Đại diện chính quyền Việt Nam bị UPR quay như con dế (Phạm Trần)
Nên đọc để biết rằng thế giới biết rất rõ những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Chính quyền cộng sản có quanh co hay 'cả vú lấp miệng em' cũng vô ích. Đừng nghĩ rằng Liên Hợp Quốc chỉ nói rồi để đấy. Nghi viện Châu Âu đã thông qua dự luật Magnisky nhằm chế tài các quan chức vi phạm nhân quyền và tham nhũng tại các nước độc tài. Các tòa án quốc tế sẽ tiếp nhận và xét xử những vụ việc liên quan đến nhân quyền trong tương lai gần. Đây là một đồng thuận cao của cả thế giới. Làn sóng dân chủ thứ Tư vẫn đang tràn tới và sẽ cuốn trôi các nước độc tài cuối cùng trên thế giới dù đó là Việt Nam hay là Trung Quốc, Nga...
Đại diện chính quyền Việt Nam đã bị quay như con dế trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về những vi phạm nhân quyền và chính sách đàn áp tự do, dân chủ ngày càng tồi tệ.
Việc này đã diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 22/01/2019 khi cơ quan Kiểm điểm Định Kỳ Phổ cập (UPR-Universal Periodic Review) của Liên Hiệp Quốc tổ chức buổi họp mặt để nghe trình bày về việc thi hành các khuyến nghị về quyền con người đã được Liên Hiệp Quốc trao cho Việt Nam năm 2014. Ngoài Việt Nam, 12 nước khác cũng được mời tham dự buổi kiểm điểm trong thời gian từ 21/01 đến ngày 01/02/2019.
Theo quy định của Liên Hiệp Quốc, việc kiểm điểm được áp dụng đối với tất cả quốc gia thành viên nhằm tạo cơ hội cho mỗi nước tự chọn phương thức hành động để cải thiện và tăng cường sinh hoạt nhân quyền tại quốc gia mình, và đồng thời để chu toàn những cam kết về nhân quyền.
(The Universal Periodic Review (UPR) is a unique process which involves a review of the human rights records of all UN Member States. The UPR is a State-driven process, under the auspices of the Human Rights Council, which provides the opportunity for each State to declare what actions they have taken to improve the human rights situations in their countries and to fulfil their human rights obligations -- UPR).
Theo tin Liên Hiệp Quốc, có 122 nước tham dự cuộc đối thoại để nghe Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hoài Trung, người dẫn đầu phái đoàn, trình bầy về "Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc". Để hậu thuẫn cho ông Trung bảo vệ thành công cho điều được gọi là "thành tích bảo vệ quyền con người", Việt Nam còn gửi theo các đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an, Ủy ban Dân tộc, Ban Tôn giáo chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
Việt Nam lên tiếng
Một bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam tự khoe :
"Với chủ trương coi con người là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới toàn diện và phát triển đất nước, kể từ lần rà soát trước (năm 2014), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt trên các lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền, kiện toàn hệ thống pháp luật về quyền con người, xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí và hội nhập quốc tế".
Ngoài ra Bộ Ngoại giao cũng tự biên rằng đã :
"Ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ; đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, bảo đảm việc tiếp cận y tế, giáo dục của người dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Phiên họp diễn ra trong không khí đối thoại cởi mở, thẳng thắn và thực chất".
Cuối cùng, phía Việt Nam còn khoe đã :
"Đánh giá Báo cáo quốc gia và phần trình bày của Đoàn Việt Nam có chất lượng tốt, cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam ; cho rằng Việt Nam đã có cách tiếp cận tích cực, cởi mở và minh bạch trong quá trình soạn thảo Báo cáo UPR".
