Nhìn từ Úc : Những vấn đề an ninh quốc gia
Chúng ta không chỉ có vấn đề biển Đông với Trung Quốc, mà vấn đề sông Mê kong cũng quan trọng và nghiêm trọng không kém. Trung Quốc đang nắm giữ 8 con đập lớn chắn ngang thượng nguồn để giữ lại tổng cộng hơn 40 tỉ m3 nước. Cần có một liên minh với các nước trong khu vực bị ảnh hưởng để gây áp lực lên chính quyền CSTQ và đưa vấn đề ra công luận quốc tế.
Bài viết vừa qua vềsông Mekong cho thấy hai điều cơ bản nhất. Một, Trung Quốc là mối đe dọa lớn lao nhất đối với đất nước Việt Nam. Hai, nước từ sông Mekong là nguồn tài nguyên quan trọng cho mọi mặt đời sống của 20 triệu dân Việt Nam.
8 đập thủy điện chắn ngang sông Mekong (Lan Thương) trên đất Trung Quốc đã giữ lại tổng cộng hơn 40 tỉ m3 nước cho các mục đích phát điện, tưới tiêu...
Trung Quốc hiện đang nắm cái cán, cho nên việc họ xả hay giữ lại nước, đều tác động sâu xa lên 20 triệu dân này, cũng như các quốc gia hạ nguồn khác.
Trung Quốc có đến 1,4 tỷ dân, gấp 14 lần dân số Việt Nam. Họ cần nguồn lực dồi dào để nuôi sống dân số khủng khiếp này.
Không riêng gì Trung Quốc, các cuộc chinh phạt đế quốc, xưa và nay, để vơ vét tài nguyên, để đô hộ và "thực dân", là một phần của lịch sử nhân loại. Những nước văn minh nhất, từ Anh, Pháp, Mỹ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nga, Đức, Trung Quốc, Nhật v.v… không nước nào là bàn tay không dính máu.
Việt Nam cũng không ngoại lệ, cũng từng đi chiếm đất dân tộc khác, xóa bỏ trên bản đồ nước Chiêm Thành, chẳng hạn.
Tóm lại, hồi xưa quan hệ quốc tế mang đậm tính cá lớn "nuốt" cá bé như thế nào thì thời nay cũng có như vậy, có điều hiếm hoi và khôn khéo hơn. Không nuốt, nhưng trục lợi, bằng nhiều hình thức khác nhau. Công khai hoặc ngấm ngầm. Kinh tế, quân sự hoặc bằng quy định, như cấm vận, ngăn chặn, chế tài, chẳng hạn.
Hồi xưa, an ninh quốc gia mang đậm tính quân sự, quyền lực cứng. Thời nay, ngoài quyền lực cứng, là điều dễ thấy, còn có quyền lực mềm và quyền lực bén. Trung Quốc là quốc gia chuyên sử dụng quyền lực bén để chế ngự và trừng phạt những cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào không tuân thủ chủ trương của họ. Họ âm mưu, kín đáo, để đối tượng phải phục tùng. Chẳng hạn, các học giả, chuyên gia, nghiên cứu, trong và ngoài Trung Quốc v.v… cũng cố tránh trở thành mục tiêu chiếu cố của Bắc Kinh để các tác phẩm của họ được phổ biến trong lục địa Trung Quốc.
An ninh của mọi quốc gia là quan trọng nhất, vì nó là sự sống còn của quốc gia đó. Nhưng an ninh quốc gia thời nay là gì ? Bao hàm những gì ?
Là nhiều thứ lắm. Nước là một trong các thứ đó. Thiếu cái gì chứ thiếu không khí trong lành và thiếu nước trong sạch thì mọi mạng sống, và sinh kế (livelihood), đều bị đe dọa.
Trong thời hiện đại hóa và toàn cầu hóa hôm nay, an ninh của một quốc gia bao hàm rất nhiều yếu tố liên quan mật thiết đến mạng sống và sinh kế của quốc gia đó.
Vũ khí, mọi loại vũ khí, nhất là vũ khí hủy diệt hàng loạt như hạt nhân, hóa học, sinh học, đặc biệt vi trùng như đại dịch Covid-19, là vấn đề an ninh hàng đầu của mọi quốc gia. Nó trực tiếp đe dọa mạng sống và an toàn của mọi công dân.
