Tập Cận Bình muốn thống trị toàn cầu nhưng đã tính toán nhầm (Yi-Zheng Lian)
Bài báo nhìn nhận rằng sự thất bại của TQ dưới thời Tập Cận Bình là không thể tránh khỏi và nguyên nhân đến từ thể chế chính trị độc tài của ĐCSTQ chứ không phải vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung hay "quyết tâm" đánh gục TQ của Donald Trump. Sự phát triển của nền kinh tế TQ đã đạt đỉnh điểm và giờ sẽ là sự thoái trào. Trái với nhận định của tác giả rằng Tập là một lãnh đạo sắt đá và hung bạo, theo nhận định của chúng tôi thì Tập không phải là người hung bạo và quyết đoán nhưng vì ĐCSTQ đã bế tắc hoàn toàn nên họ phải trao toàn quyền lãnh đạo cho ông Tập để ông ta lấy các quyết định thay ĐCSTQ. Dù cố gắng đến đâu thì Tập cũng không thể cứu được TQ. Sự sụp đổ của TQ chỉ là vấn đề thời gian.
Tổng
thống Trump, đặt cược bằng tiền thật – đó là sức mạnh của Hoa Kỳ - rõ
ràng đang giữ thế thượng phong, và những nhượng bộ mà Chủ tịch Tập Cận
Bình có thể sẽ phải thực hiện sẽ không chỉ là phỉnh đánh bạc. Khi - nếu
thỏa thuận rốt cuộc được đưa ra, Tổng thống Trump chắc chắn sẽ tuôn ra
các tweet đầy khoe khoang, một phần là để củng cố sự ủng hộ của cử tri
cho nhiệm kỳ thứ hai, giữa những rắc rối cá nhân và chính sách. Đối với
ông Tập, bất kỳ thỏa thuận đều có thể có nghĩa là một sự mất thể diện
rất nghiêm trọng.
Ông Tập thâu
tóm quyền lực khi Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phát huy cái gọi là phép
màu kinh tế (và Hoa Kỳ vẫn sa lầy trong hậu quả của cuộc suy thoái kinh
tế 2008-2009). Ông trở thành tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc
(Chinese Communist Parti - C.C.P.) vào cuối năm 2012 và là chủ tịch của
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào đầu năm 2013. Chiến dịch chống tham nhũng
của ông đã ngay lập tức trở nên rộng khắp. Ông bảo vệ "Trung Hoa mộng",
một viễn kiến mơ hồ về sự thịnh vượng, sức mạnh và hạnh phúc của đất
nước và người dân Trung Quốc, viễn kiến này dường như đã khích động
nhiều người dân. Việc ông Tập đề xuất với Tổng thống Barack Obama nhằm
thiết lập một "Mô hình mới về Quan hệ của một đại cường" chỉ có thể làm
hài lòng đa số người Hán với những hoài niệm đế quốc quá vãng.
Nhưng
đó chỉ là những pha tung hứng hay phi dao đơn giản trong rạp xiếc, được
thực hiện ở một đất nước không có sự đối lập nào được lắng nghe và cấm
đoán những "đàm tiếu" về chính quyền Trung Quốc. Mặt khác, cuộc chiến
thương mại Hoa – Mỹ là trường hợp thực tế đầu tiên để đánh giá khả năng
lãnh đạo của ông Tập. Và màn trình diễn của ông Tập dường như không được
thành công lắm, thậm chí ngay cả khi người ta không tính đến những thất
bại liên quan đến cuộc chiến thương mại Hoa – Mỹ này.
Điều
đầu tiên và quan trọng nhất, là ông Tập đã hoàn toàn thất bại trong
việc xử lý mối quan hệ Hoa – Mỹ. Điều này trái ngược với mọi nhà lãnh
đạo Trung Quốc kể từ khi thành lập nhà nước cộng sản hồi năm 1949, những
nhà lãnh đạo Trung Quốc trong quá khứ đều thừa nhận tầm quan trọng tối
cao của những mối quan hệ đó, và đã làm tất cả cải thiện chúng - và đã
gặt hái được những lợi ích to lớn.