(Tin Bộ Ngoại giao, ngày 23/01/2019)
Tuồng dở, diễn tồi
Nếu
chỉ nghe thôi thì làm sao mà biết chính quyền cộng sản Việt Nam đã dùng
Luật An ninh mạng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, để triệt hạ quyền tự do
ngôn luận và tự do tư tưởng của người dân như thế nào. Từ ngày này,
trên 90 triệu người Việt Nam ở trong nước không những bị khóa miệng mà
ngót 60 triệu người đang sử dụng Internet còn bị đe dọa khóa sổ sử dụng
các mạng lưới thông tin toàn cầu, Luật An ninh mạng còn cho phép các cơ
quan an ninh mạng xâm phạm trắng trợn vào đời sống riêng tư của người sử
dụng như đã bị Điều 21 Hiến pháp (2013) ngăn cấm.
Điều 21 Hiến pháp (2013) viết :
"1.
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân và bí mật gia đình ; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không
ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện
tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác".
Vì
vậy khi Bộ Ngoại giao Việt Nam khoe các thành tựu kể từ lần rà soát năm
2014, trên các lĩnh vực như "bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín
ngưỡng", "phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí"
thì trong thực tế các tổ chức tôn giáo nào không chịu gia nhập các tổ
chức tôn giáo quốc doanh như Giáo hội Phật giáo Việt Nam hay Ủy ban đoàn
kết Công giáo Việt Nam thì bị đối xử không công bằng hay bị chén ép và
gây nhiều khó khăn.
Bằng
chứng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, có tên quen thuộc trước
1975 là Phật giáo Ấn Quang, đã bị kìm kẹp và Tăng thống Thích Quảng Độ
bị đầy đọa là một chứng minh không chối cãi được.
Các
tôn giáo nhỏ khác như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành, tuy được
nới lỏng hoạt động trong mấy năm gần đây nhưng vẫn khó phát triển vì
thiếu nhân lực và bị phân hóa, đôi khi có bàn tay khuấy phá của các
chính quyền địa phương.
Trong lĩnh vực báo chí và các tổ chức chính trị-xã hội, nhà
nước đã nhốt chúng vào Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngoại vi của đảng, để
kiểm soát và biến chúng thành công cụ tuyên truyền cho chính sách cai
trị độc tài và để bảo vệ quyền lợi của đảng cộng sản cầm quyền.
Chính
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nói Việt Nam
không cần đa đảng chính trị. Chính ông đã chỉ thị cho Bộ Công an "không
để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa" (Công an Nhân
dân, 28/11/2018). Bộ Chính trị, cơ chế nắm quyền toàn diện, cũng ra
quyết định không cho tư nhân ra báo.
Luật
báo chí năm 2016 còn minh định trong khoản "b" Điều 25 rằng nhà báo có
nghĩa vụ "bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng ; chính sách,
pháp luật của Nhà nước ; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích
cực ; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm".
Thế giới lên tiếng
Vì
vậy mà trong cuộc đối thoại về Nhân quyền tại Geneva ngày 22/01/2019,
trưởng đoàn Việt Nam Lê Hoài Trung và đoàn tùy tùng đã bị quay như con
dế trên cái thớt với nhiều câu hỏi chất vấn bóc da, vỡ thịt của các nước
Tây phương và Hoa Kỳ.
Sau đây là một số câu hỏi (tài liệu Liên Hiệp Quốc) :
United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland :
How will the Government of Viet Nam address the findings of the report by the UN Committee against Torture on Viet Nam of November 2018, that flagged serious concerns about the interrogation and ill treatment of prisoners by police to extract confessions, death in custody, and the treatment of death row prisoners, including the use of shackles ?
How will the Government of Viet Nam address the findings of the report by the UN Committee against Torture on Viet Nam of November 2018, that flagged serious concerns about the interrogation and ill treatment of prisoners by police to extract confessions, death in custody, and the treatment of death row prisoners, including the use of shackles ?
- What steps will be taken by the Government to meet its obligations under the ICCPR (The International Covenant on Civil and Political Rights)
in establishing an independent media, including by addressing the
blocking of news media websites and by decriminalising defamation ?
