Bỏ đảng chỉ vì đảng đánh mất lý tưởng? (Việt Dân)
Có
rất nhiều cảm giác và xúc động khi nhìn lại giai đoạn lịch sử Việt Nam
từ năm 1930 trở lại đây. Nhưng trong tất cả các biến cố đó, có một sự
xúc động mạnh mẽ khi chất vấn "Trí thức Việt Nam đã ở đâu ?". "Bỏ Đảng
chỉ vì Đảng mất lý tưởng" ? Chẳng lẽ trí thức Việt Nam gián tiếp thừa
nhận đảng cộng sản đã từng có lý tưởng ? Lý tưởng của đảng cộng sản là
gì ? Chẳng lẽ đó là lý tưởng yêu nước và giải phóng dân tộc ? Nếu không
phải là một sự ngộ nhận về lòng yêu nước, thì các vị nhân sĩ, trí thức
này có thực sự mong muốn "Dân Chủ Hóa Đất Nước" cho Việt Nam hay không ?
Sự
kiện ông Chu Hảo bị Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng đề nghị "kỷ luật"
đã và đang làm dấy lên những phản ứng mạnh mẽ trong dư luận người Việt
Nam trên khắp thế giới.
Một
số vị trí thức, nhân sĩ khác như Mạc Văn Trang, Nguyễn Quang A, Tương
Lai, Nguyên Ngọc... đều lên tiếng tuyên bố bỏ Đảng ngay sau đó. Đây là
một điều đáng mừng vì những người này cho đến nay đều được nhìn nhận,
trong đảng cộng sản lẫn phong trào dân chủ, là những người cấp tiến và
ôn hòa.
Dù
quyết định của họ, so với số năm tuổi đảng họ có, là quá muộn nhưng nó
cũng có tác dụng làm gia tăng bất mãn trong nội bộ đảng cộng sản, vốn dĩ
đã quá phân hóa và quan trọng hơn, xác tín với tất cả người dân Việt
Nam rằng đảng cộng sản không có gì để nói và không còn bất kì giải pháp
nào khi họ vẫn đang độc tôn nắm giữ quyền lực.
Tuy
nhiên, qua những sự kiện này, khi đọc những phát biểu của các vị như
Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang bỏ Đảng bởi lý do : "Đảng đã đánh mất lý
tưởng như lúc ban đầu..." và lá thư kiến nghị cho đảng cộng sản mà các
vị này gửi rồi kí tên sau đó, tôi rất lấy làm lạ và cảm thấy cần thảo
luận về các quan điểm này một cách rõ ràng (1).
Đầu
tiên, với suy nghĩ riêng của mình, cũng như nhiều người khác đã chia
sẻ, tôi tin rằng các vị nhân sĩ này đều là những người lương thiện trong
đời sống cá nhân. Họ
cũng đồng ý hoàn toàn rằng Việt Nam chỉ có thể tốt đẹp hơn khi chuyển
sang cách tổ chức xã hội theo phương thức dân chủ, là mô hình đảm bảo
đầy đủ các quyền con người được long trọng ghi trong Hiến Chương Liên
Hiệp Quốc và các công ước quốc tế về quyền dân sự, kinh tế và chính trị
có giá trị như một bộ luật đã được quốc tế xác quyết.
Tuy
nhiên, có lẽ vì tin rằng "lý tưởng của đảng cộng sản không xấu, chỉ
những người đang vận hành nó xấu" nên các vị này từng lựa chọn thái độ
cải tổ xã hội từ bên trong. Từ niềm tin dẫn đến hành động và từ sự thực
khách quan dẫn đến hành động có một khoảng cách dài mà nếu không phân
tích rõ ràng, chúng ta sẽ bị nhầm lẫn và bối rối.
Có
rất nhiều kiến nghị đã được chấp bút và kí tên, bởi các vị nhân sĩ, trí
thức được gửi cho đại diện đảng cộng sản sau đó. Nó là một sự tiếp nối
bền bỉ như hành động của các vị sĩ phu ngày trước nếu chúng ta nhìn lại
lịch sử của các chế độ quân quyền ngày xưa. Cũng rất nhiều sớ, tấu được
dâng lên bởi các vị nho sĩ, quan lại, sĩ phu. Nhưng tất cả đều có chung
một kết quả là thất bại.
Nhiều
kiến nghị đã được chấp bút và kí tên, bởi các vị nhân sĩ, trí thức là
một sự tiếp nối bền bỉ như hành động của các vị sĩ phu ngày trước
Vậy
tại sao nó thất bại ? Có thể nào mong đợi những người đang độc quyền
thụ hưởng mọi quyền lợi trong xã hội tự nguyện hành động để thay đổi
thực tại đó không ? Điều đó Chỉ có thể nếu chúng ta đang bàn đến việc
thay đổi tư duy đối với một cá nhân hay một vài cá nhân. Nhưng cả một
khối người thì sao? Và nhất là khi tất cả đứng trong tổ chức đảng cộng
sản, bị ràng buộc trong lý tưởng chung của nó ?
