễn Đức Tâm : Đi
địa phương, thỉnh thoảng chỗ này chỗ khác cho cân đậu, cân gạo. Nhưng
mà thường tôi không nhận vì khi nhận chút quà là dễ bị tình cảm chi
phối.
Trong
cuộc sống cũng như công tác, thiện cảm giữa cá nhân với nhau tất nhiên
phải có nhưng không thể ảnh hưởng đến việc cất nhắc, đề bạt. Tôi vào
Phan Thiết, các anh chị gửi cho vài chai nước mắm cũng không dám nhận.
Phóng viên : Đó là nguyên tắc cá nhân của ông hay nguyên tắc của người làm công tác tổ chức ?
Nguyễn Đức Tâm : Cá nhân thôi. Vẫn có người vẫn nhận đấy. Mà nhận thì dễ quen lắm.
Phóng viên : Công
tác cán bộ hiện nay đang tồn tại cái gọi là "chủ nghĩa thân quen". Tức
là những người thuộc êkip, bà con thân thích thì dễ được đưa vào bộ máy.
Ông nghĩ sao ?
Nguyễn Đức Tâm : PMU
18 là một ví dụ, họ đưa cả họ hàng, người thân vào đấy. Hơn thế, một số
người cấp trên còn gửi gắm cả người của mình vào. Thế là chằng chéo
nhau, khi vụ việc vỡ lở là bao nhiêu người có liên quan...
Nhưng
bây giờ cũng không hẳn lộ liễu đưa người của mình vào cơ quan, đơn vị
mình mà biến tướng theo kiểu tôi giới thiệu, tiếp nhận con em anh ; anh
giới thiệu, tiếp nhận con em tôi...
Đó
cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến không ít vụ việc thối
nát kéo dài nhiều năm mà không bị phát hiện. Thậm chí phát hiện ra được
nhưng còn bao che bởi xử lý nó cũng là xử lý mình.
Phóng viên : Có một hiện tượng, khi bầu cử, những người thẳng thắn cương trực thì phiếu thấp. Ông lý giải điều đó ra sao ?
Nguyễn Đức Tâm : Đúng vậy, những người làm tốt nhưng thẳng thắn, không ngại đấu tranh thì phiếu thấp, không được chú ý, khó cất nhắc...
Và ngược lại, những người xuê xoa, ít va chạm, thiếu đấu tranh, tỏ ra hiền lành thì dễ được phiếu cao, dễ được cất nhắc.
Thời tôi làm Bí thư Tỉnh ủy, có một đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban được bầu với số phiếu 100%. Tôi thua anh ấy tới 5 phiếu.
Lý
do là trong quá trình làm tôi đấu tranh, phê bình, kỷ luật người nọ
người kia... Những người có ý thức thì hiểu nhau ; người không có ý thức
thì không thích mình.
Phóng viên : Đảng
là của dân, việc của Đảng cũng là việc của dân, cho nên có ý kiến đề
nghị phải công khai danh sách tất cả ứng cử viên trước khi bầu vào cấp
ủy, kể cả vào Ban chấp hành trung ương, thậm chí công khai cả ứng cử
viên Tổng bí thư. Quan điểm của ông thế nào ?
Nguyễn Đức Tâm : Vậy
thì tốt chứ sao ! Việc này ta chưa làm bao giờ nhưng tôi nghĩ nên làm.
Chọn được người tốt thì dân sẽ an tâm ; chọn người chưa tốt thì dân sẽ
có ý kiến.
Ai
ăn ở ra sao, đi lại thế nào, có "ăn" hay không, quà cáp thế nào, thích
rượu thích chè hay thích phong bì... dân họ biết hết cả đấy. Công khai
cho dân là để dân kiểm tra giúp Đảng.
Phóng viên : Theo ông, Đại hội Đảng toàn quốc có nên bầu trực tiếp Tổng bí thư ?
Nguyễn Đức Tâm : Hai vị trí Tổng bí thư và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nên để Đại hội bầu.
Bởi
Ủy ban Kiểm tra là cơ quan có toàn quyền thay mặt Đại hội kiểm tra tất
cả cán bộ đảng viên (cấp cao) trong hệ thống, kể cả Ban chấp hành trung
ương và Tổng bí thư.
Cơ
quan này chỉ phục tùng Đại hội. Chứ còn nếu Ban chấp hành trung ương
bầu thì quyền năng của cơ quan này vẫn bị hạn chế và phụ thuộc vào Ban
chấp hành trung ương.
Tổng bí thư cũng vậy, nếu được Đại hội bầu thì vị thế, mức độ tín nhiệm sẽ cao hơn.