Khủng bố, bên trong nội địa hay từ thế lực nước ngoài, đều là vấn đề an ninh quốc gia.
Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán người, ma túy, hàng cấm, vũ khí v.v… đều đe dọa đến mạng sống và an toàn của mọi công dân.
Tình báo, can thiệp nước ngoài, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực hay lũng đoạn lên trên nền chính trị nội địa v.v… Nó có khả năng làm hư hỏng tiến trình vận hành guồng máy nhà nước, tác động đến tính chính trực của luật pháp và sự thi hành pháp luật. Và có khả năng đẩy lùi giá trị dân chủ và văn hóa dân chủ của một quốc gia.
An ninh mạng, một địa hạt mới, có nguy cơ làm tê liệt sự vận hành của một hay nhiều tổ chức, định chế, cơ sở thương mại, cơ quan chính quyền, Liên Hiệp Châu Âu, Liên Hiệp Quốc v.v… Tất cả đều có thể bị mất mát tài sản trí tuệ giá trị hàng đầu. Trung Quốc là một trong những thành phần nguy hiểm nhất cho mọi nền dân chủ cấp tiến và các định chế (xuyên) quốc gia hiện nay.
Tất nhiên, nền hòa bình thế giới và an ninh trong vùng cũng quan trọng. Một biến cố trong vùng có khả năng leo thang rất nhanh để trở thành toàn cầu, như Thế Chiến I và II. Địa chính trị, tranh giành quyền lợi và quyền lực, như Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông, đang là điểm nóng hiện nay.
Kỹ nghệ không gian, vệ tinh, cũng như vai trò và nguồn lực dưới lòng sâu đại dương, ở Nam cực và Bắc cực, hay ở ngoài trái đất, trở thành mục tiêu theo đuổi của các cường quốc.
Vì thế, để bảo vệ an ninh quốc gia, ngoài khả năng quân sự và nhiệm vụ bảo vệ biên giới cũng như chủ quyền trên biển đảo, một chính quyền phải có khả năng thương thuyết trên chính trường quốc tế. Càng có nhiều liên minh cũng như đối tác chia sẻ các giá trị chung về an ninh, về các mối đe dọa, về các mục tiêu chiến lược, và hợp tác về kinh tế thương mại v.v… thì quốc gia đó sẽ có nhiều ưu thế hơn so với quốc gia không có. Đó là mặt đối ngoại nhằm thúc đẩy môi trường quốc tế thuận lợi. Mặt đối nội thì, ngoài các ưu tiên bảo vệ và củng cố chủ quyền, đảm bảo dân số an toàn và vững mạnh, cần nỗ lực để bảo đảm tối đa tài sản, cơ sở hạ tầng và các định chế của quốc gia mình.
Các cơ sở hạng tầng trọng yếu ở đây là những vật chất và dịch vụ cần thiết cho đời sống hàng ngày của mọi người dân. Nó bao gồm năng lượng (điện, ga, năng lượng tái tạo v.v…), thông tin liên lạc, nước, giao thông (kể cả sân bay, cảng), y tế, thực phẩm và tạp hóa, ngân hàng và tài chính, đến các cơ quan và định chế của chính phủ. Nền an ninh quốc gia chỉ vững ổn khi cơ sở hạ tầng được an toàn và kiên định. Như thế, nó sẽ hỗ trợ năng suất và giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh làm nền tảng cho tăng trưởng kinh tế.
Trường hợp điển hình nhất để so sánh học hỏi là sự can thiệp của nước ngoài đối với nước Úc trong thời gian qua. Thủ phạm không ai khác là Trung Quốc. Đứng trước các âm mưu và nỗ lực lũng đoạn ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với Úc, quốc hội Úc đã thông qua Bộ luật Hạ tầng Cơ sở Trọng yếu 2018 (Security of Critical Infrastructure Act 2018). Bộ luật này được thiết kế để quản lý các rủi ro an ninh quốc gia mang tính phức tạp và biến đổi do sự phá hoại, gián điệp và cưỡng chế từ sự can thiệp của nước ngoài vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Úc. Sự tham gia của nước ngoài, thông qua sở hữu, đặt cơ sở ngoài nước (offshoring), giao hợp đồng bên ngoài (outsourcing) và sắp xếp chuỗi cung ứng, có thể gia tăng đáng kể khả năng của thành phần phá hoại đối với các tài sản cơ sở hạ tầng quan trọng. Qua cách đó, những việc này lại có khả năng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho doanh nghiệp, chính phủ và cộng đồng. Nhờ Bộ luật này mà Úc đã ra tay can thiệp và ngăn chặn những mưu toan gây ảnh hưởng của Trung Quốc khi nhắm đến mua đứt hay thuê dài hạn nhiều cơ sở hạ tầng của nước Úc.
