Văn Hoá Diễn (Tưởng Năng Tiến)
Về văn hóa tuyên truyền của chính quyền CSVN qua vụ việc bệnh nhân người Anh bị nhiễm Covid-19.
When in Rome, do as the Romans do. - St Ambrose
Phần lớn nhân loại đều chưa đến Rome, và chắc cũng chả mấy ai rành rẽ về phong tục tập quán của xứ sở này. Tuy thế, nếu có dịp bước chân tới đây thì chắc tất cả chúng ta đều sẽ nhớ đến lời dậy của cổ nhân (“nhập gia tùy tục/đáo giang tùy khúc”) để ứng xử thích nghi, và hoà nhã với dân bản xứ.
Tôi cũng chỉ dám đoán (“chắc”) thế thôi, chứ chả có gì hoàn toàn bảo đảm bởi bách nhân, bách tính. Cuộc đời luôn luôn có người nọ/người kia, và không ít kẻ xử sự rất bất cận nhân tình – theo như lời “than phiền” của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) nghe được vào hôm 11 tháng 7 năm 2020:
“Bệnh nhân người Anh - Rối loạn tâm lý hay một kiểu ‘chảnh’? Trong quá trình điều trị bệnh nhân người Anh nhiều khi thiếu hợp tác với các bác sĩ. Anh cũng không muốn xuất hiện tại lễ xuất viện, nơi các bệnh nhân thường chính thức nói lời cảm ơn các bác sĩ đã cứu sống họ. Có thể anh chỉ nhận hoa chúc mừng của bệnh viện rồi ra thẳng sân bay để về nước.”
Cái thái độ nguây nguẩy bỏ đi của cái ông bệnh nhân này (khiến cho giới quan chức nước ta vô cùng ấm ức) thiệt là đáng tiếc. Điều đáng tiếc hơn nữa là nỗi tấm tức đã không được đồng hương và đồng bào chia sẻ, đã đành; không ít kẻ còn lên tiếng mỉa mai hay mắng nhiếc (xa xả) nữa cơ:
- Từ Thức: “Nước Anh và thế giới mất cơ hội được coi nhân viên cả nhà thương và chính phủ ra dàn chào, đọc diễn văn, phất cờ tổ quốc, tặng một rừng hoa cho người khỏi bệnh.”
- Hoai Anh Nguyen: “Báo chí ta đừng tuyển những thứ phóng viên quá ngu, vô lương tâm và vô giáo dục như thế!”
- Phạm Thanh Nghiên: “Khốn nạn.”
- Duy Huynh: “Kế hoạch PR thất bại thì quay sang chửi liền.”
- Nguyen Lan Thang: “Khốn nạn chưa. Người ta không muốn chụp ảnh tuyên truyền cho chúng mày là chúng mày quay ra chửi người ta luôn... đi mà lo cho hàng trăm nghìn du sinh và lao động Việt Nam đang mắc kẹt, đói khát khắp nơi trên thế giới kia kìa.”
- Nguyễn Vũ Bình: “Có mỗi sự việc có thể nổ tung trời, ông bệnh nhân người Anh này lại làm tịt ngòi cả hệ thống, không bị chửi mới là lạ.”
- Huynh Ngoc Chenh: “Ra khỏi rừng 45 năm rồi mà vẫn chưa học được một chút văn minh. Chữa bệnh, bệnh nhân trả tiền sòng phẳng và cám ơn, hết. Đưa truyền thông đến chụp hình quay phim phỏng vấn để tuyên truyền làm phiền người ra đến mức phải phản ứng bằng cách tuyệt thực.”
- Đặng V. Bằng: “BN người Anh đang thực thi Patient Right được bảo đảm bởi The Health Insurance Portability and Accountability Act of 1996 (HIPAA). VOV đang áp đặt tư duy của ao làng khi ra biển lớn hay chính VOV mới là kẻ đang bị rối loạn tâm lý.”
- Nguyễn VânB: “Khác biệt văn hoá.”