Vậy lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam là gì ?
Nếu
lấy cần một dấu mốc quan trọng để hiểu rõ tư tưởng, lý tưởng của đảng
cộng sản thì Phong trào Xô viết-Nghệ Tĩnh là một hành động tiêu biểu.
Hai câu khẩu hiệu "Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc trốc tận rễ" và lá cờ
"Vạn Tuế Sô Nga, Sô Nga Vạn Tuế" vẫn còn được lưu giữ trong bảo tàng và
lịch sử đảng cộng sản (3). Nó là minh chứng thể hiện một điều rằng đảng
cộng sản không yêu nước. Trái lại, lý tưởng của nó là xóa bỏ quốc gia
để tiến tới một thế giới đại đồng, thế giới Cộng sản.
Phong trào Xô viết-Nghệ Tĩnh là một minh chứng thể hiện một điều rằng đảng cộng sản không yêu nước.
Đảng
cộng sản cũng không hề thương nòi. Thậm chí, nó đập bỏ và xóa bỏ hẳn
những giềng mối đạo đức của xã hội như lòng yêu nước, yêu tự do, tình
yêu thương con người, lòng trắc ẩn, sự thủy chung, tình cảm gia đình,
hàng xóm... mà xã hội Việt Nam đã vun đắp từ bao đời trước. Đảng cộng
sản chỉ kêu gọi đấu tranh giai cấp, với những phương tiện bạo lực, khủng
bố, thảm sát... để biện minh cho cứu cánh của nó. Lý tưởng đó có khác
gì một tên khủng bố IS đánh bom chết hàng ngàn người rồi nói thản nhiên
"vì muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn" ?
Ngay
dưới giai đoạn mà miền Bắc Việt Nam mang quốc hiệu "Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa" và ông Hồ Chí Minh vẫn còn nắm quyền bính trong tay, được
nhiều vị nhân sĩ, trí thức ủng hộ và nhắc lại tiếc nuối khi liên hệ đến
"lý tưởng đẹp" thì sao ? Đảng cộng sản đã ám sát rất nhiều những người
yêu nước thuộc những đảng phái đối lập như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt
Nam Cách mạng Đảng…chỉ để hòng giành độc quyền lãnh đạo, tiến
tới "giải phóng miền Nam". Ngay sau đó, họ đã thực thi chính sách "Cải
Cách Ruộng Đất" khiến hàng trăm ngàn người bị thảm sát theo tiếng hô hào
đấu tranh giai cấp (4).
Nghiêm
trọng hơn, giềng mối đạo đức xã hội bị băng hoại khi một người con có
thể chỉ thẳng vào khuôn mặt khắc khổ của mẹ mình đang quì mọp trong đám
đông, gào thét lên : "Cái con này, mày nhớ tao là ai không ?", rồi sự
trù dập phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm, những cuộc đánh tư sản dẫn đến
hàng triệu thuyền nhân lênh đênh trên biển...
Chính sách "Cải Cách Ruộng Đất" khiến hàng trăm ngàn người bị thảm sát theo tiếng hô hào đấu tranh giai cấp
Có
rất nhiều cảm giác và xúc động khi nhìn lại giai đoạn lịch sử Việt Nam
từ năm 1930 trở lại đây. Nhưng trong tất cả các biến cố đó, có một sự
xúc động mạnh mẽ khi chất vấn "Trí thức Việt Nam đã ở đâu ?". "Bỏ Đảng
chỉ vì Đảng mất lý tưởng" ? Chẳng lẽ trí thức Việt Nam gián tiếp thừa
nhận đảng cộng sản đã từng có lý tưởng ? Lý tưởng của đảng cộng sản là
gì ? Chẳng lẽ đó là lý tưởng yêu nước và giải phóng dân tộc ? Nếu không
phải là một sự ngộ nhận về lòng yêu nước, thì các vị nhân sĩ, trí thức
này có thực sự mong muốn "Dân Chủ Hóa Đất Nước" cho Việt Nam hay không ?
Nhắc
lại lịch sử, cũng là khơi lại một vết thương lòng vì đối với mọi người,
kí ức tập thể của dân tộc cũng thuộc về kí ức của chính bản thân mình,
càng khắc sâu hơn đối với những người yêu nước. Nhưng phải hiểu rõ, dám
đối diện với lịch sử của dân tộc mình, dù nó u ám bi thương, thì mới
mong tạo ra được một lịch sử mới cho dân tộc.
Qua đây, tôi chỉ muốn minh định một điều về con đường tranh đấu của phong trào dân chủ.
Thứ
nhất, chúng ta cần xác tín với nhau rằng đảng cộng sản hoàn toàn không
thể cải tổ được. Cải tổ, tức là thêm vào, hay bớt đi một số những cái
mới, cái cũ trên một nền tảng có sẵn. Nhưng đảng cộng sản là một Đảng
tham nhũng và lý tưởng của nó đã sai ngay từ đầu, từ gốc, dù bằng những
tranh luận lý thuyết hay thực tế đau thương đã được kiểm nghiệm mấy chục
năm trên dải đất hình chữ S này.