-
What plans does the Government have to enhance protection of, and
respect for, the right to freedom of assembly, including by reviewing
the guidelines for security personnel in managing peaceful protest, to
ensure implementation is transparent ?
-
What steps is the Government taking to foster a safe environment for
civil society, including by investigating instances of force against
activists ?
-
Is the Government considering to extend a standing invitation to all
Special Procedures of the Human Rights Council, and to respond
positively to the visit request by the UN Special Rapporteur on Freedom
of Assembly ?
Tạm dịch :
Câu hỏi của Đại diện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan :
Chính
phủ Việt Nam giải thích như thế nào về những phát giác của Ủy ban Liên
Hiệp Quốc về tra tấn ở Việt Nam tháng 11/2018 cho thấy đã có tình trạng
bức khảo và đối xử tàn tệ những tù nhân bởi công an để tù nhân phải nhận
tội, chết trong nhà giam, tình trạng đối xử với những phạm nhân tử
hình, kể cả xiềng xích họ.
- Những bước đi nào chính phủ sẽ thi hành để chu toàn những cam kết đã quy định trong
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International
Covenant on Civil and Political Rights-ICCPR) để thành lập một hệ thống
truyền thông độc lập, kể cả việc ngăn chặn những website thông tin và
không hình sự hóa hành động xúc phạm.
-
Chính phủ Việt Nam có kế hoạch nào để bảo vệ và tôn trọng quyền tự do
hội họp, kể cả việc duyệt xét những chỉ đạo cho lực lượng an ninh trong
việc duy trì các cuộc chống đối bất bạo động, và bảo đảm là việc thực
hành được minh bạch.
-
Những bước nào sẽ được Chính phủ áp dụng để đưa đến một xã hội an toàn,
bao gồm cả việc điều tra ngay lập tức những hành động chống những người
bất đồng
- Liệu Chính phủ có sẵn sàng gửi lời mời những chuyên gia đặc biệt của Hội đồng nhân quyền, và đáp ứng khả thi về yêu cầu thăm Việt Nam của một Đặc ủy viên về tự do hội họp không ?
- Liệu Chính phủ có sẵn sàng gửi lời mời những chuyên gia đặc biệt của Hội đồng nhân quyền, và đáp ứng khả thi về yêu cầu thăm Việt Nam của một Đặc ủy viên về tự do hội họp không ?
Germany :
-
Death Penalty : How many people sentenced to death are currently in
detention ? What substances are used to execute people sentenced to
death ? Is the government considering allowing international
humanitarian organisations or international diplomats to visit
individuals sentenced to death ?
-
When does Vietnam plan to adopt a law on assembly/demonstrations to
implement the constitutional right to freedom of assembly ?
-
Why does the Press Act 2016 grant the right to establish press agencies
only to the organisations listed under Article 14, and not to private
persons or organizations ?
Tạm dịch :
Câu hỏi của Đại diện nước Đức :
-
Về vấn đề án tử hình : Có bao nhiêu người bị án tử hình đang bị giam
giữ ? Chất liệu gì được dùng để xử tử người chịu án ? Liệu chính phủ có
dự tính cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế, hay những nhà ngoại giao
quốc tế đến thăm những tù nhân bị án tử hình không ?
- Khi nào thì Việt Nam mới có luật về hội họp và biểu tình để thi hành quy định tự do tập hợp ghi trong Hiến pháp ?
- Tại sao Luật báo chí năm 2016 lại chỉ cho phép các tổ chức liệt kê trong Điều 14 (1), mà không dành cho một cá nhân hay tổ chức tư nhân ?
Sweden :
-
There have been numerous reports of human rights defenders and
representatives of independent civil society being arbitrarily denied
leaving Vietnam. How will the Government of Vietnam secure free and
unrestricted travel for all its citizens ?
-
What measures will the Government of Vietnam take in order to ensure
freedom of assembly and peaceful demonstration in line with ICCPR,
including promoting a legal, administrative and fiscal framework in
which non-profit organizations can be created and perform their
activities without any obstacles ?…".