Tôi xin phép được in đậm ý kiến (thượng dẫn) của FB Nguyễn VânB vì nghĩ rằng đây là lời bình luận đứng đắn, chính xác, và đàng hoàng nhất trong cái đám (đông) lộn xộn vừa kể.
Làm sao mà bệnh nhân người Anh ngờ được ở Việt Nam có cái thứ văn hóa lạ kỳ (“làm lễ xuất viện”) như thế? Ông ta cũng chả thề nào biết được rằng ở xứ sở này nhập viện mà được nằm nguyên một cái giường riêng (thay vì chất chồng năm bẩy mạng lên nhau) là một cách ưu đãi rất hiếm hoi. Khi xuất viện đương sự còn được đưa về nhà bằng phi cơ (khoang thương gia) chớ không bị đặt nằm bó chiếu, vắt ngang sau xe Honda, như dân bản xứ.
Nếu hiểu được đôi chút về “nền văn hoá bệnh viện” kỳ dị ở nước ta thì thái độ của đương sự – chắc chắn – đã hoàn toàn khác, chứ đâu có cái thói phớt tỉnh anglais ngó khó coi (và mất lòng) thấy rõ!
Giá mà cái cha “bệnh nhân nước Anh” này mà đọc được những
cuốn sách nổi tiếng, viết bằng tiếng Việt, để có thể hiểu
biết thêm về sự “uyên áo” của văn hoá VN thì sự việc (có thể)
đã không đến nỗi tẽn tò như hiện cảnh. Xin trích dẫn đôi ba
đoạn văn, có thể được xem là tuyệt tác của văn học nước nhà:
- “Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Ðến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu: ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn chưng đôi dép.” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).
- “Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường đi tới. Quần áo bà ba mầu xám khói nhạt… Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc nào cầu van, nao núng... Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau tự nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi ở ngoài cùng. Anh trở lại, tôi hỏi khẽ:
- Đánh người ta làm gì?
- Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên? - Tô Hoài che miệng tủm tỉm.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập I. Người Việt, Westminster, CA: 2014).
Ông Chủ Tịch Nước thì “chưng dép” để biểu diễn đức tính giản dị của Người trước quốc dân đồng bào. Ông Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Hà Nội thì dơ nắm đấm giữa đám đông để xác định lập trường (chống Mỹ). Cái thứ văn hóa bệnh hoạn, nặng phần trình diễn này, đã thấm đẫm và xuyên suốt cả ba miền đất nước (từ hơn nửa thế kỷ qua) nên không có gì đáng để phàn nàn khi ông P.T.T (Vũ Đức Đam) muốn phô diễn sự “ưu việt” của ngành y tế nước nhà do chính mình lãnh đạo.
Vấn đề, chả qua, là tư duy và cách hành xử của người Anh khác hẳn với người Việt thôi. Cách đây chưa lâu, chính sáng là sáng sớm hôm 23 tháng 10 năm 2019, dân chúng Anh vừa mở mắt dậy đã nhận được thông tin khiến ai cũng phải bàng hoàng: cảnh sát mới phát hiện ra 39 thi thể của người nước ngoài nằm chết trong một cái container tại khu công nghiệp Waterglade!
Họ phản ứng ra sao?
Không một lời than phiền, không một câu trách móc. Sau khi biết rõ sự việc, họ bầy tỏ sự thương cảm bằng cách lặng lẽ mang hoa tưởng niệm đến nơi đặt xác những nạn nhân. Ngay sau đó, họ tổ chức cầu nguyện cho linh hồn của người quá cố.
Tiếp theo, họ sắp xếp những chuyến bay để đưa tất cả thi hài của những kẻ xấu số trở về quê quán. Đại sứ Anh – ông Gareth Ward – qua một đoạn video ngắn ngủi (nói bằng tiếng Việt) đã gửi lời chia buồn và “hứa sẽ đếm thăm các địa phương có nạn nhân để động viên họ vượt qua giai đoạn khó khăn”, và ông đã giữ đúng lời.