Để tóm tắt, an ninh quốc gia ngày nay rất rộng trong thời đại thông tin và kỹ nghệ hiện đại, và tất cả đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Nếu không có chiến lược và chính sách đối phó, tất cả đều có thể dễ bị tổn thương bởi nhiều thành phần bất hảo, từ khủng bố, cực đoan, đến các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, các nhà nước độc tài tham nhũng, và những quốc gia theo chủ nghĩa xét lại như Nga và Trung Quốc.
Nước chỉ là một phần, dù là một trong những phần quan trọng nhất của đời sống con người. Trung Quốc hiện nay có khả năng để ảnh hưởng lên một phần năm dân số Việt Nam qua sông Mekong. Ngoài sông Mekong, họ có vô vàn thủ đoạn khác để ảnh hưởng tiêu cực lên nền chính trị, kinh tế và hầu như mọi mặt đời sống của người dân Việt Nam, kể cả sự bao vây của họ ngoài Biển Đông.
Bài viết này là tiền đề để bàn về các vấn đề liên quan đến nước cho bài sau.
Phạm Phú Khải
Nguồn : VOA, 17/07/2020
Tài liệu tham khảo :
1. Department of The Prime Minister and Cabinet, "Strong and Secure, A Strategy for Australia’s National Security ", Australian Government ; Accessed on 12 July 2020.
2. Home Affairs, "Security Coordination : Security of Critical Infrastructure Act 2018", Australian Government ; Accessed on 15 July 2020.
3. Home Affairs, "Critical infrastructure resilience ", Australian Government ; Accessed on 12 July 2020.
4. Critical Infrastructure Centre, "The Security of Critical Infrastructure Act 2018 ", Australian Government ; Accessed on 12 July 2020.
5. The White House, "National Security Strategy of the United States of America ", US Government, 18 December 2017.
Bài viết vừa qua vềsông Mekong cho thấy hai điều cơ bản nhất. Một, Trung Quốc là mối đe dọa lớn lao nhất đối với đất nước Việt Nam. Hai, nước từ sông Mekong là nguồn tài nguyên quan trọng cho mọi mặt đời sống của 20 triệu dân Việt Nam.
8 đập thủy điện chắn ngang sông Mekong (Lan Thương) trên đất Trung Quốc đã giữ lại tổng cộng hơn 40 tỉ m3 nước cho các mục đích phát điện, tưới tiêu...
Trung Quốc hiện đang nắm cái cán, cho nên việc họ xả hay giữ lại nước, đều tác động sâu xa lên 20 triệu dân này, cũng như các quốc gia hạ nguồn khác.
Trung Quốc có đến 1,4 tỷ dân, gấp 14 lần dân số Việt Nam. Họ cần nguồn lực dồi dào để nuôi sống dân số khủng khiếp này.
Không riêng gì Trung Quốc, các cuộc chinh phạt đế quốc, xưa và nay, để vơ vét tài nguyên, để đô hộ và "thực dân", là một phần của lịch sử nhân loại. Những nước văn minh nhất, từ Anh, Pháp, Mỹ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nga, Đức, Trung Quốc, Nhật v.v… không nước nào là bàn tay không dính máu.
Việt Nam cũng không ngoại lệ, cũng từng đi chiếm đất dân tộc khác, xóa bỏ trên bản đồ nước Chiêm Thành, chẳng hạn.
Tóm lại, hồi xưa quan hệ quốc tế mang đậm tính cá lớn "nuốt" cá bé như thế nào thì thời nay cũng có như vậy, có điều hiếm hoi và khôn khéo hơn. Không nuốt, nhưng trục lợi, bằng nhiều hình thức khác nhau. Công khai hoặc ngấm ngầm. Kinh tế, quân sự hoặc bằng quy định, như cấm vận, ngăn chặn, chế tài, chẳng hạn.