Tạm dịch :
Câu hỏi của Đại diện Thụy Điển :
-
Có rất nhiều tin tức cho biết những người bảo vệ nhân quyền và đại diện
của xã hội dân sự độc lập bị ngăn cấm rời Việt Nam. Làm sao để chính
phủ bảo đảm cho mọi công dân được tự do và không hạn chế ra nước ngoài ?
-
Giải pháp nào sẽ được nhà nước thi hành để bảo đảm quyền tự do hội họp
và biểu tình bất bạo động, theo đúng với tiêu chuẩn đã ghi trong Công
ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), kể cả việc việc
đưa ra một quy trình hợp pháp để cho những tổ chức bất vụ lợi có thể
hoạt động mà không gặp trở ngại nào ?...
United States of America (USA) :
-
The United States recognizes that Vietnam ratified the Convention
Against Torture in 2015. We note, however, that prison conditions remain
harsh, including credible reports of physical abuse and denied or
inadequate medical care, in particular for prisoners convicted under
national security laws. Furthermore, we note reports that individuals in
detention have been subject to physical abuse and torture, which has
led to some deaths in custody. Will Vietnam commit to ensuring that all
prisoners are detained in a manner consistent with Vietnam’s obligations
under the International Covenant on Civil and Political Rights as well
as the requirements of the Convention Against Torture ? Will Vietnam
develop a police oversight mechanism to investigate claims of
mistreatment, torture, and deaths in custody ?
Article
21 of the International Covenant on Civil and Political Rights, to
which Vietnam is a party, protects the right of peaceful assembly.
Nevertheless, Vietnam detained dozens of peaceful protestors during
countrywide protests in June. Vietnamese authorities charged several
under vague national security provisions including "abusing freedoms and
democratic rights to infringe upon the State’s interests or lawful
rights and interests of organizations or individuals," which carries a
sentence of up to seven years imprisonment and "producing, storing,
spreading or disseminating information, documents or objects to oppose
the State," which carries a sentence of up to 20 years imprisonment.
Will Vietnam drop all charges against individuals detained for
peacefully assembling in order to express dissent against the government
?
-
Vietnam is a party to the International Covenant on Civil and Political
Rights (ICCPR), but continues to severely restrict freedom of
expression in law and in practice. Will Vietnam halt the use of vague
provisions of national security law to silence dissent ? Will Vietnam
release those individuals who are imprisoned for exercising their
freedom of expression ?
Tạm dịch :
Đại diện Mỹ hỏi Việt Nam :
-
Hoa kỳ thừa nhận Việt Nam đã thông qua Công ước chống tra tấn năm 2015.
Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận là những điều kiện giam cầm ở Việt Nam
rất bạo tàn, kể cả những tin rất đáng tin cậy về tình trạng xúc phạm thể
xác và không cho phép được điều trị, đặc biệt đối với những tù nhân bị
án về an ninh quốc gia.
-
Chúng tôi cũng ghi nhận là nhiều tù nhân đã bị lạm dụng và hành hạ, đưa
đến một số người chết trong tù. Liệu Việt Nam có bảo đảm là tất cả tù
nhân bị giam giữ phải được ở trong tình trạng phù hợp với những cam kết
của Việt Nam trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự (ICCPR) và Chính
trị, cũng như Công ước chống tra tấn ?
-
Liệu Việt Nam có thành lập một cơ quan Cảnh sát có thẩm quyền để điều
tra những than phiền về bị đối xử bất nhẫn, tra tấn và chết trong nhà
giam ?
-
Điều 21 của ICCPR mà Việt Nam là một thành viên, bảo vệ quyền được hội
họp ôn hòa. Tuy nhiên, Việt Nam đã bắt giam hàng chục người trong các
cuộc biểu tình khắp nước hồi tháng Sáu (2018). Việt Nam đã truy tố một
số người với những điều khoản mơ hồ như là "lạm dụng quyền tự do dân chủ
để chống lại lợi ích nhà nước hoặc quyền lợi hợp pháp của những cá nhân
và tổ chức", để kết án đến 7 năm tù, hay là "đã phổ biến, tang trữ,
phát tán và tung ra những tin bịa đặt, tài liệu hoặc dụng cụ chống lại
Nhà nước, đưa đến bản án tới 20 năm.
