Phan Chu Trinh là ai? (FB Giao Luu)
Năm1919, Trinh cùng các đối tượng Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn
Trường và Nguyễn Tất Thành viết bản yêu sách của nhân dân An Nam để gửi
hội nghị Versailles với bút danh chung là Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Tất
Thành là 1 thanh niên lêu lổng, con trai của Nguyễn Sinh Sắc (bạn đồng
khóa của Trinh, nguyên là quan huyện ở Trung Kỳ bị bãi chức), đã làm bồi
bàn trên tàu biển rồi vượt biên bất hợp pháp sang Mỹ, Anh rồi Pháp. Tên
Thành đã từng viết đơn xin học trường thuộc địa nhưng không được chấp
nhận. Y đã bất mãn theo Trinh làm thợ ảnh rồi cùng Trinh, Truyền, Trường
viết báo chống chính quyền. Do tên Thành trẻ nhất, lại vô danh, nên
được nhóm của Trinh cho hoạt động công khai dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc.
(Bài đăng trên Đông Dương tạp chí số ra ngày 4/4/1926)
Phan Chu Trinh sinh ra tại Tam Kỳ, Quảng Nam, Trung Kỳ, Đông Dương.
Trinh là con của Phan Văn Bình nguyên là 1 hạ sỹ quan QĐ của triều đình
nhưng đã phản loạn đi theo tổ chức phản động Cần Vương chống lại nhà
nước. Tuy là con của 1 tên phản động nhưng nhờ chính sách khoan hồng của
triều đình, Trinh vẫn được nhà nước cho ăn học thành người, thi đỗ phó
tiến sỹ, cùng khóa với Ngô Đức Kế và Nguyễn Sinh Sắc và được đề bạt đến
chức vụ trưởng ở Bộ Nội vụ.
Năm 1887, tuy đã được hưởng chính sách khoan hồng nhưng Trinh vẫn tỏ
ra bất mãn, đã bỏ nhiệm vụ và vượt biên sang Nhật để gặp Phan Bội Châu,
thuộc tổ chức phản động Đông Du, để tìm cơ hội lật đổ chính quyền thuộc
địa.
Năm 1905, Trinh cùng các đối tượng Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng vào
Nam Kỳ để lôi kéo các phần tử phản động trong giới học sinh tham gia tổ
chức của chúng. Sau đó Trinh ra Bắc gặp Đề Thám, cũng là 1 đối tượng
cực kỳ phản động, khủng bố, có nhiều nợ máu với nhân dân Bắc Giang, để
mưu đồ phối hợp với y nhằm chống đối chính quyền. Năm 1906, Trinh lại
vượt biên sang TQ, rồi Nhật Bản để gặp lại đối tượng Phan Bội Châu.
Phan Chu Trinh nhận thấy nhân dân VN còn lạc hậu nên đã lợi dụng để
tiêm nhiễm tư tưởng phản loạn và chủ trương diễn biến hòa bình nhằm lật
đổ chính quyền bảo hộ và triều đình. Năm 1906, Trinh về nước rồi làm đơn
gửi các đồng chí lãnh đạo Liên bang đòi thay đổi chế độ chính sách của
chính quyền bằng những đòi hỏi phi lý, bất hợp pháp của y. Sau đó y cũng
các đối tượng Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng đi vận động khắp các tỉnh
với chiêu bài Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Bọn chúng tuyên
truyền, lôi kéo nhân dân từ bỏ thuần phong mỹ tục, như cắt tóc ngắn, cắt
móng tay, hay dùng chiêu bài canh tân đất nước để che dấu mục đích phản
động, phá hoại sự ổn định xã hội và chính quyền bảo hộ. Nhân cơ hội đó,
bọn chúng lập ra các hội đoàn, tổ chức phản động hòng tập hợp, lôi kéo
các tầng lớp nhân dân.
Tháng 3 năm 1908, Trinh cùng đồng bọn là tổ chức PĐ Duy Tân lôi kéo
xúi giục nhân dân Trung Kỳ đòi giảm thuế. Chính quyền thuộc địa đã huy
động lực lượng để đập tan âm mưu phản loạn của bọn chúng. Trinh và đồng
bọn bị bắt, khép vào tội lợi dụng quyền tự do dân chủ để lật đổ chính
quyền nhân dân, điều 88 bộ luật hình sự, xử tử hình, nhưng được khoan
hồng giảm án thành tù ngồi, theo điều 258 bộ luật Hình sự và đầy ra Côn
Đảo, do xét thấy y đã từng có nhân thân tốt, làm việc trong bộ máy chính
quyền và được sự can thiệp của 1 số đồng chí lãnh đạo Hội Nhân quyền ở
HN.
Năm 1910, do được sự vận động khoan hồng của Hội Nhân quyền Pháp,
đồng chí chủ tịch Nam Kỳ đã đích thân ra Côn Đảo vận động Trinh cải tà
quy chính, rồi cho Trinh về đất liền để giảm án thành quản thúc tại Mỹ
Tho.
