Tâm lý các lãnh tụ chính trị thời Cô Vi
"Tại Hoa Kỳ và hầu như trên khắp thế giới, đại dịch Covid-19 còn lâu mới chấm dứt.
Rõ ràng là các nhà lãnh đạo không nên khai thác dịch bệnh để thực hiện các mưu đồ chính trị của họ, nhưng rất tiếc là có một số sẽ làm điều đó. Tuy nhiên, nếu họ không thể cưỡng chống lại điều đó, thì ít ra họ nên biết rằng họ vẫn phải tỏ ra tích cực trong nỗ lực phòng ngừa dịch bệnh và giúp đỡ các bệnh nhân. Và họ cũng phải nhớ rằng lịch sử đang theo dõi họ và sẽ mãi mãi phán xét họ."
Rõ ràng là các nhà lãnh đạo không nên khai thác dịch bệnh để thực hiện các mưu đồ chính trị của họ, nhưng rất tiếc là có một số sẽ làm điều đó. Tuy nhiên, nếu họ không thể cưỡng chống lại điều đó, thì ít ra họ nên biết rằng họ vẫn phải tỏ ra tích cực trong nỗ lực phòng ngừa dịch bệnh và giúp đỡ các bệnh nhân. Và họ cũng phải nhớ rằng lịch sử đang theo dõi họ và sẽ mãi mãi phán xét họ."
Khi một cơn dịch bệnh vượt quá tầm kiểm soát, về mặt tâm lý,
các lãnh tụ chính trị thường có khuynh hướng dựng lên những trình tự
nhằm che đậy sự thất bại của họ và đẩy mạnh những tham vọng chính trị
của họ.
Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã thấy được cách phản ứng rất người đó nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ba Tây Jair Bolsanaro.
Dĩ nhiên khuynh hướng này không phải là một điều mới mẻ. Các lãnh tụ hiện đại cần phải học hỏi từ những người đã đi trước họ và nhận ra rằng họ vẫn có thể tỏ ra hiệu năng khi chăm sóc các bệnh nhân.
Nã Phá Luân là một tấm gương.
Bức tranh khổng lồ của họa sĩ Antoine Jean Gros với tựa đề "Napoleon Bonaparte thăm các bệnh nhân dịch bệnh tại Jaffa".
Trong phòng chính của Viện bảo tàng Louvre ở Paris, có treo một bức tranh khổng lồ của họa sĩ Antoine Jean Gros với tựa đề "Napoleon Bonaparte thăm các bệnh nhân dịch bệnh tại Jaffa". Đối diện với tác phẩm này là bức tranh nổi tiếng của danh họa Delacroix : "Nữ thần Tự do lãnh đạo dân chúng". Bức tranh vẽ cảnh Nữ thần Tự do thúc đẩy một đạo quân những công dân rách rưới vượt qua các rào cản, tay phải giơ cao lá cờ tam tài của nước Pháp và tay trái cầm một khẩu súng ; từ đôi vai chiếc áo dài chảy dài xuống.
Bức tranh "Nữ thần Tự do lãnh đạo dân chúng" của danh họa Delacroix..
Được thực hiện vào năm 1804, bức tranh vẽ Nã Phá Luân có kích thước gấp 4 lần Bức tranh của Delacroix và ghi lại một biến cố lịch sử. Thật vậy, sau cuộc chiến thắng ở Ai Cập năm 1798, Nã Phá Luân (lúc bấy giờ đang là đại tướng) đem quân sang Palestine để tấn công Đế quốc Thổ, nhưng một cơn dịch hạch bắt đầu tiêu diệt quân đội của ông. Ông đã thăm viếng các binh sĩ mắc bệnh để nâng cao tinh thần của họ, giúp khiêng họ trên cáng và chấp nhận nguy cơ chính mình có thể bị lây nhiễm.
