Hội đoàn VN cứ bám chặt bầu sữa tỷ đô của ngân sách (BBC)

Ngoài vấn đề tiêu tốn gần 2% ngân sách ra thì các Hội Đoàn này không giúp ích gì cho ai cả ngoài việc tuyên truyền cho ĐCSVN. Ví dụ bao nhiêu vụ bạo hành trẻ em, phụ nữ...đều không thấy bóng dáng của Hội phụ nữ đâu cả. Nói chung các hội này chỉ làm vật trang trí cho chế độ mà thôi. 







Các hội đoàn không thuộc cơ quan nhà nước, phi sản xuất, không kinh doanh vẫn ngốn của ngân sách Việt Nam tới 68 nghìn tỷ VND một năm, theo báo Giáo Dục (06/09/2018).

Trang báo này cũng nhắc điều mà dư luận đã biết từ lâu rằng "các tổ chức chính trị - xã hội đều là những đơn vị không làm ra của cải vật chất cho đất nước".

Tổng kinh phí hàng năm chi cho các tổ chức này được Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra là khoảng 14.000 tỉ đồng. 

Nhưng vẫn nghiên cứu của VEPR nói nếu tính cả đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác thì chi phí toàn hệ thống của các tổ chức hội đoàn này hàng năm dao động từ 45.600 đến 68.100 tỷ VND, tương đương 1-1,7% GDP.

Danh mục cơ quan nhà nước không nói đến các hội đoàn Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Công đoàn, Hội Nông dân.

Mặt khác trong danh mục này, tổ chức Đảng được để riêng, không ghép với 'Cơ quan nhà nước'.

Nếu đặt Đảng Cộng sản vào một vị trí đặc biệt để nhận tiền ngân sách thì con số nhận chi ngân sách cho các hội đoàn, tổ chức chính trị - xã hội còn lại cũng vẫn còn rất lớn.

Đã bàn từ vài năm qua

Theo niên biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khi nói về Đại hội Đảng 12 năm 2016 thì đảng này có 4,5 triệu thành viên.

Ngoài ra, Việt Nam còn có 6,4 triệu đoàn viên Thanh niên CS HCM, và 7,8 triệu đội viên Thiếu niên Tiền phong HCM, theo con số nêu ra khi đó.

Năm 2016 ngân sách Việt Nam chi ra tới 1,6 nghìn tỉ đồng chỉ cho bảy sáu tổ chức chính trị - xã hội gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên CS HCM, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Tổng liên đoàn Lao động và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Cũng trong năm 2016, Viện VEPR đã nêu con số chi phí cho các tổ chức quần chúng công bằng 1,7% GDP của cả nước năm 2014.

Cũng thời gian đó, trang TintucVietnam trích lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương ngân sách nhà nước Việt Nam nuôi 11 triệu người. 

Hồi 2014, trang VOV của nhà nước Việt Nam cho biết, theo Hiến pháp mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia hoặc không tham gia các tổ chức hội. 

"Nhà nước hỗ trợ biên chế, kinh phí hoạt động đối với các hội đặc thù như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Công đoàn...

Những hội có tính chất nghề nghiệp như: Hội Nhà văn, Hội Nhà báo, Hội Văn nghệ... hoặc các hội kinh tế như: Hội Doanh nghiệp, Doanh nhân.. có mục đích, đường hướng hoạt động phù hợp với lợi ích quốc gia và các chuẩn mực xã hội, cũng được chính quyền các cấp tạo điều kiện thành lập và duy trì hoạt động. 

Vẫn trang VOV cho hay vào thời điểm đó, Việt Nam "có khoảng 460 hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp cấp quốc gia, 20 tổ chức công đoàn ngành; trên 36.000 tổ chức hội, hiệp hội, câu lạc bộ ở các địa phương".

Sang tháng 9/2016, trong thảo luận Dự thảo Luật về Hội đã có phát biểu nhắc lại Luật Ngân sách 2015, quy định các hội sẽ tự chủ về tài chính.

Tuy nhiên, cho đến nay, điều này có vẻ vẫn chưa thực hiện được.

Không giúp được gì cho Đảng?

Sau khi Liên Xô tan rã, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước châu Á gặp phải vấn đề tính hiệu quả của các tổ chức xã hội gắn liền với hệ thống chính trị đang cải tổ theo kinh tế thị trường.

Hồi 2016, Trung Quốc cũng nêu ra vấn đề vai trò có hữu dụng hay không của tám tổ chức xã hội lớn (mass organisations) vẫn nhận tiền ngân sách, gồm Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân...

Theo GS Zheng Changzhong (Trịnh Trường Trung) từ ĐH Phúc Đán, Thượng Hải, ví dụ của Đoàn Thanh niên Cộng sản TQ cho thấy căn bệnh chung của các tổ chức này.

Đó là không theo kịp thay đổi xã hội, khi mà các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước có mặt, và trực tiếp thực hiện nhiều nhiệm vụ không cần chính phủ.

Mặt khác, mô hình xã hội và hội đoàn do Đảng CS TQ chỉ đạo, từ 1948 đến 1978, khiến các hội đoàn "thực tế trở thành một phần của bộ máy quan liêu".

Họ thường tổ chức các chiến dịch vang dội nhằm che lấp đi sự cách biệt với quần chúng nhưng thực tế thì tính đại diện ngày càng yếu.

Riêng Đoàn Thanh niên ở TQ trở thành "vườn ươm" lãnh đạo tương lai, tạo ra hiện tượng tổ chức đoàn bị "quý tộc hóa" (aristocratification), và thêm xa rời quần chúng, theo GS Zheng.
Việc cải tổ các hội đoàn, vì thế, cũng là câu chuyện về tương lại hệ thống chính trị, nhưng nhận định của Zheng Changzhong:

"Hậu quả là các yếu tố trên khiến các tổ chức xã hội chính thống ngày càng kém đi về năng lực vận động xã hội mà quy chế của họ nêu ra, trong cả nước. Nhưng cải cách áp đặt lên họ từ Ban lãnh đạo Đảng sẽ không chỉ tác động đến các tổ chức vận động quần chúng mà còn cả chính Đảng Cộng sản và phát triển chính trị của Trung Quốc trong tương lai."