- Liệu Việt Nam có hủy bỏ tất cả nhưng bản án chống tất cả nhữ người đã tụ họp ôn hòa để bày tỏ bất bình với chính phủ ?
-
Việt Nam là quốc gia thành viên của ICCPR, nhưng lại tiếp tục hạn chế
tự do và quyền được bày tỏ trong luật và trong hành động là nhằm để bịt
miếng những người chống đối ?
- Liệu Việt Nam có thả những người bị vào tù chỉ vì muốn thực thi quyền được tự do bày tỏ của mình ?…
An ninh mạng - lao động
-
What steps will the Vietnamese government take to ensure that any
cybersecurity law does not infringe on users’ privacy, freedom of
expression, or ability to access information ? Can the Vietnamese
government elaborate on how locally stored data would be used, housed,
and protected ? …How will the Vietnamese government enact and implement
laws to meet internationally recognized labor standards on freedom of
association, collective bargaining, forced labor, child labor and
employment nondiscrimination ?
-
Will Vietnam allow the formation of independent labor unions, in part
by ratifying the core ILO convention on freedom of association (87) by
2023, elimination of forced labor (105) by 2020, and the right to
collective bargaining (98) in 2019 ?
Tạm dịch :
Về Luật An ninh mạng, Đại diện Mỹ chất vấn :
Những
bước nào Chính phủ Việt Nam sẽ thi hành để bảo đảm bất kỳ Luật an ninh
mạng nào cũng không xâm phạn quyền riêng tư của người sử dụng, quyền tự
do diễn đạt, hay khả năng tìm kiếm thông tin.
Có thế nào Chính phủ Việt Nam giải thích việc lưu giữ dữ liệu ở Việt Nam sẽ được sử dụng, quản lý và bảo vệ ?
Có thế nào Chính phủ Việt Nam giải thích việc lưu giữ dữ liệu ở Việt Nam sẽ được sử dụng, quản lý và bảo vệ ?
Về Tổ chức lao động độc lập, Đại diện Mỹ hỏi tiếp :
Làm
thế nào để chính phủ Việt Nam xây dựng và thi hành các luật cho phù hợp
với những tiêu chuẩn của lao động quốc tế về tự do tập hợp, quyền tài
phán, cưỡng bách lao động, lao động trẻ em và bất kỳ thị trong việc làm ?
Liệu
Việt Nam sẽ cho phép được thành lập các tổ chức Lao độc độc lập, như
một phần vụ của việc thông qua các Quy ước cốt lõi của Tổ chức Lao Động
Quốc tế (ILO, International Labor Organization) về quyền tự do tập hợp
(số 87) vào năm 2023, loại bỏ cưỡng chế lao động (số 105) vào năm 2020,
và quyền tài phán (số 98) vào năm 2019 ?
Với
những câu hỏi trực diện và quan trọng nhất của các Đại biểu Tây phương
và Hoa Kỳ, liệu phía Việt Nam có thỏa mãn được không hay lại tìm mọi
cách để chống chế như bấy lâu nay ?
Nhưng
dù có nại ra trăm ngàn lý do nào chăng nữa thì cũng thấy là Việt Nam
Cộng sản độc tài đã bị quay như có dế mỗi khi chạm đến vấn đề quyền con
người ở bất cứ đâu và thời gian nào.
Phạm Trần
(24/01/2019)
(1) Nguyên văn Điều 14. Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí, gồm :
1.
Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động
hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan
báo chí.
2.
Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học ; tổ
chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của
Luật khoa học và công nghệ ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên
được thành lập tạp chí khoa học.