Nhìn vào trung tâm của bức tranh, người ta thấy Nã Phá Luân bước dọc theo bức tường hình cung của Thành Jaffa được dùng làm bệnh viện ; từ đó người ta cũng thấy lá cờ tam tài của Pháp phất phới trên một ngọn tháp. Đứng giữa trời nắng, Nã Phá Luân mặc một chiếc áo khoác đồng phục màu xanh mạ vàng, chiếc quần bó sát vào người và chiếc mũ hai sừng màu đen đặc trưng của ông, cùng với một chiếc băng màu tím mạ vàng quấn quanh hông. Các binh sĩ bệnh hoạn, gần như trần truồng bao quanh ông. Ông đã tháo chiếc bao tay màu trắng ra khỏi tay trái và dùng nó sờ một cánh tay mưng mủ của một bệnh nhân. Đứng sau lưng Nã Phá Luân là một viên sĩ quan. Ông này đang dùng một chiếc khăn tay trắng để bịt miệng. Một viên bác sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ quì gối trước viên đại tướng, van xin ông đừng tiến tới nữa, nhưng Nã Phá Luân vẫn can đảm bước tới phía trước, không chút lo sợ. Làm một cử chỉ giống như Chúa Giêsu, ông sờ vào một bệnh nhân gần như trần truồng, như thể để chữa lành người này.
Sống vào thời Khai Sáng, Nã Phá Luân tôn trọng khoa học. Đi theo ông đến Ai Cập có các nhà thực vật học, địa chất học và nhân chủng học. Chính họ đã khám phá ra Rosetta Stone (nơi có những tảng đá được viết song song bằng hai thứ tiếng Hy Lạp và Ai Cập). Các nhà khoa học này đã hợp tác với nhau để thực hiện những cuộc nghiên cứu sâu rộng trong nhiều lãnh vực. Nã Phá Luân ra lệnh phải lột khỏi các bệnh nhân những quần áo bị nghi ngờ dính đầy chí rận và các binh sĩ phải được tắm gội bằng xà phòng và nước để tẩy sạch chí rận. Ngoài ra, ông còn hô hào các binh sĩ phải hy sinh sức khỏe của mình vì những mục tiêu quân sự rộng lớn hơn của ông. Ông thuyết phục họ rằng họ có thể chiến thắng được dịch bệnh nếu họ muốn.
Sau khi viếng thăm bệnh viện, Nã Phá Luân cho tiến quân về hướng Bắc để tấn công Acre, nhưng đã thất bại trong việc đánh chiếm thành phố này, vì bị quân Thổ và đồng minh Anh quốc chận lại. Ông ra lệnh rút quân về Jaffa. Với các binh sĩ bệnh nặng không thể di tản và trở về Ai Cập, ông đề nghị với y sĩ trưởng nên cho họ uống thuốc giảm đau được chế từ á phiện với mục đích giúp họ hết cảm thấy đau và tránh không bị bắt khi quân Thổ tấn công. Nhưng viên y sĩ trưởng đã từ chối, viện cớ lời thề Hippocrate không cho phép giúp bệnh nhân tự tử cũng như dựa vào sự kiện nhiều người bị dịch đã khỏi bệnh một cách tự nhiên.
Nã Phá Luân báo cáo với chính phủ Cộng hòa Pháp tại Paris rằng ông đã cho rút quân để tránh dịch bệnh, chứ không phải vì thất bại quân sự. Nhưng thật ra dịch bệnh đã tấn công vào quân đội.
Trở về Ai Cập, Nã Phá Luân đã bỏ rơi quân đội của ông. Dưới sự chỉ huy của Lord Nelson, Hải quân Anh đã đánh chìm hạm đội của Pháp, ngăn không cho quay trở về Pháp. Nã Phá Luân lặng lẽ tìm đường thoát thân ; người Anh đã bắt giữ quân đội của ông và chiếm giữ luôn vùng Rosetta Stone.
Anh Quốc và các nước đồng minh đã lên án nặng nề thái độ của Nã Phá luân. Để đáp trả, ông đã cho họa lên bức chân dung mô tả ông như một Người Hùng Can Đảm.