Tại Mỹ Tho, do bị quản thúc chặt nên PCT không thể hoạt động chống
phá chính quyền được nữa, y buộc phải đòi đi tù tại Côn Đảo tiếp hoặc đi
đày biệt xứ. Đồng chí Toàn quyền Đông Dương nhận thấy PCT sẽ không thể
chống phá nhà nước được khi không còn ở VN nên đã thể hiện lòng bao dung
và để toàn thế giới thấy được chính sách khoan hồng của chính quyền
thuộc địa bằng cách cho y và con trai sang Pháp để dạy chữ Hán. Trinh
được đưa thẳng từ nơi quản thúc lên tàu sang Pháp cùng đôi dép tổ ong
đang sử dụng.
Tuy nhiên, khi sang Pháp, Trinh đã lu loa bôi nhọ chế độ thuộc địa là
đàn áp phong trào đòi giảm thuế mà y tổ chức, bôi nhọ chính sách khoan
hồng ở các nhà tù trong nước. Y cấu kết với 1 số phần tử đối lập của
chính quyền mẫu quốc để đưa yêu sách phản động, hòng thay đổi chính sách
quản lý thuộc địa, song nhưng yếu sách đó của y đều bị các đồng chí
lãnh đạo bác bỏ.
Năm 1914, chiến tranh thế giới 1 nổ ra, Trinh và Phan Văn Trường trốn
nghĩa vụ quân sự, lấy cớ là không có quốc tịch Pháp. Sau đó 2 tên bị
bắt bỏ tù vì tội làm gián điệp cho Đức. Năm 1915, cả 2 được khoan hồng
tha tù. Năm1919, Trinh cùng các đối tượng Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn
Trường và Nguyễn Tất Thành viết bản yêu sách của nhân dân An Nam để gửi
hội nghị Versailles với bút danh chung là Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Tất
Thành là 1 thanh niên lêu lổng, con trai của Nguyễn Sinh Sắc (bạn đồng
khóa của Trinh, nguyên là quan huyện ở Trung Kỳ bị bãi chức), đã làm bồi
bàn trên tàu biển rồi vượt biên bất hợp pháp sang Mỹ, Anh rồi Pháp. Tên
Thành đã từng viết đơn xin học trường thuộc địa nhưng không được chấp
nhận. Y đã bất mãn theo Trinh làm thợ ảnh rồi cùng Trinh, Truyền, Trường
viết báo chống chính quyền. Do tên Thành trẻ nhất, lại vô danh, nên
được nhóm của Trinh cho hoạt động công khai dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp dự đấu xảo, tên Trinh lại dùng thủ
đoạn quen thuộc là rêu rao bôi nhọ đường lối chính sách của chính quyền
thuộc địa, y viết đơn có 7 điều gửi vua Khải Định. Sau khi nhận thấy đã
điên cuồng chống phá nhà nước thuộc địa bằng mọi âm mưu thủ đoạn đều
không thành công, Trinh đòi được về nước. Năm 1925, nhận thấy sức khỏe
của y đã yếu, chính quyền bảo hộ đã đồng ý để y trở về. Ngày 29/5/1925,
Trinh về nước cùng đồng bọn là Nguyễn An Ninh, Ninh đưa Trinh về khách
sạn của cha mình ở Sài gòn. Ở đây Trinh ngựa quen đường cũ đã diễn
thuyết vài lần để lôi kéo thanh niên nhẹ dạ ở Nam Kỳ. Ngày 24/3 năm
1926, tên Ninh bị bắt, Trinh chết ngay tối hôm đó.
Nhân cái chết của PCT, các tổ chức PĐ ở VN đã tổ chức tụ tập đông
người hòng gây rối mất trật tự công cộng, song mục tiêu của bọn chúng
đều không thể đạt được.
Phan Chu Trinh là một kẻ vong ân bội nghĩa, tuy được nhà nước cho ăn
học thành tài nhưng không cống hiến được gì cho đất nước, lại biến mình
thành tay sai cho các tổ chức phản động trong và ngoài nước để chống phá
chính quyền bảo hộ. Tuy bố của Trinh là 1 kẻ phản bội nhưng y vẫn được
nhà nước trọng dụng, tuy lầm đường lạc lối phải vào tù nhưng vẫn được
nhà nước khoan hồng tha tù, còn cho ra nước ngoài dạy học. Thế nhưng,
với bản chất phản động, y vẫn chứng nào tật ấy, điên cuồng chống phá nhà
nước và chính quyền bảo hộ. Trinh là kẻ đầu tiên ở Đông Dương có âm mưu
vô cùng thâm độc là dùng diễn biến hòa bình để gây bất ổn, phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân. Tuy nhiên, với tinh thần cảnh giác cao độ
nhân dân, của của Sở Mật thám Đông Dương cùng với sự chỉ đạo tài tình
của các đồng chí lãnh đạo Liên bang, các Kỳ, các tỉnh, nên mọi âm mưu
của Trinh và đồng bọn đều bị đập tan. Cuộc đời và cái chết của Trinh là
bài học cho những kẻ tuy có tài nhưng không có đức, không đặt sự ổn định
của đất nước lên trên tất cả, chỉ chạy theo tham vọng chính trị cá
nhân.