Tất cả mọi việc đều được thực hiện một cách thầm lặng, chân tình, và chu đáo. Tuyệt nhiên không có một màn trình diễn hoa hoè, hoa sói hay trống kèn (rầm rĩ) nào ráo trọi. Văn hoá nước Anh, rõ ràng, khác hẳn với văn hoá nước Việt (Thời Cộng Sản). Phải nói rõ như thế vì người Việt (không CS) chúng tôi chả ai lại thích diễn như thế cả.
Nguồn tin: Dân Luận
Phần lớn nhân loại đều chưa đến Rome, và chắc cũng chả mấy ai rành rẽ về phong tục tập quán của xứ sở này. Tuy thế, nếu có dịp bước chân tới đây thì chắc tất cả chúng ta đều sẽ nhớ đến lời dậy của cổ nhân (“nhập gia tùy tục/đáo giang tùy khúc”) để ứng xử thích nghi, và hoà nhã với dân bản xứ.
Tôi cũng chỉ dám đoán (“chắc”) thế thôi, chứ chả có gì hoàn toàn bảo đảm bởi bách nhân, bách tính. Cuộc đời luôn luôn có người nọ/người kia, và không ít kẻ xử sự rất bất cận nhân tình – theo như lời “than phiền” của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) nghe được vào hôm 11 tháng 7 năm 2020:
“Bệnh nhân người Anh - Rối loạn tâm lý hay một kiểu ‘chảnh’? Trong quá trình điều trị bệnh nhân người Anh nhiều khi thiếu hợp tác với các bác sĩ. Anh cũng không muốn xuất hiện tại lễ xuất viện, nơi các bệnh nhân thường chính thức nói lời cảm ơn các bác sĩ đã cứu sống họ. Có thể anh chỉ nhận hoa chúc mừng của bệnh viện rồi ra thẳng sân bay để về nước.”
Cái thái độ nguây nguẩy bỏ đi của cái ông bệnh nhân này (khiến cho giới quan chức nước ta vô cùng ấm ức) thiệt là đáng tiếc. Điều đáng tiếc hơn nữa là nỗi tấm tức đã không được đồng hương và đồng bào chia sẻ, đã đành; không ít kẻ còn lên tiếng mỉa mai hay mắng nhiếc (xa xả) nữa cơ:
- Từ Thức: “Nước Anh và thế giới mất cơ hội được coi nhân viên cả nhà thương và chính phủ ra dàn chào, đọc diễn văn, phất cờ tổ quốc, tặng một rừng hoa cho người khỏi bệnh.”
- Hoai Anh Nguyen: “Báo chí ta đừng tuyển những thứ phóng viên quá ngu, vô lương tâm và vô giáo dục như thế!”
- Phạm Thanh Nghiên: “Khốn nạn.”
- Duy Huynh: “Kế hoạch PR thất bại thì quay sang chửi liền.”
- Nguyen Lan Thang: “Khốn nạn chưa. Người ta không muốn chụp ảnh tuyên truyền cho chúng mày là chúng mày quay ra chửi người ta luôn... đi mà lo cho hàng trăm nghìn du sinh và lao động Việt Nam đang mắc kẹt, đói khát khắp nơi trên thế giới kia kìa.”
- Nguyễn Vũ Bình: “Có mỗi sự việc có thể nổ tung trời, ông bệnh nhân người Anh này lại làm tịt ngòi cả hệ thống, không bị chửi mới là lạ.”
- Huynh Ngoc Chenh: “Ra khỏi rừng 45 năm rồi mà vẫn chưa học được một chút văn minh. Chữa bệnh, bệnh nhân trả tiền sòng phẳng và cám ơn, hết. Đưa truyền thông đến chụp hình quay phim phỏng vấn để tuyên truyền làm phiền người ra đến mức phải phản ứng bằng cách tuyệt thực.”
- Đặng V. Bằng: “BN người Anh đang thực thi Patient Right được bảo đảm bởi The Health Insurance Portability and Accountability Act of 1996 (HIPAA). VOV đang áp đặt tư duy của ao làng khi ra biển lớn hay chính VOV mới là kẻ đang bị rối loạn tâm lý.”
- Nguyễn VânB: “Khác biệt văn hoá.”