Lối tuyên truyền của Nã Phá Luân tiên báo cách hành xử của nhiều lãnh tụ trong thời gian gần đây và cho thấy trong quá khứ các lãnh tụ chính trị cũng đã từng ứng phó với các dịch bệnh bằng cách tỏ ra mình làm việc có qui củ và kiểm soát được dịch bệnh mặc dù dịch bệnh có tàn phá đến đâu.
Tuy nhiên, bức tranh của Nã Phá Luân cũng cho thấy những khác biệt, ít nhất là giữa ông và Tổng thống Trump và gợi lên những bài học đáng tiếc trong chính trị.
Không như Tổng thống Trump, Nã Phá Luân không hề phủ nhận hay trốn tránh dịch bệnh. Ông cũng không tự mãn để đưa ra những lối chữa bệnh giả tạo hoặc vô tâm đến độ không màng đến nỗi đau đớn của người khác. Ngược lại, Nã Phá Luân đã thân hành bước tới, bất kể người khác có khuyên ông không nên tiếp xúc với các bệnh nhân.
Chúng ta không thể thay đổi bản năng của một số nhà lãnh đạo khi họ muốn khai thác cuộc khủng hoảng vì đại dịch Covid-19 để theo đuổi những mục tiêu riêng của họ. Nhưng sự kiện bức tranh của Nã Phá Luân đã được trưng bày trên 200 năm qua tại một trong những phòng chính của một trong những trung tâm du lịch có sức hấp dẫn nhất thế giới nên nhắc nhở Tổng thống Trump và các chính trị gia khác rằng lịch sử đang theo dõi và lượng giá họ. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ. Họ phải thấy rằng các lãnh tụ trong quá khứ cũng đã tìm cách khai thác các cơn đại dịch, nhưng họ cũng đã quan tâm đến các bệnh nhân.
Tại Hoa Kỳ và hầu như trên khắp thế giới, đại dịch Covid-19 còn lâu mới chấm dứt.
Rõ ràng là các nhà lãnh đạo không nên khai thác dịch bệnh để thực hiện các mưu đồ chính trị của họ, nhưng rất tiếc là có một số sẽ làm điều đó. Tuy nhiên, nếu họ không thể cưỡng chống lại điều đó, thì ít ra họ nên biết rằng họ vẫn phải tỏ ra tích cực trong nỗ lực phòng ngừa dịch bệnh và giúp đỡ các bệnh nhân. Và họ cũng phải nhớ rằng lịch sử đang theo dõi họ và sẽ mãi mãi phán xét họ.
Robert Klitzman
Nguyên tác : "The Psychology of Politics and Pandemics" (Tâm lý trong chính trị và đại dịch)
Chu Văn chuyển ngữ
Bác sĩ Robert Klitzman là một giáo sư về tâm bệnh học tại College of Physicians and Surgeons và Joseph Mailman School of Public Health, thuộc trường Đại học Colombia , New York, Hoa Kỳ.
Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã thấy được cách phản ứng rất người đó nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ba Tây Jair Bolsanaro.
Dĩ nhiên khuynh hướng này không phải là một điều mới mẻ. Các lãnh tụ hiện đại cần phải học hỏi từ những người đã đi trước họ và nhận ra rằng họ vẫn có thể tỏ ra hiệu năng khi chăm sóc các bệnh nhân.
Nã Phá Luân là một tấm gương.
Bức tranh khổng lồ của họa sĩ Antoine Jean Gros với tựa đề "Napoleon Bonaparte thăm các bệnh nhân dịch bệnh tại Jaffa".
Trong phòng chính của Viện bảo tàng Louvre ở Paris, có treo một bức tranh khổng lồ của họa sĩ Antoine Jean Gros với tựa đề "Napoleon Bonaparte thăm các bệnh nhân dịch bệnh tại Jaffa". Đối diện với tác phẩm này là bức tranh nổi tiếng của danh họa Delacroix : "Nữ thần Tự do lãnh đạo dân chúng". Bức tranh vẽ cảnh Nữ thần Tự do thúc đẩy một đạo quân những công dân rách rưới vượt qua các rào cản, tay phải giơ cao lá cờ tam tài của nước Pháp và tay trái cầm một khẩu súng ; từ đôi vai chiếc áo dài chảy dài xuống.
Bức tranh "Nữ thần Tự do lãnh đạo dân chúng" của danh họa Delacroix..
Được thực hiện vào năm 1804, bức tranh vẽ Nã Phá Luân có kích thước gấp 4 lần Bức tranh của Delacroix và ghi lại một biến cố lịch sử. Thật vậy, sau cuộc chiến thắng ở Ai Cập năm 1798, Nã Phá Luân (lúc bấy giờ đang là đại tướng) đem quân sang Palestine để tấn công Đế quốc Thổ, nhưng một cơn dịch hạch bắt đầu tiêu diệt quân đội của ông. Ông đã thăm viếng các binh sĩ mắc bệnh để nâng cao tinh thần của họ, giúp khiêng họ trên cáng và chấp nhận nguy cơ chính mình có thể bị lây nhiễm.
Nhìn vào trung tâm của bức tranh, người ta thấy Nã Phá Luân bước dọc theo bức tường hình cung của Thành Jaffa được dùng làm bệnh viện ; từ đó người ta cũng thấy lá cờ tam tài của Pháp phất phới trên một ngọn tháp. Đứng giữa trời nắng, Nã Phá Luân mặc một chiếc áo khoác đồng phục màu xanh mạ vàng, chiếc quần bó sát vào người và chiếc mũ hai sừng màu đen đặc trưng của ông, cùng với một chiếc băng màu tím mạ vàng quấn quanh hông. Các binh sĩ bệnh hoạn, gần như trần truồng bao quanh ông. Ông đã tháo chiếc bao tay màu trắng ra khỏi tay trái và dùng nó sờ một cánh tay mưng mủ của một bệnh nhân. Đứng sau lưng Nã Phá Luân là một viên sĩ quan. Ông này đang dùng một chiếc khăn tay trắng để bịt miệng. Một viên bác sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ quì gối trước viên đại tướng, van xin ông đừng tiến tới nữa, nhưng Nã Phá Luân vẫn can đảm bước tới phía trước, không chút lo sợ. Làm một cử chỉ giống như Chúa Giêsu, ông sờ vào một bệnh nhân gần như trần truồng, như thể để chữa lành người này.
Sống vào thời Khai Sáng, Nã Phá Luân tôn trọng khoa học. Đi theo ông đến Ai Cập có các nhà thực vật học, địa chất học và nhân chủng học. Chính họ đã khám phá ra Rosetta Stone (nơi có những tảng đá được viết song song bằng hai thứ tiếng Hy Lạp và Ai Cập). Các nhà khoa học này đã hợp tác với nhau để thực hiện những cuộc nghiên cứu sâu rộng trong nhiều lãnh vực. Nã Phá Luân ra lệnh phải lột khỏi các bệnh nhân những quần áo bị nghi ngờ dính đầy chí rận và các binh sĩ phải được tắm gội bằng xà phòng và nước để tẩy sạch chí rận. Ngoài ra, ông còn hô hào các binh sĩ phải hy sinh sức khỏe của mình vì những mục tiêu quân sự rộng lớn hơn của ông. Ông thuyết phục họ rằng họ có thể chiến thắng được dịch bệnh nếu họ muốn.
Sau khi viếng thăm bệnh viện, Nã Phá Luân cho tiến quân về hướng Bắc để tấn công Acre, nhưng đã thất bại trong việc đánh chiếm thành phố này, vì bị quân Thổ và đồng minh Anh quốc chận lại. Ông ra lệnh rút quân về Jaffa. Với các binh sĩ bệnh nặng không thể di tản và trở về Ai Cập, ông đề nghị với y sĩ trưởng nên cho họ uống thuốc giảm đau được chế từ á phiện với mục đích giúp họ hết cảm thấy đau và tránh không bị bắt khi quân Thổ tấn công. Nhưng viên y sĩ trưởng đã từ chối, viện cớ lời thề Hippocrate không cho phép giúp bệnh nhân tự tử cũng như dựa vào sự kiện nhiều người bị dịch đã khỏi bệnh một cách tự nhiên.
Nã Phá Luân báo cáo với chính phủ Cộng hòa Pháp tại Paris rằng ông đã cho rút quân để tránh dịch bệnh, chứ không phải vì thất bại quân sự. Nhưng thật ra dịch bệnh đã tấn công vào quân đội.
Trở về Ai Cập, Nã Phá Luân đã bỏ rơi quân đội của ông. Dưới sự chỉ huy của Lord Nelson, Hải quân Anh đã đánh chìm hạm đội của Pháp, ngăn không cho quay trở về Pháp. Nã Phá Luân lặng lẽ tìm đường thoát thân ; người Anh đã bắt giữ quân đội của ông và chiếm giữ luôn vùng Rosetta Stone.
Anh Quốc và các nước đồng minh đã lên án nặng nề thái độ của Nã Phá luân. Để đáp trả, ông đã cho họa lên bức chân dung mô tả ông như một Người Hùng Can Đảm.
Lối tuyên truyền của Nã Phá Luân tiên báo cách hành xử của nhiều lãnh tụ trong thời gian gần đây và cho thấy trong quá khứ các lãnh tụ chính trị cũng đã từng ứng phó với các dịch bệnh bằng cách tỏ ra mình làm việc có qui củ và kiểm soát được dịch bệnh mặc dù dịch bệnh có tàn phá đến đâu.
Tuy nhiên, bức tranh của Nã Phá Luân cũng cho thấy những khác biệt, ít nhất là giữa ông và Tổng thống Trump và gợi lên những bài học đáng tiếc trong chính trị.
Không như Tổng thống Trump, Nã Phá Luân không hề phủ nhận hay trốn tránh dịch bệnh. Ông cũng không tự mãn để đưa ra những lối chữa bệnh giả tạo hoặc vô tâm đến độ không màng đến nỗi đau đớn của người khác. Ngược lại, Nã Phá Luân đã thân hành bước tới, bất kể người khác có khuyên ông không nên tiếp xúc với các bệnh nhân.
Chúng ta không thể thay đổi bản năng của một số nhà lãnh đạo khi họ muốn khai thác cuộc khủng hoảng vì đại dịch Covid-19 để theo đuổi những mục tiêu riêng của họ. Nhưng sự kiện bức tranh của Nã Phá Luân đã được trưng bày trên 200 năm qua tại một trong những phòng chính của một trong những trung tâm du lịch có sức hấp dẫn nhất thế giới nên nhắc nhở Tổng thống Trump và các chính trị gia khác rằng lịch sử đang theo dõi và lượng giá họ. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ. Họ phải thấy rằng các lãnh tụ trong quá khứ cũng đã tìm cách khai thác các cơn đại dịch, nhưng họ cũng đã quan tâm đến các bệnh nhân.
Tại Hoa Kỳ và hầu như trên khắp thế giới, đại dịch Covid-19 còn lâu mới chấm dứt.
Rõ ràng là các nhà lãnh đạo không nên khai thác dịch bệnh để thực hiện các mưu đồ chính trị của họ, nhưng rất tiếc là có một số sẽ làm điều đó. Tuy nhiên, nếu họ không thể cưỡng chống lại điều đó, thì ít ra họ nên biết rằng họ vẫn phải tỏ ra tích cực trong nỗ lực phòng ngừa dịch bệnh và giúp đỡ các bệnh nhân. Và họ cũng phải nhớ rằng lịch sử đang theo dõi họ và sẽ mãi mãi phán xét họ.
Robert Klitzman
Nguyên tác : "The Psychology of Politics and Pandemics" (Tâm lý trong chính trị và đại dịch)
Chu Văn chuyển ngữ
Bác sĩ Robert Klitzman là một giáo sư về tâm bệnh học tại College of Physicians and Surgeons và Joseph Mailman School of Public Health, thuộc trường Đại học Colombia , New York, Hoa Kỳ.