Cần
phải có một cuộc cách mạng để đưa đất nước thoát ra khỏi nó. "Cải tổ
toàn diện", mà nhiều người dùng, cũng chỉ là một cách diễn đạt dài dòng
thay cho từ "cách mạng".
Thứ
hai, chúng ta phải từ bỏ hẳn, không nể nang, không thương tiếc, thái độ
tranh đấu nhân sĩ. Phải phân biệt và có chính kiến rõ ràng giữa phe dân
chủ và phe đảng cộng sản.
Chúng
ta là những người yêu nước, mong muốn đất nước có được tự do, dân chủ
và đồng thuận chung sức chung lòng cùng nhau xây dựng một đất nước phồn
vinh.
Họ,
tức những người đang nắm giữ số phận và khống chế đảng cộng sản, là
những người đang cố gắng trì hoãn lại lộ trình này. Dù đã rã hàng nhưng
hiện tại trước mặt, họ vẫn là một tổ chức… có tổ chức.
Cách
tranh đấu hữu hiệu nhất là chúng ta phải kết hợp lại với nhau trong một
tổ chức chính trị nghiêm chỉnh, đứng đắn, cùng với một dự án chính trị
khả thi với những phương án cụ thể giải đáp cho những vấn đề thực tại và
vạch ra một tương lai có thể đi tới cho Việt Nam. Chúng ta phải phát
huy và xiển dương những giá trị tốt đẹp mà đảng cộng sản hoàn toàn không
có.
Những
giá trị đó là tri thức, tình yêu, tình bạn, tình đoàn kết của những
người anh em, chí hữu chia sẻ những giá trị tiến bộ chung. Đó cũng là sự
bao dung, kiên nhẫn, biết lắng nghe và chấp nhận những ý kiến khác
biệt. Dù không đồng ý với nhau thì cũng phải áp dụng một đạo lý thảo
luận dựa trên những giá trị tôi vừa đề cập, hòng tìm ra một đồng thuận,
mà qua đó sẽ gắn bó và thắt chặt những người Dân chủ lại với nhau.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã và đang nỗ lực đóng góp vào phong trào dân chủ theo hướng đi này.
Điều
cuối cùng mà tôi muốn nói là phong trào dân chủ phải vạch ra một lộ
trình tranh đấu để đánh giá đúng đắn và chính xác những phương tiện
tranh đấu và những việc cần làm. Trong Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ
Nguyên Thứ 2, chúng tôi đã đưa ra một lộ trình tranh đấu gồm 5 bước (5) :
· Xây dựng một cơ sở tư tưởng
· Xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt
· Xây dựng và kiểm điểm phương tiện
· Xây dựng cơ sở quần chúng
· Tiến công giành chính quyền.
Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2
Việt
Nam đang ở trong một khúc quanh trọng đại. Đảng cộng sản lúng túng và
bế tắc hơn bao giờ hết khi chuyển dần sang chế độ độc tài cá nhân từ chế
độ độc tài đảng trị theo một logic tự nhiên của quá trình đào thải.
Ở
bên ngoài, Trung Quốc đang ở trong chu kì cuối phân rã của một đế
quốc, sau nhiều năm che giấu những khủng hoảng về kinh tế, môi sinh,
chính trị… Họ không còn là chỗ dựa cho đảng cộng sản Việt Nam được nữa.
Không những thế, dự án đầy tham vọng "một vành đai, một con đường" (Belt
and Road Initiatives) của nó đang gây ra những tác hại nghiêm trọng khi
dần biến Cambodia và Lào, hai nước có chung đường biên giới với Việt
Nam thành những nhượng địa hay thuộc địa của Trung Quốc.
Trung
Quốc cũng là quốc gia gây ra những tai tiếng lớn về cơ sở hạ tầng và
tăng thêm khối nợ công ngày càng cao cho Việt Nam, chính ông thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận là quá lớn, có thể lên tới 250% GDP.
Chúng
ta ở trong một tình thế đầy thử thách, cam go nhưng cũng nhiều hy vọng.
Nhìn vào phong trào dân chủ lúc này, tôi cho rằng, chúng ta cần đặt lại
những câu hỏi nền tảng để củng cố và ý thức lại tinh thần, trách nhiệm
và tình yêu quê hương đất nước.
Ý
nghĩa thật sự của đời người là gì? Là một người Việt Nam yêu nước trong
lúc này, trước một hiện tại, cần phải làm gì? Dựa trên những đức tính
và giá trị nào?...Chỉ khi nào lương thiện với chính mình, thành thật với
chính tâm hồn mình thì chúng ta mới bình tĩnh nhận định được một hướng
đi đúng đắn và sáng suốt cho lộ trình tranh đấu đưa đất nước đến dân
chủ, tự do.
Việt Dân
(31/10/2018)
Chú thích :
Tham khảo: