Chùa Đại Chiêu, biểu tượng Phật giáo Tây Tạng bị hỏa hoạn (Minh Anh)
Chính quyền Tây Tạng chỉ thông báo ngắn gọn là lửa đã
được dập tắt, và không có nạn nhân nào. Người ta không biết là vụ hỏa
hoạn này là do cố tình hay vô ý xảy ra. Theo những người Tây Tạng ở nước
ngoài, chính phủ Trung Quốc đang tìm cách giảm thiểu tầm mức thiệt hại
để không gây ra xáo trộn.
Ngày 17/02/2018, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại chùa Đại Chiêu (Jokhang), một trong những ngôi chùa theo hệ phái Phật Giáo Mật Tông linh thiêng nhất của thủ phủ Lhassa, Tây Tạng. Nguyên nhân vụ hỏa hoạn và thiệt hại ra sao cho quần thể được xếp hạng Di sản Văn hóa Thế Giới hiện chưa được biết rõ.
Theo
tường thuật của AFP, có rất ít thông tin về vụ hỏa hoạn tại chùa Đại
Chiêu trên truyền thông Trung Quốc. Các hình ảnh video trên mạng xã hội
đã bị kiểm duyệt. Duy trên Twitter, người ta có thể thấy những cột lửa
khổng lồ.
Chính quyền Tây Tạng chỉ thông báo ngắn gọn là lửa đã được dập tắt, và không có nạn nhân nào. Người ta không biết là vụ hỏa hoạn này là do cố tình hay vô ý xảy ra. Theo những người Tây Tạng ở nước ngoài, chính phủ Trung Quốc đang tìm cách giảm thiểu tầm mức thiệt hại để không gây ra xáo trộn.
Giới nghiên cứu cho rằng bất kể hệ quả ra sao, vụ hỏa hoạn này gây nhiều sự chú ý do vị thế quan trọng của chùa Đại Chiêu đối với người dân Tây Tạng.
Trả lời câu hỏi của đài RFI, nhà dân tộc học và chuyên gia về Tây Tạng, bà Katia Buffetrille giải thích:
« Đây là một trong những ngôi chùa đầu tiên do vua Tây Tạng, Tùng Tán Cán Bố, người đã có công thống nhất Tây Tạng, cho xây dựng vào thế kỷ thứ VII.
Bên trong chùa là nơi ngự tọa một bức tượng Phật linh thiêng nhất Tây Tạng, bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lúc 12 tuổi. Và dường như theo truyền thuyết, bức tượng này do chính Ngài thánh hóa. Người dân Tây Tạng ai cũng mong muốn có ngày được thấy và rạp mình trước bức tượng này.
Theo dòng thời gian, chùa Đại Chiêu được mở rộng dần, và là nơi mang tính biểu tượng tôn giáo và chính trị quan trọng của Tây Tạng. Chùa Đại Chiêu trở thành một địa điểm ở đó người dân Tây Tạng đến bày tỏ thái độ phản đối với các luật lệ của Trung Quốc.
Mọi cuộc biểu tình của các nhà sư, luôn luôn ôn hòa, bắt đầu từ những năm 1980-1990, thậm chí vào năm 2008, đều hướng về chùa Đại Chiêu và tuần hành vòng quanh ngôi chùa này. Vụ hai nhà sư trẻ Tây Tạng tự thiêu năm 2012 cũng đã diễn ra trước chùa Đại Chiêu ».
RFI
Chính quyền Tây Tạng chỉ thông báo ngắn gọn là lửa đã được dập tắt, và không có nạn nhân nào. Người ta không biết là vụ hỏa hoạn này là do cố tình hay vô ý xảy ra. Theo những người Tây Tạng ở nước ngoài, chính phủ Trung Quốc đang tìm cách giảm thiểu tầm mức thiệt hại để không gây ra xáo trộn.
Giới nghiên cứu cho rằng bất kể hệ quả ra sao, vụ hỏa hoạn này gây nhiều sự chú ý do vị thế quan trọng của chùa Đại Chiêu đối với người dân Tây Tạng.
Trả lời câu hỏi của đài RFI, nhà dân tộc học và chuyên gia về Tây Tạng, bà Katia Buffetrille giải thích:
« Đây là một trong những ngôi chùa đầu tiên do vua Tây Tạng, Tùng Tán Cán Bố, người đã có công thống nhất Tây Tạng, cho xây dựng vào thế kỷ thứ VII.
Bên trong chùa là nơi ngự tọa một bức tượng Phật linh thiêng nhất Tây Tạng, bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lúc 12 tuổi. Và dường như theo truyền thuyết, bức tượng này do chính Ngài thánh hóa. Người dân Tây Tạng ai cũng mong muốn có ngày được thấy và rạp mình trước bức tượng này.
Theo dòng thời gian, chùa Đại Chiêu được mở rộng dần, và là nơi mang tính biểu tượng tôn giáo và chính trị quan trọng của Tây Tạng. Chùa Đại Chiêu trở thành một địa điểm ở đó người dân Tây Tạng đến bày tỏ thái độ phản đối với các luật lệ của Trung Quốc.
Mọi cuộc biểu tình của các nhà sư, luôn luôn ôn hòa, bắt đầu từ những năm 1980-1990, thậm chí vào năm 2008, đều hướng về chùa Đại Chiêu và tuần hành vòng quanh ngôi chùa này. Vụ hai nhà sư trẻ Tây Tạng tự thiêu năm 2012 cũng đã diễn ra trước chùa Đại Chiêu ».
RFI