Phóng viên : Có nên đặt vấn đề tranh cử ở Đại hội ?
Nguyễn Đức Tâm : Tranh
cử là tốt, phải có chương trình hành động của người ứng cử để mọi người
góp ý kiến. Bài học tranh cử chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1988
là một kinh nghiệm tốt, cần phát huy.
Với trên 70 năm hoạt động cách mạng, ông đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quí khác.
Với trên 70 năm hoạt động cách mạng, ông đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quí khác.
Sau
khi nghỉ hưu, ông vẫn tích cực đóng góp xây dựng Đảng, nhất là đấu
tranh không khoan nhượng với những hoạt động bè phái, giữ vũng sự trong
sáng của Đảng ta.
Tôi viết tặng ông mấy vần thơ :
Ngời Tâm Đức
Một thủa cùng Anh miền Đông Bắc
Trùng khơi biển cả ánh lung linh
Dòng than nguồn sữa đời dâng hiến
Vùng Mỏ yêu thương sống hết mình.
Mong ước Quảng Ninh mau phát triển
Xây hồ Yên Lập, đắp Sông Khoai
Bạch Đằng chiến tích ngày xưa ấy
Truyền thống cha ông soi sáng đài.
Qui hoạch Hạ Long tầm chiến lược
Hồng Gai, Bãi Cháy nối Tuần Châu
Đèo Nai Cẩm Phả vươn tầm mắt
Bền vững đảo xa nơi tuyến đầu.
Trở lại Thủ đô thời vận mới
Đảng tin dân mến gửi yêu thương
Gánh thêm trọng trách càng tu dưỡng
Tâm Đức chiếu ngời một tấm gương.
Hà Nội - Xuân Kỷ Hợi - Năm 2019.
Vũ Mão
*******************
Bài 5 :
Hùm xám Sùng Lãm trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, chống Trung Quốc xâm lược 1979
Vũ Mão, GDVN, 06/02/2019
Thán Phún, Pò Hèn, Đồng Văn nơi mà Trung Quốc dùng 2 sư đoàn tiến công tháng 2 năm 1979 nhưng tất cả đều bị đẩy lùi.
LTS :
Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ
Mão gửi tới quý bạn đọc bài viết thứ 5 trong loạt bài hồi ức Một thời
Đông Bắc.
Tháng
Hai năm 1979, khi Trung Quốc cất quân xâm lược toàn tuyến biên giới
phía Bắc Việt Nam, ông đang nhận nhiệm vụ công tác tại Quảng Ninh, trực
tiếp chứng kiến, trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống xâm lược.
Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi.
--------------------
Những
năm 1977, 1978, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam rất căng thẳng.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược
các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Đặc
khu Quảng Ninh đã kịp thời thành lập. Ngay lập tức, Hùm Xám Sùng Lãm
được cử là Phó Tư lệnh và sau đó hơn một năm là Tư lệnh Đặc khu Quảng
Ninh.
Nguyễn
Sùng Lãm - tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1925, quê quán xã
Thất Hùng, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ông tham gia cách mạng từ
tháng 6 năm 1945 và là chiến sĩ của Đệ Tứ Chiến khu Đông Triều lừng danh
một thời.
666666666666666666666
Trung tướng Nguyễn Sùng Lãm (1925-2012), ảnh : Báo Quân đội Nhân dân.
Xuất thân trong một gia đình nông dân yêu nước, luồng gió cách mạng đã cuốn ông vào cuộc đời chinh chiến oai hùng.
Năm 1944, ông vào đội du kích làng. Ngày đó, đội du kích lấy vỏ bọc là đội bóng làng để che mắt bọn địch và hoạt động hợp pháp.
Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 bùng nổ, cả nước đứng lên giành chính quyền về
tay nhân dân, đội du kích làng ông đã tham gia đánh giặc ở bến đò Triều
gần nhà, lấy gạo ở thuyền giặc mang về chia cho dân làng, phá phà giặc ở
bến Triều và bến đò Mây, tham gia giành chính quyền ở huyện Kim Môn,
Hải Dương.
Từ Tiểu đoàn trưởng trở thành Trung đoàn trưởng, ông có tiếng là một chỉ huy dũng cảm, rèn quân nghiêm túc.
Đối
với đồng đội và chiến sĩ ông yêu thương hết lòng, lấy giáo dục làm cốt
yếu, trong chiến đấu ông rất nghiêm khắc giao nhiệm vụ cho chiến sĩ,
nhưng ngoài giờ nghỉ ngơi ông cùng anh em vui chơi đánh cờ và đá bóng…
Năm 1952, ông được Bác Hồ tặng thưởng huy hiệu của Người vì thành tích "Cán bộ chỉ huy gương mẫu".