Vào
năm 1971, Mao đã kiến tạo nền ngoại giao bóng bàn để làm tan băng, và
Tổng thống Nixon đã ủng hộ ông ta trong cuộc chiến chống Liên Xô. Đặng
Tiểu Bình đã đi khắp nơi để tán tỉnh lấy lòng Hoa Kỳ, và, vào năm 1979,
Tổng thống Jimmy Carter đã chuyển sự công nhận đối với Trung Quốc từ Đài
Bắc sang Bắc Kinh. Trong những năm 1980, các nhà lãnh đạo Hồ Diệu Bang
và Triệu Tử Dương đã mời Milton Friedman và các nhà kinh tế Mỹ khác đến
thăm Trung Quốc và tranh thủ những khuyến nghị tham vấn của họ ; sau
những diễn biến ấy, công nghệ và tư bản của Mỹ bắt đầu chảy vào Trung
Quốc. Năm 1997, Giang Trạch Dân có chuyến công du tám ngày ở Mỹ, khi ở
Williamsburg - Virginia, ông ta đã đội một chiếc mũ ba góc biểu trưng
của thời kỳ thực dân.
Năm 2001, TT Bill Clinton lúc đó đã giành cho Trung Quốc một cú hích mạnh mẽ để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Những
năm Hồ Cẩm Đào nắm quyền, 2003 - 2013, chứng kiến việc Trung Quốc đã
khai thác sự cởi mở (và cả ngây thơ nữa) của nước Mỹ đầy khéo léo. Những
mặt hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc đã tạo ra một sự thâm hụt
thương mại song phương không kiểm soát nổi đối với Hoa Kỳ. Các viện
Khổng Tử, một mạng lưới các trường ngôn ngữ kiêm các cơ quan gây tạo ảnh
hưởng, bắt đầu bén rễ trong các trường đại học và trung học của Mỹ.
Hiện nay, đã có hơn 100 viện như thế trên khắp nước Mỹ. Các nhà đầu tư
Trung Quốc tràn ngập Thung lũng Silicon bằng số tiền huy động được trên
các thị trường tài chính Mỹ - sau đó lặng lẽ ăn cắp công nghệ tiên tiến
của Mỹ và đưa công nghệ tiên tiến ấy vào trung tâm công nghệ cao Trung
Quốc.
Nhưng
ông Tập lại là nhà lãnh đạo cứng rắn đầy hung hăng. Dưới thời ông Tập,
những đại ngôn chống Mỹ được lan truyền trên các phương tiện truyền
thông chính thức. Chính quyền Trung Quốc đã công khai bày tỏ ý muốn
thách thức sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Châu Á.
Trung
Quốc đã có những động thái mạnh mẽ đối với Đài Loan và Biển Đông. Trung
Quốc đã cho tàu chiến diễu hành qua lãnh hải của Mỹ ở ngoài khơi
Alaska. (Trung Quốc tuyên bố rằng chỉ thực hiện một quyền đã được quốc
tế công nhận về việc "qua lại vô hại", nhưng động thái rõ ràng là một
màn trình diễn quân sự).
Nhà
cầm quyền Bắc Kinh cố gắng hợp tác với các thành viên của cộng đồng
người Trung Quốc ở hải ngoại, với hy vọng rằng sẽ phát triển một mạng
lưới trợ giúp công cuộc xâm nhập chính trị vào các quốc gia khác và
chuyển giao (mà thực chất là đánh cắp – người dịch) công nghệ cao từ các
quốc gia này về cho Trung Quốc. Để đạt được mục đích này Trung Quốc đã
sử dụng cả hai kế hoạch công khai, ví như Kế hoạch tìm kiếm 1000 tài
năng, một chương trình săn đầu người chính thức và các chiến thuật bí
mật được giám sát bởi cỗ máy đầy uy lực của C.C.P.- Mặt trận Thống
nhất.
Những
nỗ lực này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho một số người Mỹ.
Trong hai năm 2017 và 2018, hai nhóm học giả tinh hoa và các cựu quan
chức chính quyền Hoa Kỳ đã lên tiếng ủng hộ một sự thay đổi quan điểm
chính trị cơ bản của Mỹ về Trung Quốc. Các thành viên của hai nhóm này
là những người ôn hòa và hầu hết thân thiện với Trung Quốc. Một số
khuyến nghị của họ phù hợp với quan điểm diều hâu của chính quyền Trump,
coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh và kẻ thù số một của Mỹ. Ông Tập,
dường như không biết gì về sự thay đổi lớn lao này, vì đã không được
chuẩn bị gì khi Tổng thống Trump tấn công Trung Quốc bằng một cuộc chiến
thuế quan.
Cuộc
cạnh tranh này hiện đang có một hiệu lực cảnh báo đối với những nơi
khác ở Châu Á, Úc, New Zealand và Châu Âu. Sau hội nghị thượng đỉnh tại
Brussels vào tháng trước, Trung Quốc đã đồng ý trao cho các quốc gia
thuộc Liên minh châu Âu tiếp cận thị trường "cải thiện", chấm dứt việc
bắt buộc chuyển giao công nghệ và thảo luận về khả năng cắt giảm trợ cấp
nhà nước cho các công ty Trung Quốc, điều mà các chính phủ khác cho
rằng đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù được trình
bày bằng những ngôn từ ôn hòa, đầy tính chất tương nhượng trong tuyên
bố chung, những nhượng bộ này là một trở ngại rõ ràng cho Trung Quốc và
sẽ dập tắt những tham vọng toàn cầu của họ.
Tại sao tất cả những điều này lại xảy ra dưới thời của ông Tập ? Lịch sử gợi ý một câu trả lời.
Vào
cuối những năm 1950, Mao bắt đầu thách thức sự lãnh đạo của Liên Xô đối
với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, khi đó vốn đang là một
thế lực kiêu hùng hy vọng lật đổ trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Mao cũng tìm kiếm một sự thống trị toàn cầu, phù hợp với quan niệm
truyền thống của Trung Quốc cho rằng hoàng đế của Đế chế Trung Hoa là
người cai trị hợp pháp đối với toàn "thiên hạ" (tian xia" = (天下),
tức là tất cả mọi thứ dưới gầm trời này. Nhưng Mao đã hành động một
cách thái quá ; Trung Quốc lúc đó chưa đủ mạnh để thực hiện tham vọng
này. Quyết định của Liên Xô về việc chấm dứt các chương trình viện trợ
cho Trung Quốc và rút các cố vấn khoa học và công nghệ của họ về nước là
một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Trung Quốc đang mới
hình thành.
Giống như Mao với Liên Xô, ông Tập có thể đã thách thức sự lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ một cách quá thô lỗ và quá sớm.
Khiếm
khuyết lớn thứ hai của ông Tập là sự thất bại trong việc hoạch định một
tập hợp các chính sách rõ ràng để ngăn chặn sự suy yếu kéo dài của nền
kinh tế Trung Quốc sau nhiều năm phát triển ngoạn mục. Tăng trưởng tổng
sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm 2018 là mức tăng trưởng yếu
nhất trong 28 năm qua. Số liệu thống kê trong quý I của năm nay (2019)
là 6,4%, so với mức cao kỷ lục 15,4% của cùng kỳ năm 1993. Ngay đến cả
con số tăng trường này (6,4%,) cũng sẽ là điều ghen tị của nhiều quốc
gia phương Tây, nhưng sự suy giảm này sẽ khiến các nhà lãnh đạo Trung
Quốc phải lo ngại, vì nó cho thấy một cách trực quan các vấn đề mang
tính cấu trúc của quốc gia này - đáng chú ý là dân số bị già đi một cách
nhanh chóng, lực lượng lao động bị co lại và tỷ lệ tổng nợ trên GDP đạt
mức gần 300% trong quý I của năm 2018. Ngân hàng Nomura của Nhật Bản đã
ước tính rằng việc không trả được nợ trái phiếu có mệnh giá bằng đồng
Nhân dân tệ đã tăng gấp bốn lần trong năm 2017 và 2018.
Chịu
sức ép nặng nề về mặt nhân khẩu học và nợ, Trung Quốc khó có thể bành
trướng thông qua tăng đầu tư tư nhân và tiêu dùng. Bởi vì nền kinh tế
của Trung Quốc đã có một số khả năng dư thừa khổng lồ (xin hãy nghĩ về
việc các thành phố ma mới được xây dựng), cho nên điều tồi tệ hơn là
những kích thích của chính quyền không hiệu quả lắm. Theo Quỹ Tiền tệ
Quốc tế, năm 2008, phải mất một nghìn tỷ nhân dân tệ để tạo ra một nghìn
tỷ nhân dân tệ sản lượng kinh tế ; vào năm 2017 tỷ lệ này là 3,5/1.
Tuy nhiên, ông Tập đã chẳng làm được gì để giải quyết các vấn đề mang tính cấu trúc này.
Bằng
chứng về các vấn đề nhân khẩu học nghiêm trọng đã trở nên rõ ràng ngay
từ cuối những năm 2000, nhưng đến năm 2016, ông Tập vẫn chỉ thay thế
chính sách một con bằng chính sách hai con. Quá ít, quá muộn. Số trẻ sơ
sinh của Trung Quốc mỗi năm đã giảm kể từ khi có những thay đổi này.
Tổng số trẻ sơ sinh của năm 2018 là thấp nhất kể từ năm 1961, năm Trung
Quốc trải qua nạn đói khủng khiếp. Ông Tập đã phê duyệt một gói kích
thích kinh tế vào năm 2015 lớn hơn 25% so với kế hoạch khẩn cấp của
người tiền nhiệm vào năm 2009 như một cách đối phó với cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu. Và một lần nữa, chỉ trong tháng 1 và tháng 2 của năm
nay, ngay cả khi ông Tập đã thể hiện sự ủng hộ suông đối với sự cần
thiết phải dần dần loại bỏ sự hỗ trợ của nhà nước đối với nền kinh tế,
chính quyền vẫn cung cấp các khoản vay và tài trợ mới vượt quá quy mô
của gói kích cầu cho cả năm 2015, theo một bài báo trên tạp chí Forbes.
Chỉ
trích thứ ba đối với ông Tập là dưới thời ông, Trung Quốc đã tài trợ
hoặc đã bỏ qua các hoạt động của các công dân và thực thể Trung Quốc
trên toàn thế giới, điều này đã làm tổn hại danh tiếng quốc tế đồng thời
cũng làm suy giảm nền tảng, cấu trúc đạo đức của chính họ.
Xin
lấy một ví dụ trong lĩnh vực tài sản trí tuệ chẳng hạn. Hoa Kỳ có được
những bằng chứng xác thực rằng chính sách của riêng Huawei, một công ty
công nghệ cao hàng đầu của Trung Quốc, là thưởng cho những nhân viên nào
đánh cắp được tài sản trí tuệ. Và, như tôi trước đây đã từng viết, một
chính sách như vậy được khuyến khích, thậm chí còn là bắt buộc, theo
Luật Tình báo Quốc gia Trung Quốc được thông qua trong năm 2017.
Theo
truyền thống, nhà nước lý tưởng của Trung Quốc là một nhà nước Nho giáo
tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và hành vi nghiêm ngặt. Và cho dù là ông
Tập mạnh tay đối với tệ nạn tham nhũng ở quốc nội, ông Tập lại đi
khuyến khích tinh thần đạo đức xấu xa ở nước ngoài ; viễn kiến của ông
về Trung Quốc là một quốc gia của những tên trộm cắp yêu nước.
Kết
cục là mọi người Trung Quốc đều bị mất thể diện, và giờ đây những người
vô tội ở nước ngoài có thể bị sa thải vì liên quan đến tội phạm.
Ông Tập được
coi là nhà lãnh đạo Trung Quốc quyền lực nhất kể từ thời Mao. Năm
ngoái, sau khi Hiến pháp được sửa đổi, ông ta có thể làm lãnh đạo trọn
đời - trừ khi những thất bại nghiêm trọng về lãnh đạo của ông ta làm cho
các địch thủ quốc nội có đủ lý do để buộc ông từ chức.
Yi-Zheng Lian
Nguuyên tác : Xi Jinping Wanted Global Dominance. He Overshot. The New York Times, 7/5/2019
Mai Hưng dịch
Nguồn : VNTB, 20/06/2019