Hồi xưa, an ninh quốc gia mang đậm tính quân sự, quyền lực cứng. Thời nay, ngoài quyền lực cứng, là điều dễ thấy, còn có quyền lực mềm và quyền lực bén. Trung Quốc là quốc gia chuyên sử dụng quyền lực bén để chế ngự và trừng phạt những cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào không tuân thủ chủ trương của họ. Họ âm mưu, kín đáo, để đối tượng phải phục tùng. Chẳng hạn, các học giả, chuyên gia, nghiên cứu, trong và ngoài Trung Quốc v.v… cũng cố tránh trở thành mục tiêu chiếu cố của Bắc Kinh để các tác phẩm của họ được phổ biến trong lục địa Trung Quốc.
An ninh của mọi quốc gia là quan trọng nhất, vì nó là sự sống còn của quốc gia đó. Nhưng an ninh quốc gia thời nay là gì ? Bao hàm những gì ?
Là nhiều thứ lắm. Nước là một trong các thứ đó. Thiếu cái gì chứ thiếu không khí trong lành và thiếu nước trong sạch thì mọi mạng sống, và sinh kế (livelihood), đều bị đe dọa.
Trong thời hiện đại hóa và toàn cầu hóa hôm nay, an ninh của một quốc gia bao hàm rất nhiều yếu tố liên quan mật thiết đến mạng sống và sinh kế của quốc gia đó.
Vũ khí, mọi loại vũ khí, nhất là vũ khí hủy diệt hàng loạt như hạt nhân, hóa học, sinh học, đặc biệt vi trùng như đại dịch Covid-19, là vấn đề an ninh hàng đầu của mọi quốc gia. Nó trực tiếp đe dọa mạng sống và an toàn của mọi công dân.
Khủng bố, bên trong nội địa hay từ thế lực nước ngoài, đều là vấn đề an ninh quốc gia.
Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán người, ma túy, hàng cấm, vũ khí v.v… đều đe dọa đến mạng sống và an toàn của mọi công dân.
Tình báo, can thiệp nước ngoài, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực hay lũng đoạn lên trên nền chính trị nội địa v.v… Nó có khả năng làm hư hỏng tiến trình vận hành guồng máy nhà nước, tác động đến tính chính trực của luật pháp và sự thi hành pháp luật. Và có khả năng đẩy lùi giá trị dân chủ và văn hóa dân chủ của một quốc gia.
An ninh mạng, một địa hạt mới, có nguy cơ làm tê liệt sự vận hành của một hay nhiều tổ chức, định chế, cơ sở thương mại, cơ quan chính quyền, Liên Hiệp Châu Âu, Liên Hiệp Quốc v.v… Tất cả đều có thể bị mất mát tài sản trí tuệ giá trị hàng đầu. Trung Quốc là một trong những thành phần nguy hiểm nhất cho mọi nền dân chủ cấp tiến và các định chế (xuyên) quốc gia hiện nay.
Tất nhiên, nền hòa bình thế giới và an ninh trong vùng cũng quan trọng. Một biến cố trong vùng có khả năng leo thang rất nhanh để trở thành toàn cầu, như Thế Chiến I và II. Địa chính trị, tranh giành quyền lợi và quyền lực, như Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông, đang là điểm nóng hiện nay.
Kỹ nghệ không gian, vệ tinh, cũng như vai trò và nguồn lực dưới lòng sâu đại dương, ở Nam cực và Bắc cực, hay ở ngoài trái đất, trở thành mục tiêu theo đuổi của các cường quốc.
Vì thế, để bảo vệ an ninh quốc gia, ngoài khả năng quân sự và nhiệm vụ bảo vệ biên giới cũng như chủ quyền trên biển đảo, một chính quyền phải có khả năng thương thuyết trên chính trường quốc tế. Càng có nhiều liên minh cũng như đối tác chia sẻ các giá trị chung về an ninh, về các mối đe dọa, về các mục tiêu chiến lược, và hợp tác về kinh tế thương mại v.v… thì quốc gia đó sẽ có nhiều ưu thế hơn so với quốc gia không có. Đó là mặt đối ngoại nhằm thúc đẩy môi trường quốc tế thuận lợi. Mặt đối nội thì, ngoài các ưu tiên bảo vệ và củng cố chủ quyền, đảm bảo dân số an toàn và vững mạnh, cần nỗ lực để bảo đảm tối đa tài sản, cơ sở hạ tầng và các định chế của quốc gia mình.
