Vì sao phải bắt sinh viên Phan Kim Khánh? (Việt Hoàng-Thông Luận)
Trường
hợp của Phan Kim Khánh đáng lưu ý ở chỗ đây là lần đầu tiên chính quyền
cộng sản bắt giữ một sinh viên không biểu tình, cũng không rải truyền
đơn hay tham gia một tổ chức nào (ngoài Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh). Khánh chỉ phát biểu một cách ôn hòa trên mạng. Hơn nữa Khánh cũng
không tỏ ra chống nhà nước cộng sản mà chỉ muốn chống tham nhũng.
Như báo chí đã đưa tin, trong
các ngày 17 và 21/3/2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ
Chí Minh và Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên đã thực
hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với hai đối tượng là sinh viên Đại
học Thái Nguyên, Phan Kim Khánh và ông Bùi Hiếu Võ (Thành phố Hồ Chí
Minh) để điều tra về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 88 Bộ luật Hình sự.
Mới nhất là hôm 24/3, công an quận 12 của Thành phố Hồ Chí Minh đã ra lệnh bắt Nguyễn Hữu Đăng, 34 tuổi, về tội danh tuyên truyền chống nhà nước. Ông
Đăng có tài khoản trên Facebook với tên Đăng Solomon. Như vậy là trong
một tuần chính quyền Việt Nam đã bắt giữ 3 người liên quan đến tội danh
"tuyên truyền chống nhà nước".
Đặc
điểm nổi bật nhất của ba người vừa bị bắt đó là họ không quá nổi tiếng
trên mạng xã hội cũng như trong đời thường. Nếu không bị bắt thì cũng
không mấy ai biết đến họ.
Đặc
điểm nổi bật thứ hai là trường hợp sinh viên Phan Kim Khánh của Đại học
Thái Nguyên vừa mới 24 tuổi. Theo lời buộc tội của báo chí Việt Nam thì
:
Từ
cuối năm 2015 đến nay, Phan Kim Khánh lập và quản trị 2 blog lấy tên là
"Báo Tham nhũng" và "Tuần Việt Nam" ; 3 trang trên mạng xã hội facebook
lấy tên là "Báo Tham Nhũng", "Tuần Báo Việt Nam" và "Dân chủ TV" ; 2
kênh trên mạng xã hội YouTube lấy tên là "Việt Báo TV" và "Việt Nam
online" liên tục đăng nhiều thông tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc
nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phần lớn được
lấy từ các trang mạng phản động khác.
Đúng
là Khánh không hề chống đối chính quyền và đảng cộng sản mà chỉ muốn
"chống tham nhũng", tức là chống "giặc nội xâm" như lời ông Nguyễn Phú
Trọng từng nói. Khánh chỉ sưu tầm và đăng lại những bài viết liên quan
đến tham nhũng và chống tham nhũng. Việc Khánh liên lạc với ông Nguyễn
Văn Hải (Điếu Cày) là quyền tự do chính đáng của mỗi người, không có
điều luật nào cấm một công dân Việt Nam trao đổi và liên lạc với một
công dân Việt Nam khác đang sống tại Mỹ. Việc chụp mũ Khánh liên lạc và
tham gia Việt Tân cũng là bịa đặt vì Khánh từng chia sẻ là chưa có ý
định tham gia vào một tổ chức chính trị nào.
Trường
hợp của Phan Kim Khánh đáng lưu ý ở chỗ đây là lần đầu tiên chính quyền
cộng sản bắt giữ một sinh viên không biểu tình, cũng không rải truyền
đơn hay tham gia một tổ chức nào (ngoài Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh). Khánh chỉ phát biểu một cách ôn hòa trên mạng. Hơn nữa Khánh cũng
không tỏ ra chống nhà nước cộng sản mà chỉ muốn chống tham nhũng.
Theo chúng tôi thì có ít nhất bốn điều đáng chú ý trong vụ bắt giữ Phan Kim Khánh.
1.
Đảng cộng sản đã mở rộng phạm vi đàn áp ra những thanh niên và sinh
viên sử dụng mạng xã hội dù họ rất ôn hòa. Như vậy, sau Khánh sẽ còn
nhiều thanh niên và sinh viên khác sẽ bị bắt, tuy nhiên những thanh niên
trẻ và có nhiệt huyết như Khánh rất nhiều, làm sao chính quyền cộng sản
có thể bắt hết được những thanh niên ưu tư với đất nước, với tương lai
của chính họ ? Chẳng lẽ chính quyền muốn dùng biện pháp mạnh nhằm hù dọa
và trấn áp tuổi trẻ để tránh lây lan những suy nghĩ và tư duy tiến bộ
trong thanh niên và sinh viên ?
2.
Chính quyền cộng sản đã xem các bạn thanh niên, sinh viên trẻ có tâm
huyết với đất nước như một thế lực thù địch. Trong chiều sâu đây là một
tâm lý tuyệt vọng. Khi một chế độ thấy mình là kẻ thù của tuổi trẻ là tự
nó đã thấy mình không có tương lai. Một chế độ đàn áp tuổi trẻ không
khác một con thú ăn thịt con mình. Tuổi trẻ là tương lai, không một chế
độ nào bách hại tuổi trẻ mà có thể tồn tại. Khi giới thanh niên và sinh
viên nhập cuộc thì mọi chế độ độc tài sẽ cáo chung.
