HEO RỚT GIÁ – Thảm họa nông nghiệp Việt (Ku Búa)

Tôi nói lại, đây là phán xét của thị trường. Cung vượt cầu thì giá sụp đổ, đó là quy luật. Trong trường hợp này người tiêu dùng lại được lợi, chẳng ai phàn nàn. NHƯNG vấn đề chính là chính sự quan liêu của nhà nước trong việc quản lý đất đai đã gây cản trở cho người nông dân. Ví dụ điển hình là quyền sử dụng đất. Về phía người nông dân thì họ đa số học ít, ý thức kém nên đừng nói gì tới những cái như “phân tích thị trường” hay “đầu tư bài bản.” Họ nghèo và vì không có kiến thức nên mãi nghèo. Và đó là vai trò của nhà nước, nhất là ở cấp địa phương, phải hỗ trợ thông tin và không gây cản trở. Đằng này họ ở không và luôn gây khó dễ. Cả 2 phải thay đổi, nhất là chính phủ cấp địa phương, có quá nhiều cán bộ ở không. Chỉ như vậy thì nông dân Việt Nam mới hết khổ. 

 
Chuyện là nông dân Việt Nam thấy người ta nuôi heo có lời quá nên ùa theo nuôi. Dùng thuốc và đủ cách để làm heo lớn nhanh và bự hơn. Vì đột nhiên quá nhiều người nuôi trong khi nhu cầu cố định nên giá sập một cách bất ngờ. Người nông dân nuôi heo thì khóc. Giá thịt heo bây giờ chỉ tầm 15k-20k, quá rẻ. Giá thịt heo ở Việt Nam mới rớt giá khiến bao nhiêu nhà nuôi heo phải khóc. Nhưng ngược lại, người tiêu dùng lại phấn khởi vì sắp được ăn thịt heo với giá vô cùng rẻ, khỏi sợ chết đói nữa. Tôi xin phân tích vấn đề HEO và nông nghiệp Việt Nam nói chung.
  1. RỦI RO và LỢI NHUẬN – Mỗi thương vụ đầu tư nông nghiệp thì vô cùng mạo hiểm. Y chang như cổ phiếu hoặc đầu tư quỹ tư nhân. Thậm chí còn rủi ro hơn vì làm nông nghiệp không thế chấp được. Làm nông nghiệp cần đội ngũ: dự đoán, kỹ thuật, phân tích thị trường, kế toán, tài chính. Làm nông nghiệp kiểu Việt Nam thì không bao giờ thành công vì không có sự cân đối của cung cầu thị trường. Một người thấy người kia trồng được thì ùa theo trồng. Nên giá cả luôn quá cao hoặc quá thấp. Nông dân chỉ sập hoặc lời to. Doanh nghiệp nhà nước với số vốn đang có phải tiên phong trong việc đầu tư vào doanh nghiệp. Chứ kiểu này không lên nổi. 
  2. LỖI CỦA DÂN và NHÀ NƯỚC – Lỗi này của tư nhân và nông dân – ĐÚNG. NHƯNG vậy vai trò của các công ty nhà nước là gì? Dân cấp vốn cho để làm gì? Rồi quyền sở hữu đất. Vì không có quyền sở hữu nên thương vụ đất đai trở nên mạo hiểm hơn. Chẳng ai muốn đầu tư hay không có ngân hàng nào chịu thế chấp một tài sản có giá trị giảm dần cả. Lỗi này là của nhà nước.
  3. QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT – Một trong những vấn đề chính đối với nông nghiệp ở Việt Nam là nông dân không có quyền sở hữu đất mà chỉ có quyền sử dụng. Điều này làm vấn đề phức tạp hơn hoàn toàn. Vì miếng đất thay vì thành một tài sản có giá trị tăng dần, nó lại có giá trị giảm dần. Bây giờ bạn là một nhà đầu tư hay một quỹ đầu tư, bạn có muốn rót tiền vào một kênh đầu tư có tài sản giảm dần hay không? Đương nhiên là không. Giờ bạn là một ngân hàng, bạn có chịu nhận thế chấp là một miếng đất có giá trị giảm dần hay không? Đương nhiên là không. Vì không có quyền sử dụng nên nông dân không thể tận dụng miếng đất của mình, nhà đầu tư không muốn mạo hiểm đầu tư và ngân hàng cũng không mặn mà nhận nó thế chấp để cho vay. Tất cả vì ở Việt Nam chỉ có “quyền sử dụng” chứ không có “quyền sở hữu.”
Tôi nói lại, đây là phán xét của thị trường. Cung vượt cầu thì giá sụp đổ, đó là quy luật. Trong trường hợp này người tiêu dùng lại được lợi, chẳng ai phàn nàn. NHƯNG vấn đề chính là chính sự quan liêu của nhà nước trong việc quản lý đất đai đã gây cản trở cho người nông dân. Ví dụ điển hình là quyền sử dụng đất. Về phía người nông dân thì họ đa số học ít, ý thức kém nên đừng nói gì tới những cái như “phân tích thị trường” hay “đầu tư bài bản.” Họ nghèo và vì không có kiến thức nên mãi nghèo. Và đó là vai trò của nhà nước, nhất là ở cấp địa phương, phải hỗ trợ thông tin và không gây cản trở. Đằng này họ ở không và luôn gây khó dễ. Cả 2 phải thay đổi, nhất là chính phủ cấp địa phương, có quá nhiều cán bộ ở không. Chỉ như vậy thì nông dân Việt Nam mới hết khổ. 

Ku Búa @ Cafe Ku Búa