Các cơ sở hạng tầng trọng yếu ở đây là những vật chất và dịch vụ cần thiết cho đời sống hàng ngày của mọi người dân. Nó bao gồm năng lượng (điện, ga, năng lượng tái tạo v.v…), thông tin liên lạc, nước, giao thông (kể cả sân bay, cảng), y tế, thực phẩm và tạp hóa, ngân hàng và tài chính, đến các cơ quan và định chế của chính phủ. Nền an ninh quốc gia chỉ vững ổn khi cơ sở hạ tầng được an toàn và kiên định. Như thế, nó sẽ hỗ trợ năng suất và giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh làm nền tảng cho tăng trưởng kinh tế.
Trường hợp điển hình nhất để so sánh học hỏi là sự can thiệp của nước ngoài đối với nước Úc trong thời gian qua. Thủ phạm không ai khác là Trung Quốc. Đứng trước các âm mưu và nỗ lực lũng đoạn ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với Úc, quốc hội Úc đã thông qua Bộ luật Hạ tầng Cơ sở Trọng yếu 2018 (Security of Critical Infrastructure Act 2018). Bộ luật này được thiết kế để quản lý các rủi ro an ninh quốc gia mang tính phức tạp và biến đổi do sự phá hoại, gián điệp và cưỡng chế từ sự can thiệp của nước ngoài vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Úc. Sự tham gia của nước ngoài, thông qua sở hữu, đặt cơ sở ngoài nước (offshoring), giao hợp đồng bên ngoài (outsourcing) và sắp xếp chuỗi cung ứng, có thể gia tăng đáng kể khả năng của thành phần phá hoại đối với các tài sản cơ sở hạ tầng quan trọng. Qua cách đó, những việc này lại có khả năng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho doanh nghiệp, chính phủ và cộng đồng. Nhờ Bộ luật này mà Úc đã ra tay can thiệp và ngăn chặn những mưu toan gây ảnh hưởng của Trung Quốc khi nhắm đến mua đứt hay thuê dài hạn nhiều cơ sở hạ tầng của nước Úc.
Để tóm tắt, an ninh quốc gia ngày nay rất rộng trong thời đại thông tin và kỹ nghệ hiện đại, và tất cả đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Nếu không có chiến lược và chính sách đối phó, tất cả đều có thể dễ bị tổn thương bởi nhiều thành phần bất hảo, từ khủng bố, cực đoan, đến các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, các nhà nước độc tài tham nhũng, và những quốc gia theo chủ nghĩa xét lại như Nga và Trung Quốc.
Nước chỉ là một phần, dù là một trong những phần quan trọng nhất của đời sống con người. Trung Quốc hiện nay có khả năng để ảnh hưởng lên một phần năm dân số Việt Nam qua sông Mekong. Ngoài sông Mekong, họ có vô vàn thủ đoạn khác để ảnh hưởng tiêu cực lên nền chính trị, kinh tế và hầu như mọi mặt đời sống của người dân Việt Nam, kể cả sự bao vây của họ ngoài Biển Đông.
Bài viết này là tiền đề để bàn về các vấn đề liên quan đến nước cho bài sau.
Phạm Phú Khải
Nguồn : VOA, 17/07/2020
Tài liệu tham khảo :
1. Department of The Prime Minister and Cabinet, "Strong and Secure, A Strategy for Australia’s National Security ", Australian Government ; Accessed on 12 July 2020.
2. Home Affairs, "Security Coordination : Security of Critical Infrastructure Act 2018", Australian Government ; Accessed on 15 July 2020.
3. Home Affairs, "Critical infrastructure resilience ", Australian Government ; Accessed on 12 July 2020.
4. Critical Infrastructure Centre, "The Security of Critical Infrastructure Act 2018 ", Australian Government ; Accessed on 12 July 2020.
5. The White House, "National Security Strategy of the United States of America ", US Government, 18 December 2017.