3.
Sinh viên Phan Kim Khánh là điển hình của thế hệ mới, là mẫu người trẻ
tuổi đáng quý của đất nước. Học giỏi, thông minh, yêu nước, năng động,
có suy tư độc lập và đúng
đắn. Một người như Khánh không thể nào là "kẻ thù" của bất cứ chế độ
nào. Để Khánh dừng các hoạt động của mình không khó, công an chỉ cần
triệu tập Khánh và dùng các mối quan hệ như bạn bè, gia đình là có thể
gây áp lực buộc Khánh im lặng. Có thể chính sự vô tư và trong sáng của
Khánh đã khiến chính quyền phải ra tay một cách tàn nhẫn như vậy.
4.
Qua việc bắt Khánh, chính quyền Việt Nam muốn chuyển tải một thông điệp
rất rõ ràng đến mọi người dân Việt Nam rằng "chống tham nhũng tức là
chống đảng". Rõ ràng là chỉ có các đảng viên có chức có quyền mới có thể
tham nhũng chứ người dân bình thường làm sao có thể tham nhũng ? Chúng
ta không nên quên trường hợp ông
Trần Minh Lợi, người "nổi tiếng chống tham nhũng" tại Tây Nguyên với
trang facebook "Diệt giặc nội xâm" vừa bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Đăk Nông đề nghị bản án 5-6 năm tù vì tội danh "đưa hối lộ".
Trước
sự chia rẽ và mục ruỗng ngày càng lớn trong nội bộ, đảng cộng sản càng
điên cuồng chống lại bất cứ một biểu hiện nào mang tính "đối lập" để
nhằm "đoàn kết nội bộ" bên trong. Phong trào dân chủ Việt Nam đang bị
tấn công dữ dội, tất cả những bloggers có chút tên tuổi đều bị bôi nhọ,
xúc phạm, chia rẽ bởi hệ thống dư luận viên và báo chí đảng, trong đó có
cả những tổ chức ôn hòa như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Nhiều cá nhân bị
tấn công dã man như trường hợp ông Nguyễn Trung Tôn (Hội Anh Em Dân
Chủ) hay các linh mục công giáo miền Trung.
Các
thông tin thuộc dạng "bí mật nội bộ đảng" liên tục được tung ra trong
thời gian qua để tố cáo các vị lãnh đạo cao cấp trong đảng như Nguyễn
Xuân Phúc hay Nguyễn Phú Trọng là nhằm mục đích phục vụ cho việc đấu đá
nội bộ trước thềm Hội nghị trung ương 5. Hội nghị này khá quan trọng vì
có thể ông Trọng phải về vườn và cán cân quyền lực trong đảng đang không
biết nghiêng về phe nhóm lợi ích nào. Cuộc chiến trong nội bộ đảng ngày
càng gay gắt và không khoan nhượng. Trí thức Việt Nam thay vì đoàn kết
để ủng hộ và hậu thuẫn cho các tổ chức chính trị dân chủ, làm tác nhân
thay đổi lịch sử thì lại bàng quang và thích thú làm khán giả để theo
dõi cuộc thư hùng giữa các phe nhóm trong nội bộ đảng.
Lịch
sử Việt Nam thời Mạc Đăng Dung đang tái diễn, sĩ phu (trí thức) và
người dân Việt Nam đã bàng quang khi nhà Mạc lật đổ nhà Lê, rồi thờ ơ
nhìn
vua Lê chúa Trịnh lập lên phế xuống, nhìn Tây Sơn đi ra đi vào, hết
giết Nguyễn Hữu Chỉnh đến Vũ Văn Nhậm, nhìn Gia Long lên ngôi ở Huế,
nhìn vài lính Pháp hạ hết thành này đến thành khác với hàng vạn lính,
những dũng tướng như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu... Dân Việt Nam cũng
thờ ơ nhìn Việt Minh "cướp chính quyền" năm 1945, nhìn "tiếp quản thủ
đô" năm 1954, nhìn "giải phóng miền Nam" năm 1975 và tiếp tục thờ ơ khi
nhìn chính quyền cướp đất và biến hàng triệu người nông dân thành dân
oan, nhìn hàng vạn người dân miền Trung bị khốn khó vì thảm họa Formosa
và vẫn đang thờ ơ nhìn ông "hồng vệ binh" Đoàn Ngọc Hải, phó chủ tịch
quận 1 dẫn quân đi đập phá vỉa hè Sài Gòn...
Với
một xã hội bàng quang và thờ ơ với đất nước như vậy thì những bạn trẻ
có tấm lòng và ưu tư với đất nước như Phan Kim Khánh quả thật là đáng
quí và đáng trân trọng.
Tập
Hợp Dân Chủ Đa Nguyên phản đối chính quyền Việt Nam bắt giữ Phan Kim
Khánh, chúng tôi yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích vô điều kiện
sinh viên Phan Kim Khánh. Chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm và theo dõi
trường hợp của Khánh cho đến ngày Khánh được trả tự do. Chúng tôi cũng
mong muốn dư luận Việt Nam dành cho Khánh và những người vừa bị bắt giữ
một sự quan tâm cần thiết và đầy đủ.