Tôi xin phép được in đậm ý kiến (thượng dẫn) của FB Nguyễn VânB vì nghĩ rằng đây là lời bình luận đứng đắn, chính xác, và đàng hoàng nhất trong cái đám (đông) lộn xộn vừa kể.
Làm sao mà bệnh nhân người Anh ngờ được ở Việt Nam có cái thứ văn hóa lạ kỳ (“làm lễ xuất viện”) như thế? Ông ta cũng chả thề nào biết được rằng ở xứ sở này nhập viện mà được nằm nguyên một cái giường riêng (thay vì chất chồng năm bẩy mạng lên nhau) là một cách ưu đãi rất hiếm hoi. Khi xuất viện đương sự còn được đưa về nhà bằng phi cơ (khoang thương gia) chớ không bị đặt nằm bó chiếu, vắt ngang sau xe Honda, như dân bản xứ.
Nếu hiểu được đôi chút về “nền văn hoá bệnh viện” kỳ dị ở nước ta thì thái độ của đương sự – chắc chắn – đã hoàn toàn khác, chứ đâu có cái thói phớt tỉnh anglais ngó khó coi (và mất lòng) thấy rõ!
- “Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Ðến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu: ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn chưng đôi dép.” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).
- “Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường đi tới. Quần áo bà ba mầu xám khói nhạt… Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc nào cầu van, nao núng... Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau tự nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi ở ngoài cùng. Anh trở lại, tôi hỏi khẽ:
- Đánh người ta làm gì?
- Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên? - Tô Hoài che miệng tủm tỉm.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập I. Người Việt, Westminster, CA: 2014).
Ông Chủ Tịch Nước thì “chưng dép” để biểu diễn đức tính giản dị của Người trước quốc dân đồng bào. Ông Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Hà Nội thì dơ nắm đấm giữa đám đông để xác định lập trường (chống Mỹ). Cái thứ văn hóa bệnh hoạn, nặng phần trình diễn này, đã thấm đẫm và xuyên suốt cả ba miền đất nước (từ hơn nửa thế kỷ qua) nên không có gì đáng để phàn nàn khi ông P.T.T (Vũ Đức Đam) muốn phô diễn sự “ưu việt” của ngành y tế nước nhà do chính mình lãnh đạo.
Vấn đề, chả qua, là tư duy và cách hành xử của người Anh khác hẳn với người Việt thôi. Cách đây chưa lâu, chính sáng là sáng sớm hôm 23 tháng 10 năm 2019, dân chúng Anh vừa mở mắt dậy đã nhận được thông tin khiến ai cũng phải bàng hoàng: cảnh sát mới phát hiện ra 39 thi thể của người nước ngoài nằm chết trong một cái container tại khu công nghiệp Waterglade!
Họ phản ứng ra sao?
Không một lời than phiền, không một câu trách móc. Sau khi biết rõ sự việc, họ bầy tỏ sự thương cảm bằng cách lặng lẽ mang hoa tưởng niệm đến nơi đặt xác những nạn nhân. Ngay sau đó, họ tổ chức cầu nguyện cho linh hồn của người quá cố.
Tiếp theo, họ sắp xếp những chuyến bay để đưa tất cả thi hài của những kẻ xấu số trở về quê quán. Đại sứ Anh – ông Gareth Ward – qua một đoạn video ngắn ngủi (nói bằng tiếng Việt) đã gửi lời chia buồn và “hứa sẽ đếm thăm các địa phương có nạn nhân để động viên họ vượt qua giai đoạn khó khăn”, và ông đã giữ đúng lời.
Tất cả mọi việc đều được thực hiện một cách thầm lặng, chân tình, và chu đáo. Tuyệt nhiên không có một màn trình diễn hoa hoè, hoa sói hay trống kèn (rầm rĩ) nào ráo trọi. Văn hoá nước Anh, rõ ràng, khác hẳn với văn hoá nước Việt (Thời Cộng Sản). Phải nói rõ như thế vì người Việt (không CS) chúng tôi chả ai lại thích diễn như thế cả.
Nguồn tin: Dân Luận