Vấn đề của Bắc Hàn chính là Trung Quốc (Chuck DeVore)

LTS: Blog Thông Luận trân trọng gửi đến bạn đọc những phân tích và chia sẽ thú vị của tác giả Chuck DeVore trong bài viết The Problem with North Korea is China.  Hoa Kì có lẽ không thể dứt khoát xử lý được Bắc Triều Tiên nếu không thẳng tay đối mặt với Trung Quốc. Chính quyền Hoa Kì dưới thời Tổng thống Trump đã tuyên bố sẽ tập trung chính sách ngoại giao vào an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế. Vì thế, cơ hội Hoa Kì có thái độ mạnh mẽ, thẳng tay xử lý Trung quốc dường như rất thấp.

North Korean leader Kim Jong Un visits the Command of the Strategic Force of the Korean People's Army (KPA) in an unknown location in North Korea in this undated photo released by North Korea's Korean Central News Agency (KCNA) on August 15, 2017. KCNA/via REUTERS


14/8/2017 (Washington Examiner) - The Problem with North Korea is China

Bắc Triều Tiên là đại diện của Trung Quốc, không phải là một diễn viên độc lập. Chính sách của Hoa Kỳ cần phải điều chỉnh cho hiện thực này, đặt trọng tâm chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào nơi mà nó thuộc về: ở Bắc Kinh. Sự thay đổi như vậy có thể làm giảm nhẹ cuộc khủng hoảng ngay lập tức trên Bán đảo Triều Tiên trong khi đặt nền móng cho một giải pháp phù hợp với lợi ích quốc gia trong lúc chờ đợi sự thay đổi của hai chính sách sau:

Thứ nhất, thông báo rằng bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào của Bắc Triều Tiên sẽ được coi là cuộc tấn công hạt nhân từ Trung Quốc. Điều này đặt chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong bối cảnh phù hợp: đó là một phần mở rộng không theo qui uớc của chương trình hạt nhân theo chiến lược của Trung Quốc. Điều này sẽ gửi đến Trung Quốc thông cáo rằng chúng tôi đã nhìn thấy xuyên suốt sự dối trá là Bắc Triều Tiên hoạt động một mình.

Thứ hai, ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc để tạo sức ép Bắc Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân. Các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên sẽ không có hiệu quả. Các trừng phạt đối với Trung Quốc sẽ có kết quả trực tiếp. Vào cuối tháng 7, Nhật Bản đã đưa hai công ty Trung Quốc vào danh sách đen do hoạt động thương mại với Bắc Triều Tiên. Hoa Kì nên tăng cường nỗ lực của Nhật Bản.

Một cái nhìn về văn hoá, địa lý, và lịch sử truyền cảm hứng cho những đề nghị chính sách này.

Trung Quốc đã trở thành đế quốc lớn nhất thế giới trong gần hai thập kỉ qua. Hoàng đế Trung Quốc coi các nước lân bang là chư hầu. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang quay trở lại với tình trạng man rợ này.

Địa lý là một bà chủ nhà tàn nhẫn và các quốc gia là những tù nhân của bà ta. Ví dụ, Trung Quốc và Ấn Độ là đối thủ kình địch và sẽ luôn luôn là như vậy. Sự cạnh tranh vĩnh cửu này đã khiến kẻ thù của Ấn Độ, là Pakistan, trở thành một đồng minh thân cận với Trung Quốc.

Lịch sử của Hàn Quốc gắn liền với lịch sử Trung Quốc. Lịch sử gần đây có thể được nhìn lại trong ba chương chính.

Từ Chiến tranh Triều Tiên 1950-1978, khi Hoa Kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Đảng cộng sản Trung quốc, mối bang giao với Bắc Triều Tiên đầy rẫy các cuộc xâm lược biên giới thường xuyên và bạo động. Một sự cố đáng chú ý xảy ra vào năm 1968, chưa đầy một tuần trước cuộc chiến tranh có tầm chiến lược, trận chiến Tết Mậu Thân thời Chiến tranh Việt Nam, khi Bắc Triều Tiên chiếm tàu ​​USS Pueblo, là một tàu tình báo của Hải quân Hoa Kì, 83 thủy thủ đoàn của Bắc Triều Tiên đã hướng sự chú ý của Hoa Kỳ khỏi Việt Nam, nơi mà Trung Quốc có quyền lợi từ chiến thắng của miền Bắc Việt Nam.

Từ năm 1978 đến năm 1991, Hoa Kì và Trung Quốc đã có một cuộc hôn nhân lợi ích để chống lại Liên bang Sôviết. Khoảng 2/3 các sư đoàn chiến đấu của Liên Xô được ngụy trang không để chống lại NATO, nhưng lại tập trung ở biên giới Trung Quốc. Trong thời kỳ này, những cuộc khiêu khích của Bắc Triều Tiên đã giảm xuống.

Kể từ khi kết thúc mối đe dọa của Liên Xô đối với Trung Quốc vào năm 1991, Bắc Hàn đã tự khẳng định họ như một cái gai đối với phía Mỹ. Chính trong giai đoạn này Pakistan đã chia sẻ công nghệ hạt nhân với Bắc Triều Tiên. Trung Quốc đã giúp đỡ Pakistan trong việc tìm kiếm vũ khí hạt nhân. Tổng thống Bill Clinton đã phái cựu Tổng thống Jimmy Carter đàm phán một thỏa thuận chấm dứt chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào năm 1994 để đổi lấy hàng tỷ đô la viện trợ. Nhưng Bắc Triều Tiên đã lừa dối trong thỏa thuận này.

Căng thẳng với Bắc Triều Tiên cần được xem xét trong bối cảnh lịch sử của họ đối với Trung Quốc. Chương trình hạt nhân của Triều Tiên được thực hiện ở Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục như thể Bắc Triều Tiên không phải là đại diện của Trung Quốc. Các mối đe dọa của Bắc Hàn với Guam cũng như việc Trung Quốc bỏ phiếu tăng cường các lệnh trừng phạt chống lại Bắc Triều Tiên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tuần trước, là hữu ích trong trường hợp này.

Sau khi Philippines từ chối không cho Hoa Kì vào căn cứ Không Quân Clark năm 1991, lãnh thổ của đảo Guam trở thành căn cứ chuyển tiếp quan trọng cho sức mạnh của Không Quân Hoa Kỳ. Vũ khí của Không quân Hoa Kỳ ở đảo Guam khiến cho sự hiện diện bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông vướng phải rủi ro. Các mối đe dọa của Bắc Triều Tiên chống lại đảo Guam nên được xem như một biểu hiện cho sự sợ hãi của Trung Quốc đối với khả năng Hoa Kì sẽ phóng ra sức mạnh từ Guam vào Biển Đông.

Phiếu bầu bất ngờ tại Liên Hợp Quốc của Trung Quốc về việc trừng phạt kinh tế đối với Bắc Triều Tiên không phải là chiến thắng. Trung Quốc sẽ gian lận trong việc trừng phạt. Trung Quốc bỏ phiếu cho các biện pháp trừng phạt để mua thêm thời gian cho Bắc Triều Tiên và để làm cho Bắc Triều Tiên trở nên độc lập hơn với Trung Quốc hơn là hiện tại.

Bắc Triều Tiên là tay sai (cat-paw) của Trung Quốc. Càng sớm ném xuống sự tưởng tượng rằng Bắc Triều Tiên hoạt động đơn lẽ, thì chúng ta càng sớm có thể xoa dịu cuộc khủng hoảng hiện tại của Đại Hàn và đi đến gốc rể của vấn đề là : Trung Quốc.

Chuyển ngữ: Mai V Pham

http://www.washingtonexaminer.com/the-problem-with-north-korea-is-china/article/2631445