Tôi
luyện trong chiến đấu, ông được đề bạt lên làm Tham mưu trưởng Sư đoàn
320 và sau đó là Sư đoàn phó rồi Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320, chiến đấu
tại mặt trận Quảng Trị-Đường 9.
Tết
Mậu Thân 1968, ông được bổ nhiệm vào Bộ Tư lệnh Tiền phương, chỉ huy
các trung đoàn tham gia đánh địch ở Huế và làm Tư lệnh Mặt trận B7, Tư
lệnh phó Quân khu Trị-Thiên, tham gia Chiến dịch Nam Lào.
Quân
Mỹ ở Quảng Trị thời đó cũng đã phải kinh hãi nghe tiếng Sư đoàn 320, vì
sư đoàn của ông là một trong những sư đoàn thiện chiến nhất của ta,
chiến đấu dũng cảm, đánh đâu thắng đó.
Bọn chúng đã phải rải truyền đơn và đặt giải thưởng rất cao cho ai bắt được tướng "Hùm xám" Việt cộng Sùng Lãm !
Tháng
11/1971, ông được điều về tiếp tục chỉ huy Sư đoàn 320B, đánh địch tái
chiếm Quảng Trị và giữ Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm lịch sử,
tham gia chiến dịch đánh địch lấn chiếm cảng Cửa Việt, Cửa Tùng…
Ngày
ấy, từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1972, ở Quảng Trị mưa tầm tã như trút
nước, tất cả các giao thông hào, hầm trú ẩn và hầm chỉ huy ngập đầy
nước.
Là
Tư lệnh chiến trường nhưng tướng Sùng Lãm cùng với bộ đội mỗi người chỉ
mặc mỗi chiếc quần đùi, ngâm mình cả ngày trong hầm chỉ huy anh em đánh
giặc.
Có những đêm ông cùng anh em trinh sát bơi qua sông Thạch Hãn vào thị sát và động viên bộ đội chiến đấu giữ Thành cổ…
Sùng
Lãm là một trong những chiến sĩ đầu tiên của Sư đoàn 320. Sư đoàn 320
được thành lập vào đầu tháng 1 năm 1951 với mật danh là "Đại đoàn Đồng
Bằng".
Sư đoàn 320 là một trong 6 đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Cuộc
đời ông đã tung hoành khắp các chiến trường, đặc biệt thời kỳ chống Mỹ
cứu nước, ông nổi danh và có nhiều kỷ niệm với con đường Trường Sơn
huyền thoại.
Qua những lời tâm sự trong hồi ký của ông, ta có thể hiểu được phần nào về cuộc đời binh nghiệp của ông :
"Năm
1972, tôi là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320B đồng thời là Tư lệnh cánh quân
phía Đông, chịu trách nhiệm tiêu diệt địch ở hướng đồng bằng từ Quảng
Trị đến Thừa Thiên Huế.
Chúng
tôi đã đánh những trận ác liệt ngay từ những ngày đầu xuất quân để góp
phần cùng lực lượng ở hướng Tây như các Sư đoàn 304, 308… giải phóng
Quảng Trị.
Đặc
biệt, trong 81 ngày đêm chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị, các đơn vị
trực thuộc Sư đoàn 320B đã chiến đấu rất kiên cường. Có thể nói đây là
một chiến trường vô cùng gian khổ và khốc liệt.
Để
có được chiến thắng, không ít chiến sĩ ta đã anh dũng ngã xuống. Trong
81 ngày đêm ấy, trung bình mỗi ngày ta tổn thất một đại đội.
Trong
chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn 320B nằm trong đội hình của Quân đoàn
1, cùng với sư đoàn 312 và sư đoàn 338 đánh chiếm các cứ điểm Bến Cát,
Thủ Dầu Một, tiêu diệt các đơn vị ngụy quân còn lại của Sư đoàn 5, Sư
đoàn 18, Lữ đoàn kị binh số 1 và Lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến ;
Sau
đó thọc sâu và nội đô Sài Gòn, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư
lệnh Không quân và Bộ Tổng Tham mưu của chính quyền Sài Gòn.
Cuối
năm 1978, đầu năm 1979, sư đoàn 320 nằm trong đội hình Quân đoàn 3 đã
cùng các đơn vị bạn tiến hành chiến dịch phản công ở biên giới Tây Nam,
thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi họa
diệt chủng của tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary.
Xuất
phát từ Tây Ninh, Sư đoàn làm mũi chủ công ở chính diện phía Đông, giải
phóng Kongpong Cham, vượt sông Mê Kông giải phóng phía Bắc Phnom Penh
khỏi Khmer Đỏ. Sau đó truy quét tàn quân Pol pot đến tận Xiemriep,
Battambang, Sisophon.
Sự
sụp đổ của tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary ở Campuchia đã làm cho các lãnh
đạo Trung Quốc ở thời điểm đó không hài lòng. Để cứu vãn tình thế ở
Campuchia, ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đã đánh chiếm các tỉnh
biên giới phía Bắc của nước ta."
Trong cương vị Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh, tướng Sùng Lãm đã ngày đêm lăn lộn trên các địa bàn trọng điểm.
Ông
đã nghiên cứu rất kỹ các điểm Thán Phún, Pò Hèn, Đồng Văn, Cao Ba Lanh
là những nơi nằm sát biên giới, bị quân Trung Quốc tiến công đầu tiên.
Thán
Phún, Pò Hèn, Đồng Văn nơi mà địch dùng 2 sư đoàn tiến công hồi 17
tháng 2 năm 1979 nhưng tất cả đều bị đẩy lùi. Ở Pò Hèn, chỉ trong ngày
đầu, chúng đã bị diệt 450 tên.
Ở
Thán Phún, chúng tiến công tám lần lên điểm cao 404 song lần nào cũng
bị chặn đứng ở chân điểm cao. Vì thế, chúng đã phải co rút về bên kia
biên giới.
Trên
hướng Quảng Ninh, ngày 17/2/1979, quân Trung Quốc huy động một bộ phận
địa phương quân, biên phòng, dân binh của tỉnh Quảng Tây tiến đánh một
số trận địa phòng ngự của ta.
Những
trận địa này do các đơn vị thuộc Trung đoàn 41 và 288 Sư đoàn 325B,
Trung đoàn 43 và 244 bộ đội địa phương, Đồn biên phòng Pò Hèn… đảm nhiệm
ở khu vực Hoành Mô, Đồng Văn (Bình Liêu), Thán Phún (Hải Ninh) và pháo
kích vào Thị xã Móng Cái.
Trong
các trận tiến công này địch chiếm được bình độ 300, Đồn Pò Hèn và điểm
cao 1050 Cao Ba Lanh nhưng đến chiều 19/2 ta phản kích khôi phục lại
trận địa 1050.
Ngày
26/2, địch mở đợt tiến công mới nhằm vào khu vực chốt của Trung đoàn
288 Sư đoàn 325B ở điểm cao 1050, 585, đồi Cây Xanh, đồi Không Tên… và
ngày 28/2 đánh vào trận địa Trung đoàn 41 Sư đoàn 325B ở điểm cao 500,
600, 781, đồi Khẩu Hiệu…
Các đợt tiến công này đều bị đánh bại.
Ngày
1/3, quân Trung Quốc đồng loạt tiến công vào các điểm tựa của Trung
đoàn 41 và 288 Sư đoàn 325B, Tiểu đoàn 130 Bình Liêu, Đồn biên phòng
Hoành Mô, Đồng Văn, Móng Cái và Đại đội 6 công an vũ trang…
Chúng chiếm được đồn Hoành Mô và một phần điểm cao 600 và 781 nhưng bị chặn lại trên các hướng khác.
Ngày
4/3, địch tập trung đánh chiếm điểm cao 1050 nhưng một lần nữa bị đẩy
lui với thiệt hại nặng nề. Cũng trong ngày hôm đó Trung đoàn 41 Sư đoàn
325B phản kích lấy lại điểm cao 600 và 781.
Đến đây, mọi nỗ lực tấn công vào tuyến biên giới Quảng Ninh của Trung Quốc đã chính thức bị bẻ gãy.
Sau
khi hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường Đông Bắc, ông được cử là Trưởng
đoàn chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Cuba. Với kinh nghiệm của mình, ông
đã giúp cho bạn rất hiệu quả và được Nhà nước, quân đội và nhân dân
nước bạn kính trọng.
Cuộc
đời của tướng Sùng Lãm là một tấm gương, đi lên từ người chiến sĩ, rồi
kinh qua tất cả các chức vụ để trở thành Sư trưởng Sư đoàn 320 vang lừng
chiến công. Ông là vị tướng tài, nổi tiếng khắp các chiến trường.
Tôi
có may mắn được sát cánh cùng ông trên chiến trường Đông Bắc vào những
tháng năm quyết liệt nhất. Những kỷ niệm về một vị tướng tài ba mãi mãi
không bao giờ nhạt phai trong trái tim tôi.
Xuân Kỷ Hợi - Năm 2019
Vũ Mão
Nguồn : GDVN, 06/02/2019